Chào các bạn, 2 bài trước mình nhận được nhiều phản hồi tích cực của mọi người nên rất vui. Cảm ơn mọi người. Giờ tiếp tục đồng hành cùng mình tiến tới bài thứ 3 nhé. Bài này mình sẽ nói sâu hơn 1 chút về cái từ “Không là gì”.
“Không là gì” là cái từ mà khi nói cái từ đó xong là mình hay quyết định sẽ mua hoặc sẽ bán. Nó giống như 1 cái từ chốt chặn cuối cùng trước khi quyết định vào lệnh vậy.
Và bài này mình sẽ làm rõ hơn cái từ ấy ở 1 khía cạnh giúp mọi người tránh “Không là gì” trong khi nó “Đã là gì” nhé. Có cái này tăng được tỉ lệ thắng hơn trước đấy. Giờ thì…
Bắt đầu nhé
Mình dùng cái từ “Không là gì” thường được mình dùng trong trường hợp này
Vậy điều kiện đầu tiên để mà dùng cái từ đấy phải là cái xu hướng mình đang xét và đang muốn trade (xu hướng màu xanh lá) đã đảo chiều được cái xu hướng cũ (màu đỏ).
Phải có điều kiện đấy mình mới được dùng từ “Không là gì”. Điều kiện thứ 2 là giá nó tăng đến 1 nơi “không là gì” cả
Không là gì: Tức là giá chưa về được nơi bắt đầu xu hướng, và cũng chưa chạm 1 khối OB chưa sử dụng hay 1 khoảng trống imbalance nguy hiểm nào cả.
Giá chưa về nơi bắt đầu xu hướng thì quá rõ ràng và không cần nói thêm rồi, nhưng thế nào là khối OB chưa sử dụng nguy hiểm và khoảng trống imbalance nguy hiểm thì cần phải làm rõ và đó là cái mình muốn tập trung làm rõ qua bài này.
Đầu tiên mình có 1 ví dụ rất cơ bản như này
Nếu mà hỏi có nên bán vậy không thì mình chắc chắn phần lớn ace trong hội quán mình sẽ không vào lệnh bán như vậy.
Kết quả
Trường hợp trên là trường hợp rất cơ bản và chúng ta gặp rất nhiều. Gặp nhiều đến nỗi mà hỏi mọi người thì đa số không ai vào vào lệnh như vậy cả. Nhưng nếu bạn nghiền ngẫm tìm hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao giá không xuống tiếp chạm về khối OB chưa sử dụng ở dưới thì bạn sẽ nghiệm ra cả những trường hợp khác.
Nghiệm ra trường hợp cơ bản trên thì bạn sẽ giải thích được cái trường hợp mà nhiều ae đã bị dính SL là trường hợp này
Và kết quả
Lệnh thua này thì đã có nhiều ace bị SL như trên và khi xem lại thì không tìm được lý do. Nhưng lý do nó nằm ở những điều bình thường mà nhiều khi chúng ta bỏ quên nó vì thực tế bản chất ở 2 trường hợp trên là giống hệt nhau.
Vậy thì tại sao….
Và đó là cái mình sẽ làm rõ trong bài.
Đây là khối OB chưa sử dụng đúng và đủ
Mọi khối OB chưa sử dụng được tạo thành là luôn là do xuất hiện 1 lực mua hoặc bán mạnh bất thường đột ngột và đẩy giá phá 1 mạnh qua cái đỉnh đáy cũ trước đấy.
Điều này có thể hình tượng nó giống như cảnh mình lấy 1 cái đũa và cố đâm xuyên qua cái chai nhựa vậy.
Vậy thì khi cái đũa bứt được ra khỏi cái chai thì nó vẫn còn lực quán tính trước khi mình dừng được cái đũa lại.
