Chào các bạn.
Bài hôm nay mình muốn nói kỹ hơn về điểm đảo chiều xu hướng và đây là phiên bản đã được nâng cấp từ việc kết hợp OB vào CTTT. Nó là dạng liệt kê vì thế có thể sẽ hơi dài, có thể sẽ khó nhớ khi bạn chưa hiểu nhưng mà đây là 1 trong những bài quan trọng trong chuỗi bài này.
Trong chuỗi bài này thì có bài quan trọng - bài không nên bỏ qua và có bài không quan trọng - bài có thể bỏ qua. Và đây là bài quan trọng không nên bỏ qua. (Bài 4 có thể bỏ qua nhé)
Tuy là bài viết dạng liệt kê trường hợp nhưng hi vọng bạn hiểu cái lõi trong mấy cái mình liệt kê này chứ không phải học thuộc trade máy móc theo các trường hợp nhé. Giờ thì cùng mình…
Bắt đầu nhé
Đầu tiên hãy nói về cách trade chuẩn xác nhất
- Mình có 1 xu hướng
- Xác định được vùng giá có khả năng xảy ra đảo chiều
Vùng giá đó có thể là KLQT, OB chưa sử dụng, nơi bắt đầu xu hướng.
- Đợi giá phản ứng vùng giá đó, bật lại rồi phá qua điểm đảo chiều xu hướng hồi
- Đến đây mới là thời điểm vào lệnh.
Vậy thì đâu là điểm đảo chiều xu hướng? Đó là cái chúng ta nói kỹ hơn ở bài này.
Giờ cùng mình tập trung chỉ nói về con sóng tăng và tìm điểm đảo chiều của nó nhé
Trước hết chúng ta cần xuống timeframe nhỏ hơn để biến sóng tăng đó thành xu hướng tăng thì mới nhìn và trade được
Việc cần làm trước tiên bây giờ là xác định cấu trúc thị trường. Mục đích cuối cùng là tìm keylevel quan trọng. Đồng thời mình tìm tất cả OB chưa sử dụng đúng và đủ trong cả cái xu hướng đó. Và từ đó nó sinh ra những cái trường hợp dưới đây mình liệt kê. Và đây là nội dung chính của bài
Trước khi đi vào nội dung chính thì mình cần làm rõ lại:
-
Để xác định KLQT thì mình vẫn dùng phá vỡ thật, phá vỡ giả. Đây là cái mình vẫn dùng và không thể thay thế được.
-
Nhưng xác định phá điểm đảo chiều xu hướng thì đơn giản chỉ là giá phá qua thôi. Phá 1 cách thuần túy mà không có thật, giả ở đây.
Vậy nên cả bài này mà mình có nói từ “phá” thì hãy cứ hiểu đó là phá thuần túy nhé.
=> Điều này nó vừa giảm bớt sự chủ quan, lại vừa giúp thấy được nhiều cơ hội vào lệnh hơn.
OK giờ cùng mình đi vào từng trường hợp.
A. CÓ OB CHƯA SỬ DỤNG
I. Trường hợp có OB chưa sử dụng ở KLQT, đỉnh “đáy” cũ.
Khi có OB chưa sử dụng ở KLQT hoặc ở đỉnh “đáy” cũ thì chỉ cần giá phá KLQT thì với mình đó là đảo chiều xu hướng rồi.
Đọc đến đây có thể bạn hơi thắc mắc 1 chút vì nếu OB chưa sử dụng ở KLQT thì ok không thắc mắc nhiều vì nhiều bài mình cũng nói vậy.
Nhưng tại sao OB chưa sử dụng ở đỉnh “đáy” cũ mà cũng vậy thì lại hơi thắc mắc.
Cái này ngồi ngẫm nghĩ 1 chút là sẽ ra thôi.
Mình gợi ý nhé.
Vì thế mà cuối cùng đáp án đều ra 1 kết quả.
Ví dụ 1
Tiếp đó
Thời điểm này mua lên thôi. Hãy chọn điểm vào lệnh an toàn
Kết quả
Ví dụ 2
Tiếp đó
Sau đó
II. Trường hợp OB chưa sử dụng ở sau KLQT.
Khi mà ở KLQT, đỉnh “đáy” cũ không có OB chưa sử dụng mà ở ngay sau KLQT có OB chưa sử dụng thì với mình: OB chưa sử dụng ở ngay sau KLQT chính là điểm đảo chiều xu hướng
Đây cũng chính là nơi nếu xu hướng tiếp tục thì khả năng giá sẽ stophunt về cái OB chưa sử dụng sau KLQT này. Cái này thì mình cũng đã nói về nó ở trong 1 bài trên hội quán cũng như làm hẳn 1 video trên youtube rồi nên không có gì để nói nhiều nữa. Chỉ gọi là liệt kê lại cho nó đủ thôi.
