UJ chạy đẹp nhưng lại dính SL. Bản thân non nớt hay sự thiếu may mắn?

Tuần này UJ chạy khá đẹp, xu hướng rõ ràng nhưng mình vẫn bị dính SL ^^. Mình hi vọng các bác có kinh nghiệm có thể giải thích giúp mình trường hợp này.

Lý do duy nhất mà mình có thể tự an ủi bản thân là mình xác định sai điểm ĐCXH, mình cũng thường xuyên gặp TH như thế này, nhưng lần này không tự giam bản thân với biểu đồ nữa (thường mình sẽ rất ít khi hỏi vì nghĩ việc tự nghiền ngẫm, tự bản thân tìm ra nút thắt của vấn đề sẽ giúp mình học tốt hơn, chứ không phải đụng cái gì cũng hỏi) nhưng sự kiên nhẫn của bản thân lúc này đã không còn nữa :sweat_smile:

Đã đăng xin giúp thì mình sẵn tham lam luôn :laughing:, là mong các bác chia sẻ thêm kinh nghiệm về việc xác định điểm ĐCXH.
Cảm ơn các bác đã dành thời gian hỗ trợ mình :smiling_face:

3 Lượt thích

Không phải lúc nào cũng đúng hết đâu nhưng kinh nghiệm nhỏ ở đoạn này của mình có thể sẽ giúp phần nào đó cho bạn. Vì không thiết lúc nào cũng cần phải đúng mới kiếm được tiền.

Giả định việc bạn xác định việc giá tăng tiếp là đúng, mà mình xem khung nhỏ cũng nghĩ nó sẽ tăng tiếp như bạn. Vậy thì giờ vào lệnh chỗ nào.

Timeframe đang nhìn là m5, kiểm tra lại nó ở m2 hoặc m1 đi chăng nữa thì đều là OB đã sử dụng => Không vào lệnh limit được. Nên trường hợp này mà muốn vào lệnh ở đó thì nên đợi xác nhận ở khung nhỏ hơn hoặc là vào limit ở nơi bắt đầu xu hướng.

Và nó không có xác nhận mà đi về nơi bắt đầu xu hướng và giờ thì có thể limit luôn hoặc đợi xác nhận tùy người. Mình thì hay theo kiểu nếu limit được mà đủ quản lý lệnh và có tỉ lệ RR hợp lý thì limit luôn nên nếu là mình limit thế này

=> Kết quả của lần sai này may mắn là không mất tiền hoặc là kiếm được 1 chút tiền. Nếu ai trade nhẹ nhàng thì giờ bỏ qua và tìm 1 cơ hội khác và nhớ tuân thủ quy tắc của mình. Còn ai trade hardcore hơn xíu thì có thể làm như này.

Đợi xác nhận thì rõ ràng nên xuống khung nhỏ hơn để tìm điểm đảo chiều của xu hướng hồi - xu hướng giảm hiện tại rồi.

Nếu ai chưa hiểu sao bán được thì đọc kỹ lại bài 6 này nhé.

Và nhớ chỉ TP về KLTQ thôi cho an toàn. Không nên xa hơn làm gì.

Bonus

Tại sao không được thì đọc lại bài mưu hèn 9 nhé. Vậy thì nếu limit thì chỉ lại có nơi bắt đầu xu hướng

Mà 1 nơi không nên đặt 2 lần vì tỉ lệ thắng nó thấp hơn nhiều rồi. Giá retest lần 1 thì khả năng thắng còn cao chứ lần 2 thì hên xui. Vậy nên tình hình này bắt buộc đợi xác nhận chứ không limit nữa.

Tất nhiên là giá xuống. Phân tích nhận định bị sai nhưng nếu quy tắc đủ chặt chẽ thì sẽ hạn chế SL 1 cách nhiều nhất có thể.

16 Lượt thích

Mình cũng bị thua 1 lệnh đúng trường hợp giống bạn @baotrader . Đọc bài phân tích của @Medio vỡ ra nhiều điều, cảm ơn những sự giúp đỡ của @Medio!

1 Lượt thích

Cảm ơn chia sẻ của anh nhưng chỗ vào lệnh của em, em căn cứ rằng sẽ vào lệnh ở TF M15 như cái cách mà chính cặp UJ này đã dạy em vào hôm 4/4.

