Review UJ từ 15/11: Vẫn là cách suy luận và tư duy cũ

Hello mọi người!
Cũng đã kết thúc tháng 11 và bắt đầu tháng mới rồi. Tháng vừa rồi để mà nói về kết quả trade của mình, thì nó chỉ nằm ở mức trung bình, cũng có lợi nhuận nhưng không được như 1-2 tháng trước.
Dạo này mình cũng ít khi đăng bài vì cũng bận chút việc riêng, và thêm nữa là cũng chẳng có lệnh nào đặc sắc hay mới lạ để mà đăng. Thôi thì lâu không up bài cũng buồn tay chân, nên nay up 1 lệnh từ giữa tháng để mọi người cùng tham khảo và đóng góp nhé.

Lệnh UJ này từ ngày 15/11, mọi người có thể tham khảo:

Đầu tiên: Tín hiệu Sell…

Và vẫn với những lệnh mà mình đã từng review (mọi người có thể tham khảo thêm 2 lệnh dưới để hiểu vì sao mình lại vào lệnh Sell như ở dưới nhé):

=> Lệnh UJ này cũng đi theo logic tương tự như 2 lệnh trên. Và đây là cách mình lựa chọn vị trí để Sell xuống cho lệnh này:

Kết quả:


Cùng thời điểm đó góc nhìn của mọi người như thế nào? Cùng chia sẻ ở bên dưới nhé!

Và cũng chỉ còn 2 tháng nữa là Tết rồi, chúc mọi người những tháng cuối năm nay thật cẩn trọng, giao dịch có kỷ luật để ít nhất còn có bánh chưng chay ăn Tết nhé!

13 Lượt thích

Chào bác. Mình thì có quan điểm khác bác rất nhiều ở cái đoạn này.
Như bác cũng thừa nhận thì cái vùng phía dưới chính là OB KLQT của TF1h và mình sẽ xuống TF15p để kiểm tra và chỉ dừng lại ở TF15p


  Như vậy khi kết luận mua bán nếu chỉ xét vùng giá này thì là nếu là mình, mình sẽ không BÁN. Với quan điểm cá nhân mình, dù có trade ở bất kỳ 1 TF nào thì để khẳng định 1 vùng giá có “không là gì cả” hay không vẫn phải quan sát TF lớn trước, lấy đó làm cơ sở để giao dịch TF nhỏ hơn. Việc dựa vào TF nhỏ để khẳng định cho TF lớn theo mình sẽ làm giảm xác suất chiến thắng lại, có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh cho việc này, nhưng ở đây mình xin phép không đưa ra.
  Thứ 2, xét xu hướng giảm mình có nhận định như sau:

  Ở đây mình cũng xin nói lại 1 chút quan điểm cá nhân về mặt lý thuyết như trên hình, phải bổ sung thêm là nếu KLQT không có bất kỳ OB CSD nào thì điểm đảo chiều mới chính là OB CSD cũ trước đó bị KLQT sử dụng. Tuy nhiên, có một sự trùng hợp trong trường hợp này để có cơ sở mà BÁN tiếp, và cách hiểu về bài CTTT4 của mình như sau:

  Đây là một số góc nhìn cá nhân, mình đưa ra các góc nhìn và quan điểm này không mang tính chất phản bác hay gây mâu thuẫn nhé. Chỉ là để cùng tham khảo và thảo luận.

12 Lượt thích

Như e thấy thì trường hợp này sell vẫn được vì một số yếu tố như sau:
Trước hết là cơ sở để tìm kiếm lệnh bán



Đến bước tìm kiếm điểm vào lệnh thì quan điểm của e như này:

Cũng ra cùng kết quả như của a :rofl:

Đây là cách trade e tự nghĩ ra theo cách của mình thôi nhé, không có cơ sở bảo đảm gì cả , đừng bắt bẻ e là
phải sử dụng tf này tf kia để kiểm tra nhé kk :rofl:
ta cứ trade theo cách nào phù hợp với mình là được, cứ TP và có bài học là tốt nhất rồi.
Lúc replay lại thì nhìn ra được nhưng lúc trade real chúng ta luôn bị che mắt và bị nhiều yếu tố tác động
Vẫn hóng những bài review chia sẻ kinh nghiệm từ a !

