[Sổ Tay Trader] Cấu Trúc Thị Trường - Phần 4 Lý thuyết DOW

Chào mọi người, đây là bài cấu trúc thị trường rất quan trọng. Nó là nguồn gốc, gốc rễ, cách mình nhìn thị trường để tư duy, phân tích từ những ngày đầu mình học đến bây giờ. Tư duy gốc thì vẫn vậy chỉ có điều càng ngày nó càng phát triển từ cái gốc rễ đó ra và càng ngày càng hiểu sâu thị trường hơn mà thôi.

Mọi thứ bắt nguồn từ lý thuyết Dow - Ông tổ của phân tích kỹ thuật. Bạn cũng biết người chơi hệ phân tích cơ bản thì thường sẽ không tin vào phân tích kỹ thuật nhưng riêng lý thuyết Dow thì lại là 1 ngoại lệ nên cũng đủ hiểu nó quan trọng thế nào.

Tuy lý thuyết Dow được mọi người coi trọng là vậy nhưng mình không hiểu sao mọi người hay lướt qua nó rất nhanh thậm chí coi nó là lý thuyết suông, nghe để biết chứ không thực sự đào sâu, hiểu sâu nó. Vì thế quên luôn chiếc “chìa khóa vàng” mà cứ đu theo các chỉ báo, mô hình.

Hôm nay hãy cùng mình “ngó” lại, đào sâu lý thuyết Dow hơn nữa, hiểu sâu hơn cách mình tư duy nhé. Bài này sẽ giải đáp được rất nhiều những thắc mắc trong bạn và bạn sẽ thấy nhiều kèo lạ hơn sau bài này. Mình thấy dễ hiểu, nếu bạn thấy khó hiểu thì cố gắng nghiền ngẫm nhé, rất bõ công đấy.

BẮT ĐẦU NHÉ

Hình trên thì

  • Đường màu vàng: thể hiện cho giá chạy trong khung lớn.
  • Đường màu trắng: thể hiện cho giá chạy trong khung nhỏ.

Đây là gọi là trong xu hướng có xu hướng.

Cái vùng đó chúng ta hay gọi là gì?

  • Ở trong đường màu vàng (khung lớn): Chúng ta gọi nó là keylevel quan trọng.
  • Ở trong đường màu trắng (khung nhỏ): Chúng ta gọi nó là nơi bắt đầu xu hướng tăng.

=> Vậy nơi bắt đầu xu hướng nó chính là keylevel của khung lớn hơn. Trong trường hợp này nó là keylevel quan trọng. (Hãy nhớ định nghĩa này nhé. Rất quan trọng đấy)

OK giờ mình xóa đường màu vàng đi cho đỡ rối vì chúng ta chủ yếu trade ở đường màu trắng mà.

Giờ thì giá chạm KLQT khung lớn (nơi bắt đầu xu hướng tăng trước đó). Rồi lại phá KLQT xu hướng giảm tức là xu hướng tăng khung lớn giờ nó sẽ tiếp tục.

Giá hồi về đến KLQT thì cơ hội quá tốt rồi. Ai cũng sẽ mua như này. Mình cũng vậy. Và thường thường giá sẽ đi đúng như SGK.

Nếu nó luôn chạy như vậy thì chả có gì đáng nói và mình cũng không phải mất công viết bài này. Nhưng sẽ có lần nó chạy như này.

Nếu bạn đọc lại bài [Sổ Tay Trader] Cấu Trúc Thị Trường - Phần 2 thì thấy trường hợp này nó chạy na ná như trong bài đấy và mình gọi nó là chạy bát nháo.

Trường hợp giá chạy như này nó chiếm tỉ trọng nhỏ và khi mà giá chạy như vậy mình bị SL thì mình cũng tìm được cơ hội khác nên với tỉ lệ RR tốt nên thua 1 lệnh chưa hiểu lý do nó cũng không phải là vấn đề quá lớn với mình.

Nhưng mà nhờ anh/chị/em trong hội quán phản hồi liệu giá chạy như vậy là do xác suất hay do cấu trúc thị trường sai nên mình nghiêm túc xem lại, đào sâu (vẫn từ lý thuyết Dow) thì mình cũng tìm ra câu trả lời.

Nếu giá chạy như SGK như này

Thì rất ổn, và mình khuyên nên vào lệnh tại KLQT như vậy. Nhưng giả sử vào lệnh xong mà nó chạy theo trường hợp bát nháo kia và bạn bị SL thì sao.

Thì với mình đó là 1 SL hợp lý, 1 SL được chấp nhận, 1 SL không phải vì nhận định có sai sót mà đơn giản thị trường nó di chuyển theo trường hợp còn lại.

