Chào các bạn đến với bài số 13 của chuỗi bài Mưu hèn này.
Hiện giờ mình không có góc nhìn gì hay ho hơn những cái mình đã chia sẻ nên bài hôm nay mình sẽ quay lại những bài cũ nhưng mà là để tiếp tục cụ thể, nhấn mạnh, chi tiết hóa những cái mình đã nói ở những bài tổng hợp mà mình chưa thể nói chi tiết ở những bài đó.
Mục đích là để giúp bạn hiểu rõ hơn cách mình nhìn từ đó chọn được cách xử lý tốt hơn, từ đó tăng được tỉ lệ thắng chỉ bằng những chi tiết nhỏ.
Và bài hôm nay nói về cái đảo chiều ở ruộng bậc thang trong bài Sử dụng cấu trúc thị trường và OB - Bài 6. Giờ thì……
Bắt đầu nhé
Trong bài này, cái mình muốn tập trung, nói nhiều, nói chi tiết hơn đó là mục V. Trường hợp không xác định được CTTT, không xác định được KLQT. (Đây là mục cuối cùng trong bài cấu trúc thị trường và OB - Bài 6)
Sau những thứ mình viết trong mục đó thì mình còn viết cả cảnh báo, viết thêm cả 1 mục nhỏ là Lưu ý quan trọng dành riêng cho mục đó để cảnh báo cách sử dụng làm sao cho an toàn và hợp lý.
Nếu bạn đọc lần đầu thì bạn sẽ đọc hết tất cả những cái đó, nhưng sau đó trong quá trình trade mà có xem lại thì nhiều khả năng bạn lại chỉ xem lại đúng 2 cái ảnh này cho mục đó.
Khi chỉ xem 2 cái ảnh đó cho những lần xem lại mà không xem lại toàn bộ vì đã xem rồi thì nhiều khả năng về sau bạn quên mất những nội dung còn lại, những lưu ý quan trọng mình viết trong mục đấy và từ đấy dễ mắc nhiều sai lầm hơn. Đó cũng chính là lý do mình viết lên bài này.
Giờ để mà tránh nhầm lẫn, thống nhất các khái niệm và nói chuẩn xác hơn trước thì chỉ nên nói là:
- Giá phá khối OB bên trên ở chỗ ruộng bậc thang thì chỉ nên gọi là khả năng giá CÓ THỂ hồi lại, không nên gọi là vùng đảo chiều.
- Vùng đảo chiều thì chỉ nên gọi ở chỗ keylevel quan trọng thì nó sẽ đúng hơn.
Gọi như vậy có lẽ sẽ giúp chúng ta cảnh giác, chú ý đến nó hơn từ đấy tránh mắc sai lầm hơn.
Đấy là xong phần gọi tên, câu hỏi quan trọng là: Phá cái vùng đó, khả năng giá có thể hồi lại. Thế thì có nên vào lệnh theo sóng hồi không?
Nghe có vẻ rất hợp lý khi tư duy như vậy và mình cũng từng áp dụng tư duy như vậy để vào lệnh.
Và sau khi có thêm trải nghiệm từ khi đó đến giờ, có thắng, có thua, có cả lệnh highlight khi áp dụng tư duy như vậy nhưng thật lòng thì mình vẫn khuyên đa số mọi người không nên áp dụng mua theo sóng hồi như vậy mà vẫn nên áp dụng như trong phần “Lưu ý quan trọng” mà mình đã viết trong bài 6 đó.
Tại sao không nên tư duy như vậy để vào lệnh mua theo sóng hồi?
Lý do của mình đơn giản là để bạn đỡ phải nghĩ những thứ mà nó không đáng để bạn phải nghĩ tới.
Để mình lấy 1 cái ví dụ như này
Chưa nói đến những lúc sai, chỉ nói đến những lúc bạn dự đoán đúng là giá sẽ hồi lên keylevel quan trọng thì cũng đã có thể rất nhiều kịch bản xảy ra và dù kịch bản nào xảy ra và giá chạy như nào thì nó đều không đáng để bạn quan tâm và phiền lòng.
Nếu đúng thì thường bạn sẽ dự đoán như này
hoặc như này
Chạy như vậy thì quá tốt rồi, không có gì phải nghĩ. Nhưng cũng có thể nó đi theo những con đường tà khác
Nếu giá chạy theo trường hợp bên trên hoặc trường hợp rối rắm tương tự thì sẽ làm bạn băn khoăn, bị rối, khi đó sẽ làm bạn phải nghĩ nhiều hơn, mà nghĩ những thứ không cần thiết phải nghĩ thì nó làm đầu óc mình mệt mỏi. Đó là chưa kể có những lúc bị sai nữa.
Thay vào đó thì chỉ cần nghĩ đơn giản như này thôi
Một là bán theo xu hướng chính, hoặc đợi đảo chiều hẳn thì mua lên. Không cần thiết phải cố nghĩ ăn cả sóng hồi khi chưa thạo những cái kia.
