TẬP BỎ - Bài 1 - Series mới dành người mới và mình

Chào mọi người, hôm nay mình có series mới hi vọng mọi người thích nó và áp dụng được nhiều trong quá trình giao dịch của mình.

Series này sẽ ngẫu hứng hơn, mình sẽ nói về những thứ nhỏ nhặt, những lưu ý, kinh nghiệm của mình chủ yếu về việc buông bỏ, không nên vào lệnh.

Tại sao lại có series này?

Mình nhận thấy từ ngày mình áp dụng thêm OB vào CTTT thì mình vào lệnh với tần suất nhiều hơn rất nhiều ngày trước, tf vào lệnh cũng bé kiểu muốn mút cả thị trường và mình nghĩ mọi người cũng đã từng như vậy.

Khi không dự đoán được giá tăng hay giảm hay không chắc chắn cho lắm thì chúng ta hay ngồi đợi. Chứ một khi đã dự đoán được rồi, đã có cơ sở rồi thì kể cả ít cũng muốn mút hết, nhiều khi được 2R cũng muốn mút, từ đây nó sinh ra việc bị nghiện vào lệnh.

Mà một khi đã bị nghiện thì sẽ rất dễ mắc sai lầm, kể cả những sai lầm cơ bản nhất nên mình làm chuỗi này để chia sẻ kinh nghiệm với mọi người tránh mắc phải những lỗi sai cũng như là nhắc nhở chính mình, dù gì thì viết ra nó sẽ giúp nhớ dai và nhớ sâu hơn mà.

Bắt đầu nhé

I. Quy tắc 1: Không bao giờ tin tưởng vào thứ mình đang thấy ở duy nhất 1 timeframe.

Thứ bạn có thể tin tưởng khi nhìn duy nhất ở 1 timeframe thì nó chỉ là việc giá đã phá đỉnh (đáy) hay chưa thôi.

Còn những thứ như OB chưa sử dụng, KLQT thì đều không nên vội vàng kết luận đó là OB chưa sử dụng hay là KLQT khi bạn mới nhìn ở 1 timeframe.

Vì vậy mà phải luôn luôn kiểm tra ít nhất ở 2 timeframe rồi hẵng kết luận.

  1. Tf thứ nhất là tf bạn đang nhìn và xác định.

  2. Tf thứ 2 là tf nhỏ hơn tf bạn đang nhìn.

Nếu bạn có khả năng cao hơn thì có thể nhìn nhiều tf hơn để đánh giá chính xác hơn, nhưng ban đầu để đỡ rối cho người mới thì tạm thời cứ nhìn 2 tf như vậy trước đã.

Ví dụ 1

Khá hợp lý vì trong nhiều bài viết cũng như trong video mình hay chỉ nói trên 1 timeframe và làm vậy. Nhưng khi trade thì không chỉ vậy. Mình luôn xác thực điều đó trên ít nhất là 2 timeframe.

Xuống tf nhỏ hơn tf mình đang nhìn thì như này

Tf nhỏ hơn để nhìn rõ hơn thì thấy cái vùng giá đó nó rất bình thường. Nó chả là cái gì cả.
Chưa biết việc dự đoán xu hướng tăng có đúng hay không nhưng kể cả có đúng thì vào lệnh ở đó thì khả năng cao sẽ bị SL ngay lập tức.

Kết quả

Ví dụ 2

Giờ thì làm y hệt như trên kiểm tra nó ở tf nhỏ hơn

Vậy thì giờ việc vào lệnh như trên mới có cơ sở thắng. Nếu sai thì khả năng cao sẽ quản lý lệnh được mà không bị mất tiền.

Kết quả

Kết luận

  • Timeframe nhỏ xác nhận cho timeframe lớn. Hãy trade khi cả 2 tf đều nói giống nhau về 1 vấn đề.

  • Luôn luôn nhớ nhìn tối thiểu 2 timeframe trước khi kết luận bất kể 1 cái gì, đừng chỉ nhìn 1 timeframe duy nhất mà đã đưa ra kết luận.

II. Quy tắc2: Không nên vào lệnh ở OB chưa sử dụng mới hình thành

Kiểu vào lệnh mà mình hay khuyên người mới là xem gần KLQT có OB chưa sử dụng thì vào lệnh. Không có thì thôi không vào lệnh như sau.