Vậy tại sao lại có trường hợp đó và liệu nó có phải là sai cấu trúc thị trường hay không?

Mình không biết lý do tại sao có trường hợp đó xảy ra. Nó có thể là do tin tức, có thể do cá mập làm giá, có thể là do ty tỷ lý do khác hợp lại mà mình không ngờ đến nhưng nếu chúng ta theo PTKT thì hãy nhớ mọi tin tức trên thị trường nó đã được phản ánh vào giá rồi, dăm ba cái tin tức, có thể thay đổi xu hướng nhỏ nhưng làm sao thay đổi được xu hướng lớn. Cấu trúc thị trường bây giờ nó vẫn đúng, chỉ là nó không chạy theo kiểu hoàn hảo SGK chúng ta nghĩ mà nó chạy theo tf lớn hơn mà thôi.

Nó chạy theo timeframe lớn là như này

Giờ mình sẽ bật đường xu hướng tf lớn lên.

Và xóa đường xu hướng nhỏ cho đỡ rối

Vì đó chính là cơ sở tại sao khi SL lệnh 1 mình lại vào lệnh 2 (Hình dưới)

Lý do bởi vì. Xu hướng lớn nó vẫn tăng. Và đà tăng đã được xác thực tăng tiếp, giá về KLQT khung lớn thì chả có lý do gì không vào lệnh.

Có thể đôi lúc giá chạy không theo cách hoàn hảo vì thị trường mà. Phải có lúc này lúc kia chứ, chứ cứ đúng hết thì tỉ lệ thắng lên đến 100% mất, nhưng nếu bình tĩnh, quan sát, nhìn nhận lại vấn đề thì bạn sẽ thấy được cơ hội khác chắc ăn hơn nhiều.

  • Lưu ý 1: Lệnh 1 là vào theo tf nhỏ thì mình để SL nhỏ nhưng nếu bạn vào lệnh 2 thì phải để SL lớn hơn chút vì tf vào lệnh của bạn bây giờ là tf lớn chứ không còn là tf nhỏ nữa rồi.

  • Lưu ý 2: Mọi người có thể tự suy ra các trường hợp còn lại nhé. Nhưng trường hợp trade theo xu hướng hồi kiểu như ở dưới (hình dưới) phải thật cẩn thận và suy xét kỹ lưỡng. Nếu chưa thành thạo thì không nên sử dụng.

Không là gì của 1 xu hướng khác với không là gì của 1 sóng nhé. Không là gì của sóng nó không uy tín cho lắm. Vào tiếp lệnh 2 nó rất nguy hiểm. Tỉ lệ thắng thua ở lệnh 2 nó chỉ 50/50 thôi. Dù sao đây cũng chỉ là xu hướng hồi, phải pro, hiểu sâu thị trường hơn nữa hoặc thấy thêm tín hiệu mới vào lệnh như vậy, không thì tốt nhất nên bỏ. (Mình thì bỏ)

Những trường hợp khác mọi người tự suy luận thêm nhé. Nó cũng giống nhau thôi à.

Kết luận

Thị trường không phải luôn chạy theo cách chúng ta nghĩ, kể cả bạn có hoàn hảo phân tích lúc nào cũng chuẩn xác thì cũng không thể luôn thắng 100% được. Chắc chắn phải bị SL lúc nào đó. Và khi bị SL trong trường hợp bài này, thì mình gọi đó là SL không sai. Bình tĩnh tiếp tục quan sát sẽ tìm được 1 cơ hội khác chắc ăn hơn đằng sau đó. (Việc nói SL không sai là lý do ngụy biện chứ mình cũng bị dính mà vẫn chưa nghĩ ra cách khắc phục được :joy: )

Ví dụ

1. Ví dụ timeframe lớn (H4, D)

Giờ xu hướng giảm rồi nên giờ mình chỉ tìm cơ hội bán

2. Ví dụ timeframe nhỏ (M5, M15)

Trước đó là xu hướng giảm

Nhưng giá phá KLQT giảm nên xu hướng hiện tại đảo chiều thành 1 xu hướng tăng

OK giờ mình tìm cơ hội mua và TP về nơi bắt đầu xu hướng trước đó.

Giờ mình xét xu hướng tăng hiện tại để tìm điểm mua lên

Việc vào tiếp lệnh limit 2 thì trước đó bạn cần phải phân tích chính xác. Tốt nhất chỉ tin những cú phá đảo xu hướng rõ ràng nhìn cái ra ngay mà không cần phải đắn đo. Những cú phá đảo xu hướng mà không đẹp, mập mờ thì khi thua lệnh 1, không nên vào tiếp lệnh 2.

