Chào các bạn. Tiếp tục cùng mình đến với 1 bài không thể bỏ qua trong chuỗi series này. Bài này nói về cách mình kẻ khối OB và cách mình lựa chọn tình huống để trade. Mình nghĩ bài này sẽ giải quyết phần nào vấn đề cho ai còn đang loay hoay với việc kẻ khối OB.
Nói thật là giờ trong đầu mình trống trơn vì chưa định hình được cấu trúc bài như này và cũng chẳng biết phải viết những cái gì trong bài cả. Cách vẽ thì nó chỉ có thế, mình thấy nhiều bạn cũng vẽ tốt rồi nhưng lại có người vẫn đang loay hoay nên mình viết bài này nói về cách mình vẽ. Và mình cũng không biết rõ vấn đề của từng người là gì vì mỗi người sẽ có 1 vấn đề khác nhau nên là mình lại làm dạng liệt kê giống bài trước để từ đó bạn suy luận nhé. Và luôn nhớ là bài này theo dạng liệt kê, nói rõ từng trường hợp nhưng hãy nhìn rồi đó rồi cứ thoải mái tư duy theo theo góc nhìn của bản thân nhé. Hy vọng nó sẽ giúp bạn gỡ rối phần lớn những câu hỏi của bạn.
BẮT ĐẦU NHÉ
Mình có 1 quy tắc là mình luôn ưu tiên vào lệnh ở khối OB chưa sử dụng đúng và đủ. Nếu mình có mạo hiểm vào lệnh mà không đợi xác nhận thì mình cũng thường có xu hướng chỉ vào lệnh ở khối OB chưa sử dụng đúng và đủ vì vào lệnh ở đó thì khả năng quản lý được lệnh nó cao.
Đó là cái ưu tiên của mình. Mình khuyên ae chưa thành thạo thì chỉ vào lệnh ở khối OB chưa sử dụng đúng và đủ thôi. Nhưng trước hết cần làm rõ lại cách vẽ OB đúng và đủ trước hết đã nhé.
Khối OB đúng và đủ đơn giản chỉ là vùng giá tính từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất.
Nếu trong CTTT, KLQT thì OB đúng và đủ mình hay nói là vùng giá trùm từ KLQT tới đỉnh “đáy” cũ luôn.
Lý thuyết nó chỉ có vậy thôi, đi vào ví dụ để hiểu rõ hơn nhé.
Có thể bạn sẽ vẽ như này
Nhưng mình thì lại vẽ như này
Dựa vào lý thuyết ở trên từ điểm cao nhất tới điểm nhất thì đến đây chắc ai cũng hiểu rồi. Nhưng chắc chắn sẽ có người chưa hiểu thì cùng mình đi vào biểu đồ giản đơn hơn nhé
Biểu đồ chỉ như trên thì không còn gì để nói rồi. Nhưng mình thay thế đoạn sau 1 chút như này
Thì có thể bạn xác định OB đúng và đủ nó lại nhỏ đi như này
Nhưng với mình thì mình vẫn vẽ OB đúng và đủ to như cũ. Lý do là với mình 1 khối OB đúng và đủ là khối OB được tính từ điểm cao nhất tới điểm thấp, một vùng giá trọn vẹn của bên yếu thế trước khi bị bên mạnh đẩy giá phá khỏi định hoặc đáy trước đó. Vì thế mà việc vẽ khối OB đúng và đủ nó nhỏ đi như vậy thì sẽ có nhiều trường hợp cực kì nguy hiểm, gây phán đoán sai.
Cái này nó hơi giống KLQT 1 tí và đúng thực là chả có gì để nói. Mình chỉ đang làm là thống nhất và làm rõ lại tránh việc xác định khối OB đúng và đủ sai.
Đó là việc xác định 1 khối OB đúng và đủ thuần.
Ví dụ trên là trường hợp không rõ CTTT, không rõ KLQT thì xác định như vậy còn trường hợp mà rõ CTTT, rõ KLQT thì cái OB đúng và đủ đó cũng chính vùng giá trùm từ đỉnh, đáy cũ tới KLQT luôn.
OK đến đây là thống nhất xong khối OB đúng và đủ rồi. Chả có gì nói nhiều nhưng mình dám chắc khi trade đôi lúc bạn cũng vẫn sẽ bị nhầm ở cái đơn giản này. Cái này đến giờ đôi khi mình vẫn bị nhầm và sai khi mà bị ngáo ngơ.
Lưu ý là đây mới chỉ đang là OB đúng và đủ còn việc nó chưa sử dụng hay đã sử dụng thì chưa bàn tới. Và giờ mới là nội dung chính của bài này
I. Có OB chưa sử dụng đúng và đủ.
Đây là trường hợp mình thích vào nhất, khi trade vào lệnh ở OB chưa sử dụng đúng và đủ thì tỉ lệ thắng sẽ rất cao. Mà không thắng thì ít nhất là quản lý được lệnh.
Mình sẽ lấy 1 vài ví dụ về OB chưa sử dụng đúng và đủ.
Ví dụ 1
Kết quả
Đây cũng là cái lệnh mà thời điểm mình viết bài này thì nhiều ae cũng đã vào được.