Trên là kiểu vào lệnh mình hay khuyên người mới vào. Nhưng vấn đề ở chỗ là không phải lúc nào gần KLQT cũng có OB chưa sử dụng. Và không nhiều người chờ đợi được đến trường hợp KLQT có OB chưa sử dụng mới vào lệnh. Phần nhiều vẫn vào lệnh ở OB chưa sử dụng nếu dự đoán giá tiếp tục xu hướng của nó như này:

Kết quả

Tuy ví dụ trên đã TP và mình có những lệnh kiểu đó nhưng mình không muốn bạn cũng vào lệnh như vậy vì vào lệnh như vậy nếu đúng TP thì không sao nhưng nếu sai thì rất dễ dính SL ngay lập tức, khó có cơ hội quản lý lệnh nếu chưa hiểu kỹ CTTT và phân tích thành thạo.

Và nếu vào lệnh thường xuyên như vậy thì dễ bị nhìn thị trường theo góc nhìn ngắn, gây sai sót nhiều hơn

Kết quả

Sau đó

Phân tích lại

Vì lý do vậy nên ban đầu chấp nhận chỉ vào lệnh ở OB chưa sử dụng gần KLQT, hoặc bét nhất là OB chưa sử dụng đã hình thành 1 khoảng thời gian như này

Hoặc như này

Hay như này

Chứ đừng nên như này

=> Làm như vậy nó không giúp bạn TP, vì TP thì cần thêm những yếu tố khác nữa. Nhưng ít nhất nó giúp bạn quản lý lệnh tránh bị SL ngay lập tức.
Một lệnh đặt ra mà chỉ có thể thắng hoặc thua thì chắc chắn nó không tốt bằng 1 lệnh có thể thắng, có thể thua hoặc có thể hòa rồi.

Và nhớ luôn luôn kiểm tra mọi thứ ở những tf khác nhau nhé.

III. Quy tắc 3: Timeframe vào lệnh không phải là m1, m2

Mình hiện tại đang vào lệnh ở timeframe m1 và mình thấy nó có nhiều sự khó khăn mà mình khuyên 1 người mới không bao giờ trade ở M1 dù thấy người khác vào lệnh như nào đi chăng nữa.

Có 6 khó khăn lớn nhất mà mình thấy khó để có thể kiếm được lợi nhuận ổn định ở timeframe này:

  1. Tâm lý rất bất ổn đỉnh
    Nó bất ổn định vì tiền nhảy và nếu lệnh bị SL thì nó đến rất nhanh gây chán nản muốn bỏ hoặc cay cú muốn gỡ gây ra 1 chuỗi tai hại.

  2. Phí vào lệnh và spread là kẻ thù giết chết lợi nhuận.
    Nếu như SL của bạn là 2 pips, đo trên tradingview lệnh đó đạt tỉ lệ R/R: 1 / 5 nhưng nếu tính cả khoản phí vào lệnh spread thì lệnh đó có Rủi ro/ Lợi nhuận thực tế chỉ loanh quanh trên dưới 1 / 3 thôi. Nếu SL 1 pip thì còn thấp hơn nữa.

  3. Thời gian quá ngắn để phân tích và nhìn kỹ càng 1 vấn đề
    Có nhiều lệnh mình phân tích rất nhanh rồi đưa ra quyết định vào lệnh xong rồi thua trong chớp mắt để rồi sau đấy thì tự vả vào mặt mình vì câu: Thế mà cũng để sai được.

  4. Không xuống timeframe nhỏ hơn để kiểm tra được
    Nếu như bạn vào lệnh ở M5 và xuống M1, M2 để kiểm tra thì nó khác nhé. Còn mình vào lệnh M1 nên mình không thể xuống timeframe nhỏ hơn để kiểm tra nên trade dựa vào CTTT và phán đoán rất nhiều. Thắng liên tục có nhưng thua liên tục cũng có. Khi thua thì có nhiều trường hợp không biết nguyên do vì không xem tf nhỏ hơn được.

  5. Mỗi lần nhìn vào biểu đồ như nhìn 1 biểu đồ mới hoàn toàn
    Nếu ai theo trường phái trade 1 vài cặp để dễ theo dõi như mình thì rất không thích việc mỗi lần nhìn vào biểu đồ thì thấy nó như biểu đồ mới tinh, phải phân tích lại từ đầu. Tiếp đó lại áp lực thời gian cần phải phân tích nhanh nếu không giá chạy mất lại càng gây ra sai sót.

  6. Mất rất nhiều thời gian
    Trade timeframe nhỏ như mình đang trade nó mất rất nhiều thời gian để mình làm những việc khác. Bận hơn trước nhiều.