8 Lượt thích

Mình thấy ai cũng có ý đúng. Thử tham khảo góc nhìn của mình nhé.
Mình trade khung nào thì mình chỉ quan tâm đến khung mình muốn trade thôi.

Như mình muốn trade ở M5

Thêm nữa

Giờ thỏa mãn điều kiện 2 là bán luôn.

Còn việc về sau nó phá luôn khối OB csd ở dưới thì lại bán như bạn Lâm

Mình muốn trade ở H1

Quan điểm của mình là các tổ chức tài chính cực lớn nếu làm giá thì sẽ làm giá trên khung lớn như việc Fed tăng giảm lãi suất thì chu kỳ tính theo năm, chứ không theo ngày hay theo giờ. Các tổ chứng tài chính nhỏ hơn thì sẽ làm giá trên khung nhỏ hơn và cứ như thế giật cấp xuống. Vậy nên là chả có tổ chức tài chính lớn nào lại đi quan tâm đến khung giây khung m1 để mà làm giá ở đấy cả.

=> Nên là chúng ta trade khung nhỏ thì cũng không cần quá quan tâm khung lớn làm gì trừ khi chúng ta đặt TP ở khung lớn. Còn vào lệnh khung nhỏ mà chỉ TP khung nhỏ thì cứ khung nào ta trade khung đấy thôi.

20 Lượt thích

Phản bác, tranh luận là rất tốt mà bác, miễn là không chỉ trích tiêu cực là được.
Ở đây mình chia sẻ thêm 1 vài nguyên tắc giao dịch như sau, mong rằng nó giúp bác hiểu hơn về góc nhìn và cách phân tích của mình:

  • Nguyên tắc 1: Như ad Medio nói, trade khung nào thì chỉ nên quan tâm đến câu chuyện của khung đó.
    Mình ko dùng TF nhỏ để khẳng định cho TF lớn, vì 1 vùng “không là gì” của TF này nhưng có thể lại “là gì” với TF lớn hơn. Nếu chúng ta quan tâm đến cả TF lớn để tìm cho ra 1 vùng thực sự “không là gì” thì lại quá an toàn, rất ít kèo nữa; chưa kể, các OB của các TF sẽ chồng chéo lên nhau => việc tìm để trade 1 kèo sẽ thực sự hiếm hoi.

  • Nguyên tắc 2: Ưu tiên con sóng của HIỆN TẠI rồi mới đến QUÁ KHỨ.
    Khi có 1 tín hiệu đảo chiều, cái mình thường làm là tập trung tìm 1 điểm vào hợp lý trên con sóng hiện tại trước. Chỉ khi nào không tìm thấy điểm vào hợp lý thì mình mới tìm điểm vào của những con sóng trước đó.
    Đúng như bác phân tích thì nó hoàn toàn có thể lên OB nhỏ phía trên rồi mới xuống, nhưng OB đó là của 1 con sóng giảm khác chứ không phải con sóng hiện tại. Tất nhiên, TH này nếu lệnh Sell của mình fail thì mình cũng sẽ Sell tiếp ở OB trên đó (Và phải kiểm tra lại 1 lượt xem nhận định giảm còn đúng không nhé).

2 nguyên tắc này của cá nhân mình, có thể đúng hoặc không đúng với mỗi người (không có sai, chỉ có hợp hoặc không hợp thôi). Vì thế, chỉ mang tính chất tham khảo, còn muốn áp dụng thì luôn phải backtest để biến nguyên tắc đó thành của chính mình.

13 Lượt thích

xem các idol Hoa Sơn luận kiếm, tại hạ đc mở mang tầm mắt thiệt là đã quá đi, đa tạ đa tạ :grin: :grin:
bác @Vuthailam cho e hỏi là bác hay trade khung 5m thì xuống khung nào để kiểm tra ạ?
nếu gặp trường hợp 2m confirm ok mà 1m và 3m ko ok thì bác bỏ qua hay làm ntn ạ?

1 Lượt thích

Với riêng OB thì mình kiểm tra theo m1… và mình không quan tâm m2,3 làm gì.

2 Lượt thích

dạ e cảm ơn bác ạ :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts: