Chào mọi người, tiếp tục cùng mình đến với bài 8 ngày hôm nay. Đây vẫn là bài không thể bỏ qua trong chuỗi bài này.
Vậy trong bài 8 này có cái gì?
Trong bài này thì chỉ là mình muốn làm rõ 1 vài chi tiết ở bài 6 (vùng đảo chiều xu hướng) mà bài đó mình không nói quá chi tiết. Kiến thức thì không mới nhưng cần làm rõ để dễ nhận thấy cơ hội cũng như tránh sai sót khi trade.
Tuy nói là bài không thể bỏ qua nhưng bài sẽ khá nhẹ nhàng, xem thư giãn chứ không quá phải suy nghĩ nhiều đâu, bài này mình viết cho ai chưa hiểu lắm thôi chứ ai xem mấy bài trước hiểu rồi thì bài này xem gọi là cho vui thôi.
Bắt đầu nhé
Trong bài này thì mình chỉ tập trung vào đúng 2 trường hợp mà mình hay vào lệnh nhất và mình khuyên là mọi người cũng chỉ nên tập trung vào đó để trade khi mà chưa thạo, hiểu và nhớ hết.
I. Trường hợp 1: Có OB chưa sử dụng đúng và đủ
Khi mà trường hợp có OB chưa sử dụng đúng và đủ này xuất hiện thì mọi thứ thường rất dễ nhìn và đơn giản.
Nếu bạn phân tích xu hướng vẫn còn tiếp diễn thì vào lệnh ở vùng giá đó
Nếu bạn phân tích xu hướng sẽ đảo chiều thì đợi xác nhận bằng cách đợi giá phá qua vùng giá đó. Lúc ấy xác nhận phân tích của mình là đúng rồi mới bắt đầu vào lệnh
Ví dụ
Và luôn luôn nhớ là kiểm tra ở timeframe nhỏ để chắc chắn rồi mới đưa ra quyết định nhé
=> Đây là trường hợp cơ bản, nếu có thì dễ nhìn, ít phải kiểm tra và có tỉ lệ thắng cao nhất. Nếu lỡ sai thì khả năng cũng quản lý lệnh được chứ không bị SL ngay lập tức. Là mình thì chỉ thích gặp trường hợp này trade cho nó nhàn thôi.
Trường hợp này mình chỉ nhắc lại thôi chứ không có gì đáng lưu ý gì nhiều cả. Cùng mình đến với trường hợp mà cần nhiều sự lưu ý hơn.
II. OB chưa sử dụng gần KLQT (Không có OB chưa sử dụng đúng và đủ)
Về biểu đồ thì nó sẽ như này
Tức là trường hợp này vùng giá đảo chiều nó không to kéo dài từ đỉnh “đáy” cũ tới KLQT nữa mà nó nhỏ hơn.
Vùng đảo chiều chính là OB chưa sử dụng gần KLQT nếu có. Và đây là trường hợp mình muốn nói tới trong bài.
Thế thì cái trường hợp này sẽ cần nhiều sự xem xét và lưu ý hơn xíu vì nó không dễ nhìn bằng OB chưa sử dụng đúng và đủ như ở trên, giờ thì chỉ cần xem có OB chưa sử dụng gần KLQT không?
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết có OB chưa sử dụng gần KLQT không thì ít nhất nó phải thỏa mãn điều kiện là gần KLQT có hành động giá mạnh không?
Hành động tăng giá mạnh là nến thân dài, ít râu và có khoảng trống IMB
Khi có hành động tăng giá mạnh tạo ra khoảng trống thì có khả năng sẽ có OB chưa sử dụng ở gần KLQT. Nhưng mà nhớ chỉ là có khả năng thôi nhé chứ chưa phải là chắc chắn.
Như ở 3 ví dụ trên thì ví dụ 1 và ví dụ 2 thì sau khi kiểm tra lại, mình xác định có OB chưa sử dụng gần KLQT, (OB chưa sử dụng mình đã vẽ trên hình) và mình sẽ dựa vào đó để trade, còn ví dụ 3 thì mình không chắc. Với trường hợp mà không dám chắc thì mình cứ cho rằng không có OB chưa sử dụng là an toàn nhất.