Những cú phá đảo xu hướng rõ ràng kiểu giống 2 ví dụ trên. Còn cú phá không rõ ràng mập mờ thì xem lại lệnh ngu trong bài [Kinh nghiệm] Trader không giấu dốt - Bài 9 của mình để rút kinh nghiệm nhé, phá mập mờ không rõ mà vào tiếp lệnh 2 là đi ngay.

194 Lượt thích

mình vào cũng gặp nhiều trường hợp như này, giá đi theo khung lớn, mình vào khung nhỏ SL xong là ko tự tin vào thêm nữa.

4 Lượt thích

lại là bí kíp võ công
cảm ơn ad nhiều ạ

3 Lượt thích

em chẳng dám trade khung nhỏ đâu, chỉ 15 phút trở lên thôi

6 Lượt thích

Đọc xong nghĩ ngay đến clip này, ví dụ sát nhất với bài này luôn :)))
Khác chỗ là clip này a T đợi xác nhận bằng kinh nghiệm chứ k đặt limit

12 Lượt thích

Đọc bài này xong tự nhiên e cảm giác ngộ ra đc cái gì đó mà chưa biết ngộ ra cái gì :rofl:
Thấy trong người sướng sướng vui vui a ạ=))

3 Lượt thích

Đọc bài của a xong thấy khai mở dc nhiều điều hẳn,thấy nhiều lúc lại tham lam caycu quá độ …tks a

3 Lượt thích

Cảm ơn anh medio trước

5 Lượt thích

Càng ngày kiến thức càng đi sâu được vào thị trường hơn. Thank anh Medio nhiều.

2 Lượt thích

Hay quá a ơi thank a nhiều nhớ !

1 Lượt thích

Cảm ơn anh trước đã, những trường hợp như này gặp vài lần là nhớ ngay :smile: .

3 Lượt thích

Đúng là nhiều lúc không biết tại sao nó lại phá qua keylevel qtr và lên đến nơi bắt đầu xu hướng mới đi xuống. Cứ ngỡ nó đảo chiều nên lại làm lệnh ngược lại xong lại toang tiếp. thế là đầu óc rối bù k hiểu chuyện gì đang xảy ra :rofl: :rofl: Cảm ơn anh nhiều.

4 Lượt thích

ngày càng nhiều bài chất lượng quá a :)))))

2 Lượt thích

Khi trade mình cũng lờ mờ cảm thấy giá đi theo các kịch bản này nhưng đến đây thì mới thật sự thấy thế thiệt!!!

Tại sao stoploss của timeframe nhỏ lại nhỏ hơn timeframe lớn vậy? Nếu vậy thì chúng ta sẽ gặp bất lợi hơn vì vừa phải trade khung nhỏ nhiều nhiễu, lại có stoploss ngắn dễ bị stophunt và bất lợi về spread nữa. Mong AD giải thích với ạ. Thanksss

Bài viết chất lượng quá, cảm ơn Ad @Medio nhiều nhiều

Yêu ghê, trong đầu em đang nghĩ, anh T phải làm một bài khi nó về KL TF lớn thì giá nó đi đâu, vào hội đã thấy có bài <3

triệu likee a ơiiii… .cảm ơn a nhiềuuuu…
đọc bài anh viết xong lại bị thông minh lên tí :joy: :joy: :joy: :smiley:

chắc hẳn nhiều ae bị gống mình
lệnh 1 không vào thì sợ nó không chạm về klv quan trọng thua ok vào tiếp lệnh 2
lệnh 2 thua không biết sao có lúc stop hunt nếu không vào tiếp lệnh 3 lại dính ngay stop hunt mà win thì tỉ lệ rr không cao khi trừ đi 2 lệnh thua kia đi ngay 6% tài khoản
bác nào giống em có cách khắc phục nào chỉ em với nhé em biết mỗi cách giảm khối lượng giao dịch ở lệnh 1 xuống 1% lệnh 2 2%, lệnh 3 3%

2 Lượt thích

Cũng là một chữ "tham lam " vì sợ lỡ kẹo nên mới vào lệnh ở định cũ . Thực ra mình cũng tham vẫn chưa khắc phục được nếu mà bớt tham đi thì ta chỉ cần vào lệnh klv quan trọng thôi . Nếu nó ko về thì thôi ta bỏ qua cơ hội này thì lại có cơ hội khác thị trường có rât nhiều cơ hội . Còn cái kiểu đi bát nháo của thì trường thì như anh medio cũng nói là trường hợp đó nó không nhiều lắm bạn ak . Nói chung là bỏ được cái chứ " Tham " là ok .