Chào các bạn, đây là bài nâng cao hơn 1 chút, là tư duy được phát triển từ bài [Tổng Hợp] Quy trình vào lệnh Cấu Trúc Thị Trường kết hợp OB chưa sử dụng
Đây là tư duy mà cho mình rất nhiều cơ hội, đúng nghĩa là cứ nhìn biểu đồ là có kèo.
Lưu ý trước khi đọc bài này: Là nếu bạn đọc xong mà bạn không hiểu ngay. Hay bạn đang gặp vấn đề ngay từ việc kết hợp CTTT và OB chưa sử dụng thì đừng đọc bài này vội. Hãy quay lại vào 1 thời điểm khác
Tuy gọi đây là bài nâng cao nhưng tư duy này khá đơn giản, nhưng đừng nghĩ đơn giản mà cứ ốp vào trade là sẽ thắng nhớ. Đơn giản mà lại cần phải luyện tập nhiều.
Vì thế bạn hãy giữ tâm thái xem bài này để hiểu nó như 1 dạng tư duy chứ đừng hiểu nó theo dạng công thức, quy tắc nhé. Quy tắc, công thức tốt nhất nên do bạn tự tạo ra thì bạn mới dễ dàng làm chủ, kiểm soát được nó chứ không nên ốp công thức của người khác vào.
Bắt đầu nhé
Đây là tư duy của mình về OB chưa sử dụng cũng như việc giá phản ứng ở đó để dự đoán sớm hướng đi tiếp theo của thị trường. Từ đó đưa ra những quyết định vào lệnh sớm.
Hãy tưởng tượng OB chưa sử dụng nó là 1 pháo đài còn nguyên vẹn.
Phe mua đẩy giá đi lên nhưng gặp pháo đài chắc chắn, nguyên vẹn của bên bán
Và đây là thời khắc chiến thắng
Nếu mà cuộc chiến đã được định đoạt, phần thắng dành cho phe bán thì chả có lý do gì giá nó phá được đường màu đỏ đấy cả
Nhưng nếu nó phá như này thì sao? Ý nó muốn nói lên điều gì?
Với mình đây là dấu hiệu cho thấy pháo đài này đã bị thất thủ, bức tường thành màu đỏ đó đã bị thủng rồi . Phe mua thắng thế và có thể tìm luôn cơ hội mua ngay thời điểm này.
Ngon ăn nhỉ vào luôn ví dụ để thực hành cho nóng nhé:
Ví dụ
Sau đó
Tiếp đó
Kết quả
Ơ, hình như mình lấy nhầm ví dụ
Mình lấy ví dụ này để bạn thấy, tuy là nó đơn giản nhưng không dễ ăn đến mức ốp vào là win. Không phải cứ áp vào trade như robot mà thắng được. Cần phải hiểu sâu hơn 1 chút nữa từ những cái đơn giản.
Vậy cái tư duy ban đầu của mình về việc giá phản ứng như vậy OB chưa sử dụng nó có thực sự đúng không?
Mình xin trả lời là với mình: Nó vẫn đúng. Và mình vẫn dựa vào nó để trade hàng ngày.
Nhưng nếu bài này, mình dừng luôn ở đây thì sẽ có người dựa vào nó, áp dụng vào trade thì lại thấy sai, trade đâu SL đấy như ví dụ này, thậm chí SL liên tục.
Vậy thì lý do ở đâu, là gì và giải quyết thế nào?
Lý do ở việc chúng ta hay hiểu ý của người khác theo kiểu QUY TẮC. Mà đã coi nó là quy tắc thì sẽ trade 1 cách cứng nhắc như robot, không thể cải tiến phát triển được. Hãy chỉ nên coi nó là tư duy. Chỉ dựa theo rồi tìm kiếm rồi tạo ra quy tắc của riêng mình thì mới tốt. Lúc ấy bạn sẽ là người hiểu rõ quy tắc của mình nhất thì mới ổn được.
Nên giờ mình sẽ nói nó theo kiểu tư duy để mọi người hiểu rồi tạo được quy tắc của chính mình.
Nguyên tắc tư duy vẫn chỉ vậy thôi, hãy tiếp tục phát triển nó lên nhé.
Góc nhìn đào sâu hơn
Quay trở lại biểu đồ giản đơn của bài này. Lại tưởng tượng OB chưa sử dụng là pháo đài của bên bán
Nhưng pháo đài nó có nhiều kiểu pháo đài
Pháo đài đơn giản chỉ có 1 lớp tường thành
Pháo đài có nhiều lớp tường thành
Ở biểu đồ đơn giản đầu tiên mình kẻ chính là pháo đài đơn giản 1 tường thành. Vì thế mà giá phản ứng, quay lại phá như vậy thôi là mình cho rằng bức tường thành duy nhất của pháo đài đã thủng, pháo đài đã đã thất thủ. Phe mua đã thắng và mình tìm cơ hội mua lên luôn rồi.
Còn ở trong ví dụ mình lấy thì thực chất nó là pháo đài nhiều tường thành. Giá chạy như vậy không có nghĩa là pháo đài đã thất thủ. Nó vẫn còn lớp tường thành cuối cùng bên trong nữa. Và giá hay có xu hướng đi về lớp tường thành cuối cùng đấy.
Đấy là cái tư duy sâu hơn trong mình. Mình hình ảnh hóa ra vậy để hình dung mọi thứ trở nên sống động, dễ hiểu hơn trong đầu mình. Trade nó cũng vui hơn nữa.
Đến đoạn này thì khó có thể giải thích rõ ràng bằng chữ và ảnh rồi, nên mình làm video để dễ hiểu, dễ hình dung hơn.
VIDEO
Tổng kết
Tư duy trong bài này chả phải cái gì cao siêu, thực chất nó cũng chỉ là sự phát triển từ bài Tổng hợp Quy trình vào lệnh mà thôi. Chỉ vậy thôi mà nó lại tốn khá nhiều thời gian của mình để luyện tập, nhìn nhận. Mình không biết với bạn bài này nó khó hay dễ, nên:
-
Nếu bạn thấy dễ thì rất tốt. Từ ý hiểu mà tiếp tục tự thực nghiệm trên biểu đồ của chính mình rồi rút ra những kinh nghiệm bản thân thôi.
-
Nếu bạn thấy khó thì cũng chả sao cả, vẫn tốt. Bạn có thể bỏ qua luôn bài này, chẳng cần cố hiểu bài này, quên luôn nó đi cũng không sao. Hãy vào lệnh như cách đơn giản nhất mình vẫn nói trong đầu video là được, chả cần mấy cái phức tạp như pháo đài, 1 tường thành, nhiều tường thành, bóp OB các kiểu ở bài này đâu.
Khó thì cứ làm như đầu video
Và nếu bạn để ý hơn, thì cả cái bài này, nhiều chữ, nhiều ảnh, video các kiểu thì nó vẫn chỉ phục vụ 1 mục đích đơn giản duy nhất là
Liên hệ lại ví dụ
Ví dụ 1
Ví dụ 2
Giải thích dài dòng nhưng mục đích cuối cùng nó chỉ có thế thôi.
Và nếu như bạn nhìn nhận và luyện tập nó đủ lâu. Thì bạn sẽ nhận thấy nếu áp dụng tư duy này vào quản lý lệnh, thì nó còn tốt hơn là dùng để vào lệnh sớm, mặc dù vào lệnh sớm là mục đích ban đầu bạn hướng tới.