Thế thì lực mua mạnh bất thường đẩy giá phá lên trên cũng tương tự như vậy
Ở góc nhìn khác cũng có thể hiểu là
Dùng cái từ làm chủ thực ra cũng không được chuẩn xác cho lắm, ý mình muốn diễn đạt là cả cái vùng giá đó (OB chưa sử dụng và imb sau nó) được tạo ra chính từ cái hiện tượng xuất hiện đột ngột 1 cái lực mua mạnh bất thường. Và vùng giá đấy gồm OB chưa sử dụng và cái quán tính - khoảng trống IMB tạo ra cái OB chưa sử dụng đấy.
Giải thích theo kiểu cá mập đoạn này sẽ dễ hiểu hơn. Đó là cả cái vùng đó được tạo ra từ 1 con cá mập, cá voi nào đấy.
Và nếu giá quay lại cái vùng giá từng xuất hiện lực mua mạnh bất thường đấy thì có khả năng xu hướng đảo chiều dù đó là ở vùng khoảng trống IMB thì vẫn có khả năng xảy ra đảo chiều.
=> Và đấy chính là cái vùng imbalance nguy hiểm mình muốn nói tới trong bài này.
Nếu bài này chỉ dừng ở đây để suy nghĩ tiếp thì chắc chắn sẽ có vài người hơi bị loạn 1 chút vì giờ phải để ý đến cái imbalance đấy. Lúc ấy lại bắt đầu suy nghĩ đủ thứ như vậy thì điểm vào lệnh giờ sẽ ở đâu, TP như nào?
Câu trả lời của mình là: Đừng để ý vào nó, mình cũng chả để ý đến nó nhiều đâu, mình vẫn trade y sì như cũ, vẫn vào lệnh như cũ, TP như cũ, SL thì chắc chắn vẫn như cũ rồi.
Chỉ cần lưu ý đúng 1 cái trường hợp như này thôi
Giá nó về cái IMB là quán tính của khối OB đấy thì nó là cái gì rồi đấy. Đừng tưởng chưa là gì mà vào lệnh nữa. Mình xem ở khung nhỏ nhé.
Bạn chỉ cần lưu ý đúng 1 trường hợp đó vào cái từ “không là gì” để mà quyết định sẽ vào lệnh hay không thôi. Bạn tránh được cái đó là bạn tránh được việc bị SL ngay lập tức rồi.
Mình thì cũng chỉ tránh mỗi cái đấy thôi. Còn lại mình vẫn cứ vào lệnh như cũ. Và đôi khi mình lỡ kèo kiểu như này
Đôi khi giá lại không chạm TP của mình mà quay đầu.
Cách xử lý đặt lệnh, đặt TP, đặt SL của mình không có chút gì thay đổi khi biết cái này. Quá trình mình phân tích vào lệnh vẫn như vậy.
Mình chỉ thay đổi ở mỗi cái là thêm cái vùng imbalance nguy hiểm đấy vào cái “không là gì” để quyết định có nên vào lệnh hay không thôi.
Còn cái việc mà giá không TP được hay mình bị hụt kèo thì đó là vì thị trường không cho mình mút thôi. Không cho mút lần này thì lần sau mút, mình còn sống là mình còn có thể mút, miễn không bị ăn vả dính SL là được.
Và mình cũng khuyên sau khi đọc bài này thì bạn cũng chỉ nên làm như mình. Đừng nghĩ nhiều về cái imbalance này rồi tìm cách mút thị trường triệt để. Làm vậy thì có khả năng nó sẽ khiến bạn phải nghĩ nhiều hơn nên dễ rối vì chính mình cũng từng thử rồi
Tổng kết
Bài này mình viết miên man để bạn hiểu chứ bạn chỉ cần nhớ đúng 1 cái này.
Mỗi vậy thôi là xong.
Và qua bài này bạn cũng có thể có câu trả lời ở 1 số trường hợp dạng này.
Gọi là hiểu, giải thích được để không bị động, rồi đặt 1 dấu chấm hỏi to đùng xong có cơ hội nhưng lại không dám trade tiếp được thôi chứ làm sao mút được cả những lúc như vậy thì mình chịu.
Đó là những kinh nghiệm của mình và bài này chỉ có vậy. Hẹn mọi người bài tới nhé.