Tất nhiên bạn vẫn có thể áp dụng mua theo sóng hồi giống như tư duy bên trên nhưng hãy chấp nhận trước những rủi ro mình có thể gặp phải nó có thể sẽ nhiều hơn bình thường.
Kết lại
Toàn bộ những điều mình viết ở trên, tất cả chỉ để nói về việc:
Giá phá cái “OB bên trên” thì điều đó chỉ nói lên việc giá có thể hồi lại chứ đó không phải xác nhận xu hướng đảo chiều. Điều này nó áp dụng cho mọi trường hợp, dù đó là trường hợp tất cả toàn ruộng bậc thang không xác định được keylevel quan trọng thì phá cái “OB bên trên” vẫn không phải là đảo chiều xu hướng.
Và giờ đến với 1 phần quan trọng khác là cách mình xử lý, nói đúng hơn là cách xử lý theo mình là chuẩn nhất khi gặp những trường hợp toàn ruộng bậc thang, không xác định được cấu trúc thị trường. Phần này có nhiều cái chỉ là nhắc lại kiến thức mình đã viết ở bài 6 CTTTxOB nhưng mình nghĩ viết thế này sẽ giúp bạn chú ý, nhớ sâu và dễ dàng tạo quy tắc cho mình rõ ràng hơn.
Cách xử lý
1. Khi ruộng bậc thang là sóng chính
Ở trường hợp này thì mình lấy luôn ví dụ của bạn đã post bài hỏi trên hội quán
Xu hướng tăng khung nhỏ trong trường hợp này thì lại khó tìm được keylevel quan trọng, nó gần như toàn bộ ruộng bậc thang đi lên thôi.
Nên trường hợp này có thể nói là không biết vùng đảo chiều xu hướng khung nhỏ ở đâu.
Nên nếu giá có phá vùng giá đó….
Khi giá phá cái ruộng bậc thang của sóng chính đó thì luôn ghi nhớ chỉ nên coi giá có thể đang hồi lại chứ không nên coi xu hướng nhỏ đảo chiều. Nó có thể hồi lại đến đâu thì thú thực mình mù tịt
=> Vì không biết nó hồi đến đâu nên để an toàn thì không cố bán đi theo xu hướng hồi mà hãy đợi xu hướng hồi kết thúc đi theo xu hướng chính sẽ tốt hơn.
Sau đó
Ruộng bậc thang là sóng chính và nếu giá có hồi lại thì không nên cố vào lệnh theo sóng hồi vì không biết nó hồi về đâu. Tốt nhất nên đợi xu hướng hồi kết thúc rồi vào lệnh theo xu hướng chính.
2. Khi ruộng bậc thang là sóng hồi
Mình lấy lại luôn ví dụ ở bài 6 CTTT x OB nhé. Chỉ là chi tiết hóa nó hơn nữa giúp gia tăng góc nhìn thôi
Giá hồi lại nhấp nhả toàn ruộng bậc thang khiến mình không xác định được keylevel quan trọng nên giờ bảo đợi phá keylevel quan trọng xu hướng hồi mới có xác nhận thì hơi khó vì có tìm được keylevel quan trọng đâu. Nên trường hợp này có thể chỉ cần đợi giá phá cái “OB bên dưới” là được.
Trường hợp này giá đã TP đúng theo dự đoán, nhưng nếu nó không đúng theo phân tích thì giá sẽ chạy như nào
Nếu giá chạy như vậy thì cũng bình thường nhé vì giá phá cái OB bên dưới chưa phải là xác nhận đảo chiều xu hướng hồi. Nó chỉ là 1 yếu tố bổ trợ khi mình không xác định được keylevel quan trọng thôi
Từ đây có thể thấy, yếu tố quản lý vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, luôn luôn cần phải quản lý lệnh, quản lý vốn, đừng quá tự tin thái quá vào bất kỳ trường hợp nào
Tổng kết
Ở những trường hợp giá chạy ruộng bậc thang, khó hoặc không tìm được keylevel quan trọng thì chúng ta không biết đâu là vùng đảo chiều xu hướng, vì thế có thể dùng cái việc giá phá “OB bên trên” để làm 1 cái xác nhận sớm.
Nhưng luôn nhớ dùng nó là vì không còn cái gì để mà dùng. Nó rất yếu nên chỉ dùng làm xác nhận sớm khi xu hướng đó là xu hướng hồi và luôn quản lý lệnh chứ đừng buông lỏng nhé
Bài này không phải là bài quan trọng, thậm chí nó cũng không có kiến thức gì mới hay là tips gì mà mình chưa đề cập. Nhưng mình nghĩ viết hẳn 1 bài riêng biệt như này sẽ giúp bạn chú ý, cẩn thận, làm rõ ý ở những bài quan trọng, không phải chỉ để nhìn thị trường tốt hơn mà còn là để nhìn thị trường an toàn hơn.