Và việc stophunt OB chưa sử dụng sau KLQT nó cũng áp dụng cho stophunt ở nơi bắt đầu xu hướng vì chung quy lại KLQT ở tf lớn nó cũng chính là nơi bắt đầu xu hướng ở tf nhỏ.
Ví dụ
Giá phá qua OB chưa sử dụng sau KLQT thì mới là xác thực đảo chiều. Còn khi chưa thì chưa đảo chiều.
Sau đó
III. Trường hợp OB chưa sử dụng ở trước đỉnh “đáy” cũ
Trường hợp này bản chất nó chính là trường hợp đầu tiên và nó vẫn là từ CTTT ra thôi chứ không phải trường hợp nào mới mà cần phải liệt kê vào. Nhưng khi bạn chưa thạo và hình dung ra thì sẽ quy nó ra thành trường hợp mới vì thế mình cứ liệt kê nó vào như 1 trường hợp riêng để chúng ta suy nghĩ nhé.
Để dễ dàng và hình dung nhanh hơn thì đi vào ví dụ với mình nhé.
Và chúng ta thường hay xác định như sau.
Chúng ta xác định như vậy vì hồi 1 nến thường hay bị bỏ qua và vẽ CTTT như này
Nó đúng nhiều hơn là sai nhưng nếu lần này mình không bỏ qua 1 cây nến đó và đây mới là cách vẽ đúng thì sao
Và nếu vẽ như vậy thì chúng ta xác định KLQT như sau
Từ đây bài toán nó trở về trường hợp đầu tiên của bài này rồi.
Và đó là cách mình dùng OB chưa sử dụng để xác thực lại CTTT.
Tổng kết
Đó là tất cả về trường hợp có OB chưa sử dụng. Nhớ là chỉ nên tin tưởng những OB ở gần KLQT, còn những trường hợp OB chưa sử dụng nhưng mà mới hình thành như này
Thì dù phân tích dự đoán được xu hướng còn tăng đi chăng nữa, ở dưới không còn bất kì 1 OB chưa sử dụng nào thì cũng đừng vào lệnh tại đó.
Đó là bởi vì OB chưa sử dụng mới hình thành nó không phải là điểm đảo chiều xu hướng. Vào lệnh như vậy thì kể cả có đúng là xu hướng còn tăng đi chăng nữa thì vẫn có nhiều khả năng bị dính SL ngay lập tức mà không kịp làm gì. Còn tất nhiên việc vào lệnh như vậy thì vẫn được, vẫn TP nhưng rủi ro nó cao hơn bình thường nên tốt nhất là nên bỏ, đừng tham những trường hợp kiểu vậy mà hãy kết hợp với CTTT, KLQT.
Nếu bạn chưa thành thạo thì chỉ nên trade khi nào có OB chưa sử dụng giống như ở những trường hợp mình đã liệt kê bên trên. Khi nào không có OB chưa sử dụng ở gần KLQT thì đơn giản là không trade vì tỉ lệ thắng nó giảm đi nhiều hơn rồi.
Còn nếu bạn đã thành thạo, muốn mút cả thị trường thì tiếp tục cùng mình đi vào những trường hợp mà không có bất kì OB chưa sử dụng nào. Lưu ý là những trường hợp tiếp theo này cần nhiều thời gian luyện tập và nó không chắc chắn, không an toàn bằng những trường hợp có OB chưa sử dụng ở trên vì thế mà tỉ lệ bạn dính SL có thể sẽ nhiều hơn. Vậy nên hãy cân nhắc nhé.
B. KHÔNG CÓ OB CHƯA SỬ DỤNG
IV. Trường hợp xác định được CTTT, xác định được KLQT
Khi mà không có OB chưa sử dụng ở gần KLQT mà giá vẫn tiếp tục xu hướng ban đầu của nó thì giá thường hay stophunt đến khối OB chưa sử dụng ngay sau KLQT.
Nếu có OB chưa sử dụng sau KLQT thì như này
Còn trường hợp không có bất kì 1 OB chưa sử dụng nào thì nếu có stophunt thì giá vẫn stophunt về khối OB sau KLQT thôi
Cái này suy luận thì đơn giản thôi.
Ví dụ 1
Nếu xu hướng tăng này còn tăng tiếp mà có stophunt thì nó chỉ stophunt đến khối OB đã được KLQT sử dụng lúc trước.
Kết quả
Ví dụ 2
Quay lại 1 trường hợp mà mình đã dựa vào kiến thức này dự đoán giá đảo chiều và vào lệnh mỗi tội được 8R thì quay ngược trở lại không đạt TP nhé
Sau đó
Đó là lý do tại sao mình lại dự đoán giá giảm rồi đợi có xác nhận thì vào lệnh bán là vì vậy.
