Chào các bạn, bài 3 ngày hôm nay mình muốn tổng hợp các bước vào lệnh cũng như làm rõ hơn bài trước. Mục đích để rút gọn và làm nó rõ ràng và dễ nhớ hơn nữa. Bài trước liệt kê chi tiết dài quá trời thì khi trade sợ mọi người không nhớ hết với dễ gây rối nữa. Vì thế bài này mình sẽ nói vào cái cốt lõi thôi, nếu hiểu rồi thì sẽ tự nhiên nhớ mà không cần cố.
Bắt đầu nhé
Khi làm những bài hoặc video hướng dẫn thì mình vẫn luôn khuyên mọi người trade theo xu hướng chính và đợi xác nhận xu hướng hồi kết thúc mới vào lệnh. Làm vậy nó an toàn và cũng như để người mới hiểu mình đang đứng ở chỗ nào trong 1 xu hướng. Nhưng khi quen thì chẳng cần nói bạn cũng sẽ trade kiểu của riêng bạn. Thấy cơ hội là trade. Lúc đi trade đi theo xu hướng chính, lúc đi theo xu hướng hồi.
Mình cũng vậy, khi trade thì để đơn giản mình không xác định quá nhiều vùng giá xong rồi để làm bản thân bị rối đâu. Mình chỉ quan tâm xu hướng mình muốn trade theo liệu còn tiếp diễn không. Còn thì khi giá hồi lại sẽ vào lệnh, không thì thôi. Với trading mình thấy càng nên tối giản thì càng tốt. Tất nhiên để làm được điều này thì trước hết phải biết xu hướng chính, xu hướng hồi, các thứ khác nữa rồi…
Vì thế mà từ lúc vào lệnh đến khi quản lý và chốt lệnh của mình chỉ gói gọn trong vài bước sau đây.
-
Đầu tiên mình tìm CTTT và tìm keylevel quan trọng, đỉnh cũ của 1 xu hướng mà mình dự định trade theo xu hướng đó.
Xu hướng đó có thể là xu hướng tăng, xu hướng giảm, xu hướng chính, xu hướng hồi. Gì cũng được nhưng xu hướng đó mình phải xác định được CTTT, KLQT. Nó mà khó, nhiễu vượt khả năng của mình thì mình chuyển tf khác hoặc cặp khác, hoặc bỏ qua.
-
Trong xu hướng đó mà giá có dấu hiệu hồi lại thì mình quan sát, xem xét các timeframe lớn và nhỏ hơn timeframe của xu hướng mình muốn trade để đưa ra dự đoán.
Nếu mình dự đoán xu hướng còn tiếp tục thì mình sẽ trade đi theo xu hướng đó.
Nếu mình không có cơ sở, không biết xu hướng đó còn tiếp tục không thì mình bỏ qua hoặc đợi thị trường cho mình tín hiệu, cơ sở rõ ràng hơn thì mình mới trade.
-
Nếu mình nhận định xu hướng đó sẽ tiếp tục thì chắc chắn mình sẽ vào lệnh. Vào lệnh tại đỉnh cũ hoặc tại KLQT. Chỗ nào có OB chưa sử dụng thì sẽ vào lệnh tại đó rồi quản lý lệnh.
Nếu không có OB chưa sử dụng thì tùy trường hợp mà xem xét, có thể vẫn vào hoặc không vào.
-
Vào lệnh xong và nếu giá đi theo dự đoán của mình thì mình tìm nơi để mình quản lý lệnh (Giá đến đó hoặc là cắt 1 phần khối lượng ra hoặc dời SL về hòa vốn)
Tìm điểm quản lý lệnh bằng cách mình tư duy ngược, tìm cơ hội mua bán ngược lại lệnh mình đã vào.
Bốn bước này có lẽ đã nói nhiều ở nhiều bài nhưng mình vẫn muốn tổng hợp và nói lại. Bài này thì mình muốn làm rõ hơn ở bước 3. Mình sẽ vào lệnh ở OB tại đỉnh cũ hoặc tại KLQT.
Nếu đúng thì dĩ nhiên lệnh sẽ TP. Nếu sai bị SL hoặc hòa vốn thì ngay tại thời điểm đó khả năng cao sẽ có cơ hội để bạn có thể vào lệnh nữa tốt hơn bù đắp lệnh thua trước. Trước chưa có OB thì cơ hội nó ít hơn, giờ có thêm OB chưa sử dụng thì cơ hội có lệnh bù đắp khá nhiều. Vậy nên hãy nói về vào lệnh ở OB chưa sử dụng và SL thì sao. Lệnh tiếp theo sẽ như thế nào.
1. OB chưa sử dụng ở gần đỉnh cũ
Thường bạn vào lệnh tại OB chưa sử dụng thì tỉ lệ SL ngay lập tức khá thấp. Đủ để bạn quản lý lênh. Nếu lệnh đó không TP được mà tiếp tục đi xuống phá qua OB chưa sử dụng ở gần đỉnh cũ như này
Thì đây là 1 dấu hiệu cho thấy giá có thể đảo chiều, nhưng nó chỉ là có thể, 1 dấu hiệu rất yếu chưa thể khẳng định điều gì. Giá phải phá KLQT mới cho rằng đảo chiều và tìm cơ hội bán.
Nhưng ngay thời điểm này có thể xuống khung nhỏ hơn. Có thể nhỏ hơn 1 khung hoặc 2 khung để tìm cơ hội bán xuống đi theo xu hướng giảm hiện tại.
=> Việc định lượng rõ ràng OB chưa sử dụng và phá OB chưa sử dụng đã cho mình 1 cơ hội bán mới sớm hơn.
