Mưu hèn kế bẩn trading - Bài 6 - Lý thuyết Dow ver 2.0

Chào các bạn, hôm nay chỉ là bài làm rõ thêm cho bài số 5 trước đó. Bài số 5 mình đã nói cách mình xử lý khi mình vào lệnh và mình thấy bài đấy cũng khá rõ ràng nhưng mình vẫn sợ 1 số anh chị em chưa hiểu hết bài đấy nên bài này mình sẽ nói chi tiết và kỹ hơn, và đó là về lý thuyết Dow phiên bản 2.0

Cái này rất nhỏ nhặt thôi nhưng cái nhỏ nhặt này mình tin nó sẽ tạo ra kết quả lớn. Giờ thì…

Bắt đầu nhé

Đầu tiên mình có cái hình như này

Đọc lý thuyết Dow rồi thì chả còn xa lạ gì cái biểu đồ bên trên cả.

  • Xu hướng lớn là đường màu trắng
  • Xu hướng nhỏ là đường màu vàng.

Và keylevel quan trọng của xu hướng lớn cũng là nơi bắt đầu xu hướng của xu hướng nhỏ. Đây là cái chắc chắn ai cũng nắm được

Giờ mình nhận định cái xu hướng lớn này tăng tiếp thì như bước đầu tiên ở bài số 5 mình kiểm tra có khối OB chưa sử dụng đúng và đủ to không.

Nếu nó chưa sử dụng thì nói luôn cái khối OB to đùng kéo từ đỉnh xuống đáy đấy là vùng giá đảo chiều xu hướng, vùng giá mà sẽ canh vào lệnh và đây là cái không ai bị nhầm hay thắc mắc gì.

Nhưng nếu kéo sang mà nó sử dụng rồi thì tiếp theo mình kiểm tra xem có OB chưa sử dụng ở keylevel quan trọng xu hướng lớn không và đây mới là cái mình muốn làm rõ trong bài này.

Muốn xác định KLQT của xu hướng lớn thì phải kéo từ bên này sang kiểm tra

Cái này nhầm 1 chút thôi là xác định sai xu hướng nhé. Trước mình cũng bị sai nhiều ở đây mà mãi mới ngộ ra. Bạn cứ nhìn 1 lúc là ngộ ra thôi.

Đoạn này mình hiểu nhưng để giải thích thì nói thật mình không biết phải nói như nào cho xuôi và dễ hiểu. Mong qua vài cái ảnh dưới thì bạn sẽ hiểu ý mình.

Hi vọng 2 ảnh trên thì bạn có thể hiểu ý mình muốn nói. Một chi tiết nhỏ nhưng khác hoàn toàn nhé.
Giống như trường hợp này, nhìn qua thì rất giống nhau nhưng mà bản chất lại khác hẳn nhau

Trong 2 ảnh trên thì 1 cái là OB chưa sử dụng ở KLQT xu hướng lớn và đấy mới là nơi giá phá qua thì đảo chiều như những bài mình đã nói. Còn 1 cái cũng gần gần giống thế như không phải, giá phá qua thì chưa phải đảo chiều xu hướng lớn nên nếu nhầm lẫn thì có thể dính 1 chuỗi thua.

Hai hình trên được biểu diễn trên biểu đồ giản đơn nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt nhưng nếu nó là biểu đồ nến thì nhiều khi không để ý nên không nhận ra được sự khác biệt đấy. Một khác biệt rất nhỏ mà khiến chúng ta được tiền hoặc mất tiền trong tích tắc.

Và đây chính là cái mình muốn làm rõ hơn ở bài trước. Các bước còn lại ở bài 5 trước thì không có gì để nói thêm cả. Đây là một khác biệt nhỏ nhưng có thể tạo ra 1 kết quả lớn.

Và để minh họa cho bài này thì mình có 1 video ngắn. Video ngắn này cũng là kết thúc cho bài ngắn này. Hẹn mọi người ở bài sau nhé.

VIDEO

84 Lượt thích

Cảm ơn a, trước e cũng bị dính mấy lần nhưng đọc kỹ bài 7 CTTT x ob thì cũng nhận ra, cái đỉnh tạo ra cái đáy thấp nhất mới là cách vẽ đúng :heart:

3 Lượt thích

Medio có thể chia sẽ tips đặt SL sau KL , nơi bắt đầu như lệnh 1 Ad đã TP giúp với!
(1 số time Ad vào thì bao nhiêu pips, 1 số cấu trúc kinh nghiệm đặt xê dịch ra sao…)
Hê, cảm ơn Ad!

3 Lượt thích

Một bổ sung vô cùng quan trọng,cảm ơn Ad !!!

2 Lượt thích

Bài này đúng cái rất cần thiết mà ae nào theo pp Medio cũng đều bị nhầm =))

a @Medio có thể giải thích tại sao vào lệnh 1 trong video đc không anh? :grin:

2 Lượt thích

mình nhìn vào đấy thì nghĩ là ad vào lệnh như sau:

  1. giá phá ob csd + KLQT con sóng đẩy nhỏ ( vùng màu vàng bé )
  2. giá đến nơi chưa là gì cả
  3. không có ob csd nên vào lệnh tại KLQT ( nơi bắt đầu xu hướng) SL xa ra tránh SH và TP lên khối OB chưa sử dụng bên trên cũng là nơi bắt đầu xu hướng
10 Lượt thích

may quá bài này giải quyết được đúng cái khúc mắc của e,Thanks ad! :grin: :smiley: :smiley:

2 Lượt thích

Để mình nghĩ xem có cái gì hay mà viết được 1 bài mới không nhé.

Giải thích của mình y hệt bạn hải đã giải thích bên dưới nhé

7 Lượt thích

cảm ơn bác và a @Medio:smiling_face_with_three_hearts:

4 Lượt thích

A Medio, vậy trường hợp này ở Bài 2 ko thể áp dụng được nữa hả a?

5 Lượt thích

Trong trường hợp 2 khối OB chưa sử dụng liên tiếp nhau thì mình cũng hay chỉ TP về khối kia thôi. Vì chạm OB csd thì giá thường điều chỉnh. Nhiều trường hợp nó cũng đảo chiều mà mình cũng chưa tìm được câu trả lời. Nhưng trade gặp trường hợp kiểu đó nó không nhiều.

Về cấu trúc thị trường, lý thuyết Dow thì bạn cứ dựa bài 5,6 này thôi.

9 Lượt thích

ối rồi ôi, bao phen e sl đoạn này luôn. sl liên tọi cũng vì nhầm cái này, ơn giời a đã thông não cho e

2 Lượt thích


Hôm nay mới thực sự thấu hiểu lý thuyết DOW mà anh Medio chỉ dạy. Không biết em diễn tả bằng hình vẽ như này đã thỏa mãn chưa ạ.

2 Lượt thích

trường hợp đặt entry ở KLQT mới mà bị Stoploss thì giá sẽ chạy về nơi tình yêu bắt đầu (lý thuyết Dow).
ở đó để chắc chắn hơn thì nên chờ thêm 1 xác nhận.

4 Lượt thích


Các bác cho em hỏi có phải lệnh ở Video trên đang có SL chưa được an toàn theo lt dow ver 2 phải không ạ?

2 Lượt thích

Cám ơn Medio. Có lẽ mh đang dính ở đoạn này. Sl liên tọi. Luyện tập và trade 1 thời gian xem hiểu quả thế nào

cam on a nhieu. may man la minh co the dung fibo de định lượng đc nơi giá về nên đỡ hụt kèo