Thật ra việc xác định này cũng chả có gì cả, ai mà vẽ quen OB chưa sử dụng rồi thì chả gặp vấn đề gì ở đây cả. Ai mà chưa quen thì cứ trade, backtest 50-100 lệnh là đảm bảo vẽ sẽ chính xác và tốt dần lên. Lưu ý là cứ cái nào đẹp dễ xác định thì trade, cái nào mà khó nhìn mập mờ thì bỏ và xác định nó không phải cho an toàn.
Cuối bài thì có vài ví dụ khá hay mình muốn đưa vào mà mình nghĩ nếu không để ý sẽ bị nhầm
Nhưng thực chất nó như này
Vậy cái vấn đề bị sai ở trên là do 2 yếu tố:
-
Nhìn không kỹ, tìm không hết OB chưa sử dụng dẫn đến phân tích sai. OB chưa sử dụng phải áp vào CTTT mới trade được chứ không phải cứ thấy OB chưa sử dụng là vào lệnh.
-
Hình ảnh chỗ nến sử dụng OB đúng và đủ gây nhiễu trong phân tích
Vậy câu hỏi tiếp theo là vào lệnh như ở lệnh đầu tiên bị SL liệu có khả năng nào đúng không?
Câu trả lời là có. Ở trường hợp này mình sẽ vào lệnh ở đó khi mình kiểm tra phía dưới gần KLQT không có OB chưa sử dụng
Khi không có OB chưa sử dụng gần KLQT thì sau khi dùng OB chưa sử dụng xác thực lại cấu trúc thị trường thì nó sẽ như này
Lúc này nó sẽ giống y hệt video trên youtube mình làm rồi. Cái này thì cần ngẫm 1 chút rồi.
Một ví dụ nữa cho dễ hiểu nhé
Phân tích y hệt ví dụ trên
Có thể do nhìn quá nhanh đoạn giá phá đáy nên dễ bị sai ở đây
Bản chất của ví dụ này, cũng như ví dụ trên thì nó giống y hệt tất cả các ví dụ trong phần OB chưa sử dụng gần KLQT này nhưng khi thiếu kinh nghiệm và quá máy móc thì lại nghĩ nó khác nhau.
Nếu 1 người suy luận máy móc thì đoạn sử dụng đấy ít nhất là sẽ muốn như này
Nhưng nếu đoạn sử dụng ngay sau đó mà thay bằng 1 cặp nến đảo chiều thì người máy móc lại cho rằng nó khác
Nhưng bản chất của nó là giống nhau nhé. Những trường hợp này bạn sẽ không gặp nhiều ở tf lớn nhưng lại rất hay gặp ở tf nhỏ (ví dụ này ở tf nhỏ). Vì thế khi xuống timeframe nhỏ mà không hiểu bản chất, quá máy móc thì những trường hợp kiểu như này sẽ gặp rất nhiều.
Và khi gặp quá nhiều mà không hiểu thì tự nhiên bị loạn dù nó không đáng loạn.
Kết luận
Mình luôn nói là trường hợp đủ đẹp, mình phân tích được thì mình trade. Trường hợp nào xấu, không nhìn được thì mình bỏ, nó khó thực chất là do sự khó chịu của nến mà nhìn không ra chứ về bản chất thì nó cũng chỉ có từng ấy.
Như những trường hợp này
Về bản chất cái “Đã sử dụng” nó giống hệt nhau, đều như này hết
Nhưng mà cách thức thể hiện, hiển thị bằng nến nó lại hơi khác nhau. Có cái đẹp nhìn cái tự tin vào lệnh ngay, có cái hơi nhiễu nhìn 1 lúc mới ra, có cái thì nhìn mãi không ra, có cái nhìn nhầm vào lệnh ẩu.
Khả năng đến đâu thì mình trade đến đó thôi. Mình thấy cứ dành thời gian, ở trong thị trường càng lâu thì càng ngày càng nhìn ra được những trường hợp khó hơn, nhiễu hơn mà chính mình ngày trước không nhìn ra được.
Kinh nghiệm rút ra từ bài này:
Đừng để hình thức đánh lừa bản chất. Hình thức khác nhau nhưng bản chất là giống nhau. Trường hợp nào mà nến chạy khó nhìn với bạn thì sau khi giá chạy rồi hãy note lại. In ra giấy, viết những điểm chú ý về nến, sau đó kẹp chung cái bọn có bản chất giống nhau lại 1 chỗ.
Sau khi 1 tệp nó dầy tầm 20 trang thôi là bạn gặp trường hợp đó nhìn cái ra ngay, giảm thời gian phải vận não, đỡ phải suy nghĩ đi rất nhiều.