Ví dụ 2
Kết quả
Kết luận
Luôn luôn nhớ không bao giờ được quên là lúc nào cũng cần kiểm tra xem OB đúng và đủ đó đã sử dụng chưa rồi mới vào lệnh chứ không bao giờ thấy khơi khơi 1 timeframe như vậy mà vào lệnh nhé.
Và đây cũng là trường hợp vào lệnh tự tin và yêu thích của mình. Mình cũng rất thích vào lệnh khi OB đúng đủ chưa sử dụng ở KLQT.
Vậy OB đúng và đủ nhưng đã được sử dụng thì sao?
=> Đến đây thì nó chia ra 2 trường hợp
II. OB đúng và đủ nhưng lại là OB đã được sử dụng
a. Trường hợp 1
Giá sử dụng kiểu này thì những khối OB chưa sử dụng nhỏ bên trong nó mà vẫn chưa được sử dụng thì với mình mình coi như không còn tác dụng trong CTTT.
Ví dụ
Vì thế khi muốn bán thì chúng ta hay bán kiểu này
b. Trường hợp 2
Trường hợp 1 thì OB đúng và đủ chưa sử dụng, giá vòng xuống để sử dụng. Còn trường hợp này thì nó sử dụng ngay lập tức khi nó vừa chào đời. Biểu đồ nến thì nó như này.
Thế thì đây là trường hợp không có OB đúng đủ chưa sử dụng nên cẩn thận mới vào lệnh dù thấy có OB chưa sử dụng ở KLQT. Tốt nhất nên đợi xác nhận ở khung nhỏ là an tâm nhất.
Nhiều bạn thấy OB chưa sử dụng ở KLQT thì vào lệnh luôn như này
Vào như vậy là phải có xác nhận. Xác nhận kiểu như chạm khung lớn đảo chiều xu hướng hồi thì mới vào như vậy. Chứ nếu chỉ dự đoán là giá chưa là gì nó sẽ đi tiếp mà vào như là ẩu nha.
Muốn vào ẩu, muốn mạo hiểm vào lệnh không đợi xác nhận thì mình khuyên chỉ nên chọn khối OB chưa sử dụng đúng và đủ thôi. Vào lệnh ở khối OB chưa sử dụng đúng và đủ thì khi sai, khả năng quản lý lệnh nó cao hơn nhiều.
Nhiều lần mình cũng phân tích thiếu, phân tích sai nhưng vì vào lệnh ở OB chưa sử dụng đúng và đủ mà mình tránh được những lệnh thua ngu ngốc.
Tổng kết
Về cơ bản vì bài này nó chỉ có vậy thôi. Từ bài này hãy luyện tập thật nhiều trên biểu đồ để thấy những trường hợp còn lại. Từ đó kết hợp thật nhuần nhuyễn với bài 6, bài về CTTT thì mình tin kết quả sẽ cải thiện nhanh thôi.
Bài số 6 và bài 7 là key chính của chuỗi bài này. Và mình nhắc lại 2 điều mấu chốt và luôn cần phải nhớ trước khi vào lệnh:
-
Luôn kiểm tra ở tf nhỏ hơn để chắc chắn đó là khối OB chưa sử dụng
-
Kể cả đã có xác nhận rồi thì cũng chỉ nên vào lệnh ở khối OB chưa sử dụng. Không có OB chưa sử dụng thì dù có xác nhận cũng bỏ.
Hi vọng là mọi người trade tốt.
Bonus
Đi vào 1 ví dụ ngắn nhé
Nếu bạn chưa thạo, chưa tự tin vào nhận định cá nhân thì đơn giản là cứ dự đoán cái chỗ nó sẽ hồi về ấy. Rồi cứ đợi nó hồi về đấy và đảo chiều xu hướng hồi ấy thì lúc đấy mới vào lệnh.
Còn nếu bạn đã thạo muốn mạo hiểm và biết nếu mạo hiểm thì có thể mạo hiểm được ở đâu để đỡ mạo hiểm thì sẽ có khuynh hướng đặt luôn 1 lệnh limit ngay ở thời điểm này.
Vây đâu là nơi đáng để mạo hiểm.
Ngồi xem ảnh trên trước để xem chỗ nào đáng mạo hiểm trước khi xem ảnh dưới nhé.
Chưa đủ. Cần thêm OB chưa sử dụng đúng và đủ nữa.
Kiểm tra khung nhỏ
Cộng thêm việc nhìn cả xu hướng giảm đấy thì không còn bất cứ 1 cái OB chưa sử dụng nào. Còn đúng 1 cái ở KLQT như ở trên.
Thế thì đấy mới nơi đáng để mạo hiểm vào lệnh luôn mà không đợi xác nhận.
Hi vọng qua bài này mọi người xác định tốt hơn. Biết khi nào nên dừng và đợi hợp lý hơn. Tuy nhiên khi trade thì chắc chắn không tránh khỏi có những thời điểm mà cảm xúc lấn át ý chí muốn vào sớm, thế thì cũng biết chọn nơi an toàn để đặt cược rủi ro chứ không khơi khơi đặt lệnh 1 cách dễ bị SL ngay lập tức được.