Kết luận
Cái này mình khuyên chỉ dùng nó để đợi tín hiệu đảo chiều rồi có xác nhận mới vào lệnh ở OB chưa sử dụng.
Hoặc dùng nó để biết giá có thể chưa đảo chiều rồi đợi xác nhận thì vào lệnh ở OB chưa sử dụng chứ không phải để vào lệnh ngay nhé.
Xử lý 1 cách an toàn nhất luôn là. Dự đoán => Đợi xác nhận => Rồi mới quyết định vào lệnh.
V. Trường hợp không xác định được CTTT, không xác định được KLQT.
Trường hợp mà nhìn mãi không tìm ra được CTTT chạy như nào, không tìm được KLQT thì đó thường là dạng nến xanh đỏ xen kẽ nhau liên tục, hoặc là giá cứ vừa phá đỉnh “đáy” thì quay ngay trở lại để retest lập tức (ruộng bậc thang)
=> Bản chất của nó chính là dạng di chuyển theo sóng không phải là xu hướng có đỉnh đáy.
Những cái trường hợp này thì đôi khi bạn xuống khung nhỏ hơn thì vẫn rất khó để nhìn ra KLQT.
Thế vậy đâu là điểm đảo chiều của cái mớ lùng nhùng này?
Câu trả lời là mình làm nó giống y hệt như trường hợp trên.
Điểm đảo chiều nằm ở khối OB bên trên.
Khối OB bên trên đó là điểm đảo chiều của cái mớ lùng nhùng này. Và cách giải thích cũng giống như trường hợp trước.
Cái này ban đầu xác định thì dễ gây lú. Khó thì nó lú hơn là đúng rồi. Đi vào ví dụ luôn để dễ hình dung nhé
Ví dụ
OB chưa sử dụng vừa hình thành này không phải điểm đào chiều. Điểm đảo chiều nó là cái khối OB ở trước nó
Và khối OB ở trên đó mới là điểm đảo chiều.
Mình vẽ như vậy cho bạn dễ hình hơn còn nếu vẽ chính xác hơn nữa thì cái khối OB đó sẽ dịch xuống dưới 1 tí.
Kết quả
Và nếu vào lệnh để SL ở sau khối OB chưa sử dụng vừa hình thành
Thì bị SL rồi
Lưu ý quan trọng
Bạn dùng kiến thức này để áp dụng vào trường hợp sau thì rất tốt
Áp dụng vào trường hợp cái đống lùng bùng đấy chỉ là xu hướng hồi, đợi xác nhận đảo chiều kết thúc xu hướng hồi rồi vào lệnh thì tốt.
Nhưng nếu cái đống bùng nhùng đấy lại là xu hướng chính và bạn áp dụng vào thì lại là tệ.
Nếu áp dụng thì nên TP thật cẩn thận. Có thể TP về ngay đỉnh đáy cũ trước của nó, TP theo fibonacci, hoặc TP về cản gần nhất của khung lớn.
Lý do là cái đống bùng nhùng mà không xác định được CTTT đó thì bản chất nó chính là sóng không phải xu hướng. Vì thế nhiều khi bạn vào lệnh ngược xu hướng mà không nhận ra
Biểu đồ
TỔNG KẾT
Đây là bài quan trọng hi vọng bạn hiểu nó và biến nó được theo góc nhìn riêng của bạn. Đừng cố gắng học thuộc nhé, vì cố học thuộc thì khi trade sẽ không nhớ hết được đâu.
Kiến thức như vậy nhưng vận dụng, chờ đợi đến khi có xác nhận, kiểm soát lòng tham đặt TP, làm gì sau khi SL thì mỗi người nó lại khác nhau. Mình hi vọng bạn áp dụng nó tốt hơn mình, kiểm soát lòng tham cũng tốt hơn nữa.
Như đây là 4 cái lệnh của mình
Mình vào ở khung nhỏ nên khung này bạn nhìn sẽ không hiểu.
Trong 4 lệnh này thì chỉ có lệnh (1) và lệnh (3) là 2 lệnh có xác nhận mình vào, còn lệnh (2) và lệnh (4) đều là lệnh mình vào sớm.
Từ đây cũng đã nhìn thấy sự khác biệt của việc đợi xác nhận rồi. Nhưng vì điểm đặt lệnh đều ở OB chưa sử dụng nên may mắn không lệnh nào bị SL. Còn để TP thường xuyên thì cần đợi xác nhận thường xuyên hơn và kiểm soát lòng tham để đặt TP hợp lý chứ không thể nào đặt TP xa khơi khơi được.
Bài tuy dài nhưng mình nghĩ xứng đáng để bỏ thời gian đọc rồi nghiền ngẫm nó. Chúc mọi người trade tốt.