Chào các bạn, hôm nay chỉ là bài làm rõ thêm cho bài số 5 trước đó. Bài số 5 mình đã nói cách mình xử lý khi mình vào lệnh và mình thấy bài đấy cũng khá rõ ràng nhưng mình vẫn sợ 1 số anh chị em chưa hiểu hết bài đấy nên bài này mình sẽ nói chi tiết và kỹ hơn, và đó là về lý thuyết Dow phiên bản 2.0
Cái này rất nhỏ nhặt thôi nhưng cái nhỏ nhặt này mình tin nó sẽ tạo ra kết quả lớn. Giờ thì…
Bắt đầu nhé
Đầu tiên mình có cái hình như này
Đọc lý thuyết Dow rồi thì chả còn xa lạ gì cái biểu đồ bên trên cả.
- Xu hướng lớn là đường màu trắng
- Xu hướng nhỏ là đường màu vàng.
Và keylevel quan trọng của xu hướng lớn cũng là nơi bắt đầu xu hướng của xu hướng nhỏ. Đây là cái chắc chắn ai cũng nắm được
Giờ mình nhận định cái xu hướng lớn này tăng tiếp thì như bước đầu tiên ở bài số 5 mình kiểm tra có khối OB chưa sử dụng đúng và đủ to không.
Nếu nó chưa sử dụng thì nói luôn cái khối OB to đùng kéo từ đỉnh xuống đáy đấy là vùng giá đảo chiều xu hướng, vùng giá mà sẽ canh vào lệnh và đây là cái không ai bị nhầm hay thắc mắc gì.
Nhưng nếu kéo sang mà nó sử dụng rồi thì tiếp theo mình kiểm tra xem có OB chưa sử dụng ở keylevel quan trọng xu hướng lớn không và đây mới là cái mình muốn làm rõ trong bài này.
Muốn xác định KLQT của xu hướng lớn thì phải kéo từ bên này sang kiểm tra
Cái này nhầm 1 chút thôi là xác định sai xu hướng nhé. Trước mình cũng bị sai nhiều ở đây mà mãi mới ngộ ra. Bạn cứ nhìn 1 lúc là ngộ ra thôi.
Đoạn này mình hiểu nhưng để giải thích thì nói thật mình không biết phải nói như nào cho xuôi và dễ hiểu. Mong qua vài cái ảnh dưới thì bạn sẽ hiểu ý mình.
Hi vọng 2 ảnh trên thì bạn có thể hiểu ý mình muốn nói. Một chi tiết nhỏ nhưng khác hoàn toàn nhé.
Giống như trường hợp này, nhìn qua thì rất giống nhau nhưng mà bản chất lại khác hẳn nhau
Trong 2 ảnh trên thì 1 cái là OB chưa sử dụng ở KLQT xu hướng lớn và đấy mới là nơi giá phá qua thì đảo chiều như những bài mình đã nói. Còn 1 cái cũng gần gần giống thế như không phải, giá phá qua thì chưa phải đảo chiều xu hướng lớn nên nếu nhầm lẫn thì có thể dính 1 chuỗi thua.
Hai hình trên được biểu diễn trên biểu đồ giản đơn nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt nhưng nếu nó là biểu đồ nến thì nhiều khi không để ý nên không nhận ra được sự khác biệt đấy. Một khác biệt rất nhỏ mà khiến chúng ta được tiền hoặc mất tiền trong tích tắc.
Và đây chính là cái mình muốn làm rõ hơn ở bài trước. Các bước còn lại ở bài 5 trước thì không có gì để nói thêm cả. Đây là một khác biệt nhỏ nhưng có thể tạo ra 1 kết quả lớn.
Và để minh họa cho bài này thì mình có 1 video ngắn. Video ngắn này cũng là kết thúc cho bài ngắn này. Hẹn mọi người ở bài sau nhé.