Vậy thì lúc này em xác định có 2 OB ở XH tăng mới này

Và đó là lý do tại sao hôm 5/4 em lại có quyết định vào lệnh ở OBCSD ở M5 nhưng M2 đã bị sử dụng


Việc giá không lên đến chỗ TP (ít nhất là IMB OB lớn kia) thì em cũng không muốn đào sâu vì đợi giá chạy hết tuần này em mới nghiền ngẫm lại, nhưng hiện em vẫn đang chưa biết liệu với cách suy nghĩ dùng OBCSD của TF lớn để đi theo XH của TF nhỏ khi TF nhỏ không có OBCSD thì có hợp lý không anh?

Chỉ cần OBCSD đó nó chưa sử dụng ở TF nhỏ + phá vỡ thật, giá chưa về lấy IMB mà đã tiếp tục phá đỉnh/đáy thì tự tin đặt lệnh thôi. Nhưng thị trường lại cho em trải nhiều quá ^^

Vô tình sáng nay đọc được đoạn này. Lên hội quán anh Medio chia sẻ kinh nghiệm về việc quản lý lệnh và ứng biến với thị trường dù sai cũng đỡ mất tiền hoặc thậm chí có thể có được tiền. Ôi, vũ trụ muốn gửi đến tôi điều gì đây :sweat_smile:

1 Lượt thích

Mình có góc nhìn chỗ đảo chiều;
Thằng này mình cũng quan sát, nhưng không tin nó đảo chiều.
Cũng muốn ủn cho nó lên, để Sell xuống, nhưng không ủn được;

3 Lượt thích

dạo này e thấy tt nó hay đi như này nè a, a cứ backtest thử xem ok k nha


sau khi giá nó đẩy mạnh xuống thì nó bắt đầu đi như kiểu bậc thang xong tạo klqt mới thì cái vùng dc klqt sử dụng nó là vùng đảo chiều xu hướng ấy

con uj, xau e gặp cái này khá nhiều

1 Lượt thích

cách nhìn của mình về đcxh cũng giống bạn . nhiều khi ob csd cũng là keylv qt , dcxh . nhưng mà sau keylv qtrong nó còn nơi bắt đầu xu hướng nữa . lúc thì mình thấy nó đảo cả xu hướng to thật , lúc thì thấy nó đảo cái keylv về nơi bd xu hướng thôi . nên tốt nhất tp an toàn :slight_smile:

Trường hợp khác mình không biết nhưng trường hợp này thì giờ mình luôn chọn vào lệnh như này

Bạn có thể đọc bài 9 mà mình vừa viết xong thử nghĩ nhé

Vào ở cái trên dễ ăn đòn lắm ngay lắm. Nhưng ở cái biểu đồ dưới này thì lại vào được

Hai trường hợp trên thì nó có sự khác biệt đấy nhé chứ không giống nhau đâu.

Bonus

Loanh quanh xem biểu đồ mình tìm thấy luôn ví dụ cho cái mình vừa nói

Xem kỹ đoạn này nhé. Giảm việc bị SL ngay lập tức như bạn đang bị nhiều lắm.

7 Lượt thích

Wow, em đã hiểu được ý của anh, đậm chất price action
Thật sự chỉ có kinh nghiệm mới có thể hiểu rõ sự di chuyển của nến nói lên điều gì và nhìn ra được những chỗ như thế này, cảm ơn anh rất nhiều :heart:

1 Lượt thích

Bài 9 hôm trước tưởng có vẻ hiểu nhưng giờ đọc cmt này lại thấy rối lại rồi.
Mình không hiểu cái này nó kết nối với bài 9 như nào

và trước giờ trade,
Nếu có 2 ob liên tiếp thì ưu tiên cái ob bên dưới hơn chứ ta ???
Phá qua cái dưới mới là đảo chiều chứ nhỉ ???

Nếu trade thì mình vẫn cứ TP an toàn và lại đợi 1 cơ hội tốt sau. Nhưng bạn có thể hiểu góc nhìn của mình như này

Trường hợp trên thì dễ hiểu rồi, trường hợp này thì góc nhìn của mình như này

Nhưng giá không hồi xuống mà tiếp tục tăng tiếp lại còn tăng mạnh bạo nữa => Tạo 1 cái KLQT mới có OB chưa sử dụng mới thì nó việc KLQT đã dịch chuyển ý.

Biểu đồ này mình lấy ví dụ nó thực ra cũng không đẹp và không đúng lắm đâu. Nếu nó đều hồi lại mạnh mạnh ngang nhau thì sẽ đẹp hơn nhưng vì không tìm được cái nào đẹp hơn để giải thích cho cái ảnh bạn hỏi. Đại loại kiểu như KLQT đã dịch chuyển lên trên lại có OB chưa sử dụng luôn ý

Còn khi trade gặp trường hợp thực tế thì cứ TP an toàn và đợi 1 cái xác nhận ở khung nhỏ hoặc đợi nó phá luôn cái dưới thì lại bán tiếp. Còn để dự đoán sớm thì mình nhìn như vậy.

5 Lượt thích

Bài 2 Mưu hèn kế bẩn khi có nhiều OBCSD nhưng cấu trúc nó vẫn đẹp (KLQT đã dịch chuyển lên trên) thì vẫn mua lên bình thường thôi và cái OBCSD ở dưới theo CTTT lúc này nó chả là gì cả, giá về đến đó có thể phản ứng nhưng tại đó nó không còn là nơi để đặt limit được nữa, muốn mua thì đợi xác nhận

Còn ý của anh Medio nói tại sao có sự móc nối giữa bài 9 nữa là do khi giá phá qua đỉnh cũ tạo thành hiện tượng “bất bình thường” nhưng để “bình thường hóa” nó sẽ quay lại retest, khi động lượng của chỗ quay lại retest không mạnh, chỉ be bé (như anh Medio nói là nó đang cố bình thường hóa) nhưng lại lên tiếp rồi thì chỗ đó chả khác nào phe mua vẫn đang chiếm ưu thế và đoạn hình thành sự bất bình thường ở dưới (OBCSD) là nơi rất tốt để đặt mua vì đó là nơi phe mua mạnh nhất.

3 Lượt thích

Ồ bài 9 tưởng đơn giản như chỉ muốn nói về việc chiếm lấy IMB, Nhưng lại không hề đơn giản,
nó bổ sung tuyệt vời cho bài Mưu hèn 2. Trường hợp có 2 OB csd.

Vậy là trong khi nó đang cố gắng bình thường hoá cái ob 1,
đồng thời việc bình thường hoá đó tạo thành ob 2

Thì mình vẫn có thể limit tại ob 1 được

P/s: Cảm ơn Medio lần comeback này tràn đầy năng lượng và thêm được nhiều góc nhìn mới,


Đây cũng là 1 trường hợp mà m bị sl khá khó hiểu.vậy thì có khả năng nó là 1 trong những trường hợp giống như ad nói rồi.sếp cho e cái góc nhìn tổng quan với

1 Lượt thích

a ơi, có phải ý a là, sau khi nó “bình thường hóa thất bại” rồi sau đó từ chỗ “bình thường hóa thất bại” đi tiếp nó lại bình thường hóa được, mà ở chỗ đó có ob csd thì có thể vào lệnh đúng k ạ

Đúng là nó bổ sung cho 2 thật. Và ý bạn nói cũng là ý mình muốn nói.

Nó chính là cái trường hợp mình nói đấy. Mình tưởng bài 9 giải quyết được vấn đề rồi hóa ra vẫn cần phải đến bài 10. Đợi mình nặn bài 10 nhé.

Cái này mình đọc câu hỏi cũng bị loạn luôn. Đợi mình nghĩ cách viết bài 10 dễ hiểu hơn nhé.

2 Lượt thích

Hóng bài 10 :heart_eyes: ( đủ 20 kí tự)

Nếu có 2 OB ngay sát nhau và cùng có IMB thì sẽ có 2 trường hợp:

  • 1 là trường hợp như bài mưu hèn 9 nói, KLQT rất có thể vẫn ở dưới
  • 2 là trường hợp OB KLQT đã dịch chuyển lên trên.

    Em hiểu vậy có đúng không nhỉ?

Cho em hỏi là, Nếu OB 1 xuống TF nhỏ hơn check lại là đã sử dụng, thì OB 2 có vào lệnh được không?

Giống trường hợp của bạn này.

Ở trường hợp để OB2 tạo KLQT thì mình thấy nó cần có sự bình thường hóa trước . Kiểu như nó chưa bình thường hóa OB bên dưới thì OB bên dưới vẫn còn nhiều giá trị

1 Lượt thích