2. OB chưa sử dụng ở gần KLQT
Có OB chưa sử dụng gần KLQT thì sẽ uy tín hơn OB chưa sử dụng gần đỉnh cũ. Vào lệnh tại đây thì tỉ lệ thắng cũng cao hơn nhiều.
Nhưng nếu giá vẫn phá OB thì sao?
Tuy là giá chưa phá KLQT nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Phá OB chưa sử dụng gần KLQT thì khả năng cao giá sẽ phá KLQT.
Nên tại thời điểm này mình sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội bán luôn mà không cần đợi giá phá KLQT rõ ràng.
3. Không có OB chưa sử dụng
Không có OB chưa sử dụng ở cả đỉnh cũ và KLQT thì theo kinh nghiệm của mình thì giá về đúng KLQT hoặc có stophunt (stophunt hay chạm về OB chưa sử dụng ở dưới nếu có).
Tất nhiên giá vẫn có thể chỉ về đỉnh cũ vì ở thị trường thì trường hợp nào cũng có thể xảy ra mà nhưng mình chỉ chọn phương án an toàn để vào lệnh thôi.
Kết luận
Bài này chỉ đơn giản vậy thôi.
-
Phá OB chưa sử dụng ở đỉnh cũ thì vẫn chưa khẳng định điều gì. Tuy nhiên có thể xuống tf nhỏ để tìm 1 cơ hội mua bán khác khi giá chưa về KLQT
-
Phá OB ở gần KLQT thì có thể khẳng định sớm giá sẽ phá KLQT. Lúc này có thể tìm cơ hội mua bán ngược lại mà không cần đợi giá phá rõ ràng KLQT.
Đấy là 2 cái đơn giản dễ nhớ nhưng lại có thể linh hoạt vận dụng trong nhiều trường hợp để thấy được nhiều cơ hội hơn. Chi tiết xử lý như nào thì mình đã viết ở bài trước bài 2 rồi. Cách xử lý đó cũng chỉ từ 2 cái lưu ý này thôi. Dễ nhớ và linh hoạt vận dụng hơn không phải ghi nhớ các cách xử lý như bài 2.
Tuy dễ nhớ như vậy thôi nhưng việc vẽ chính xác khối OB là 1 kỹ năng mình nghĩ cần phải rèn luyện và luyện tập backtest nhiều thì mới không bị vẽ sai. Mình từng backtest rất nhiều chỉ để luyện tập vẽ đúng khối OB chưa sử dụng mà khi trade nhiều khi ngáo vẫn bị vẽ sai những cái mình đã biết rồi.
Review lệnh
Đây là 1 ví dụ về lệnh cover lại của mình
Bước 4 là quản lý lệnh nhưng ở tf này thì chả có gì để nhìn nên mình xuống tf nhỏ hơn để biến sóng tăng này thành xu hướng từ đó khảo sát rồi sẽ tìm cơ hội quản lý lệnh.
Vậy là đã bị SL. Nhưng đừng vội buồn, trading vốn là chuỗi TP SL mà. Nhiều lệnh tưởng thắng chắc vẫn bị SL như thường. Cơ hội luôn có sau khi SL. Tiếp tục nhìn và khảo sát.
Vậy là nhờ có thêm kiến thức OB mà mình dự đoán sớm được giá sẽ tăng tiếp trước khi giá phá KLQT để có thêm cơ hội mua bán.
Thời điểm này điểm mua và SL đâu thì chưa biết nhưng mình dự đoán giá tiếp theo sẽ tăng lên đến nơi bắt đầu xu hướng.
OK có điểm đặt target rồi giờ tìm điểm vào lệnh và đặt SL. Tất nhiên phải xuống tf nhỏ rồi
Lệnh này được 4R. Nếu bạn đặt lệnh ở giữa khối OB thì RR sẽ cao hơn gấp đôi là 8R nhưng mình hay đặt đầu khối để đỡ lỡ kèo.
Hoặc bạn có thể đặt 2 lệnh, mỗi lệnh có khối lượng bằng 1 nửa lệnh lớn như này để tối ưu hơn
Bonus
Một bài tập nhỏ trong việc xác định khối OB nhé
Đó là xác định theo định nghĩa kiểu đơn giản - Cây nến khác màu cuối cùng. Còn nếu theo định nghĩa gốc ở những bài riêng về OB thì mình sẽ kẻ như này
Và kẻ vậy nó sẽ chính xác hơn.
OK vẫn là trường hợp đó nhưng giờ cây nến đỏ nó có thêm râu (Râu màu vàng mình kẻ thêm) thì mình sẽ chỉ vẽ khối OB như này
Lý do tại sao lại kẻ vậy thì cái này suy ngẫm chút là ra thôi. Luôn nhớ là nến chỉ là hình ảnh được biểu diễn cụ thể hóa từ việc giá di chuyển. Nhiều khi giá di chuyển 1 mạch không ngập ngừng gì nhưng biểu diễn ra nến thì có khi lại tách thành 2, 3 nến riêng biệt. Vì thế nếu bạn xác định theo kiểu máy móc quá bằng việc đếm nến thì có những trường hợp rất dễ sai.
Mình nghĩ cái gì tự nghiệm thì mới tự tạo quy tắc và dễ áp dụng được ra nhiều trường hợp khác. Tất cả đều được kẻ từ định nghĩa gốc và đây là bài tập nhỏ về nhà.
Riêng kẻ cái OB tuy đơn giản vậy thôi nhưng cũng phải mất thời gian thực hành luyện tập backtest nhiều mới ít bị sai đi. Chúc anh chị em trade tốt nhé.