Vậy tại sao mình vẫn trade M1 thì tổng kết lại nó vẫn có lãi và quan trọng là nó cho mình luyện tập nhiều hơn để có nhiều kinh nghiệm hơn ở những trường hợp chưa hiểu. Khi nào thấy đủ thì mình sẽ lại quay về trade những timeframe lớn hơn để lại rảnh hơn.

Tổng kết

Không phải tất cả nhưng quy tắc trên mình luôn tuân theo liên tục. Nhưng đó là những thứ mình sẽ quay trở lại tuân thủ, chấp nhận chờ đợi lâu hơn chút mỗi khi mình dính chuỗi sml vì sự vội vàng.

Những quy tắc buông bỏ trên là những quy tắc khởi đầu tốt mà 1 người mới bắt đầu nên tuân thủ, ăn ít để có thể sống sót trước khi muốn mút cả thị trường.

Vẫn còn 1 vài cái nữa nhưng mình dành nó cho bài sau nhé.

93 Lượt thích

Vãn đnag bế tắc quá a trung ạ… Trade m15 nhưng em soi m5 thấy ob vẫn đúng, nhưng lại chuyển xuống Tf nhỏ hơn nó lại k đúng, kiểu nó có râu m1, m2 chạm ob rồi… Nên k biết tin cái nào

5 Lượt thích

đọc xong bài này thế nào cũng có một ông bị rối và thua tiếp cho coi.kkkkk

2 Lượt thích

Mình cũng thắc mắc vấn đề này

2 Lượt thích

Mới đọc lướt . Chưa đọc kĩ lắm . Mỗi bài của ad phải đọc vài lần mới thấm 1 tí . Cảm ơn ad đã dành thời gian viết bài cho a.e đọc
Cứ T.T.T THÔI

4 Lượt thích

Mình thường kiểm tra xuống 1 tf thôi. Thấy nó rõ ràng thì thôi.
Bạn đừng vào lệnh ngay mà chỉ vào lệnh khi có xác nhận thôi

5 Lượt thích

Bài viết dễ hiểu và đúng những điều em đã ngẫm ra quá thời gian vừa rồi, cám ơn anh
Một cơ hội tốt cần có thời gian hình thành và là tổng hoà của nhiều yếu tố

4 Lượt thích

Vâng, em cảm ơn a ạ… Em cũng áp dụng cách dự đoán sớm xu hướng hồi đó đảo chiều bằng TF nhỏ như bài trước đó a đã viết… Nhưng nhiều khi OB csd bị phá rồi mà xu hướng nó vẫn chưa kết thúc a ạ… A có thể làm rõ thêm về chỗ khi nò thì xác nhận được xu hướng hồi kết thúc k ạ

1 Lượt thích

Bạn cho mình hình ảnh cũng như hình ảnh cặp đó để mình xem nhé.

3 Lượt thích

Em dùng đt nên k post ảnh được a ạ… Kiểu nếu đợi nó phá klv qt xu hướng hồi thì nó lại trở về nơi bắt đầu xu hướng hồi luôn. K có cơ hội vào lệnh.

1 Lượt thích

Còn nếu TF vào lệnh m15, thì xuống m1.m2 xem có klv qt xu hướng hồi thấy nó phá rồi nhưng sau đó nó lại tăng lại đi theo m15 hồi

Việc không đặt lệnh ở OB chưa sử dụng vừa mới hình thành nó tương tự như không vào lệnh tại vị trí phá vỡ giả, vì không biết tại đó đã phá vỡ thật hay chưa.

Kinh nghiệm cho người mới, khi có OB mới, cứ đợi cho giá phá thật, tạo KLQT gần OB CSD là chiến thôi ạ.

4 Lượt thích

Cái quy tắc này phải nhớ kỹ nhất, ms vào mua, kq SL, xong rồi bán chiều ngược lại kết quả lại sl xong rồi mất tự tin hẳn

2 Lượt thích

Nâng cấp tradingview lên premium là xem được khung giây anh Trung ạ.

Nhỏ hơn cả giây thì có cách nào ko bạn ơi :upside_down_face::upside_down_face::upside_down_face:

1 Lượt thích

Thanks sếp vì bài viết chất lượng :smiling_face_with_three_hearts:

1 Lượt thích

Thì xem m5 thôi,trade khung m15 thì xuốg 1 khung m5 chech thôi,xuốg nhiều khung nó rối đó b,còn đâu nó chả có xác xuất thắng thua,thắng nhiều hơn thua là đc

4 Lượt thích

có trường hợp đó thì mình coi như bỏ thôi bạn. Ngày trước mình cũng hay tiếc những trường hợp đó rồi vào lệnh mạo hiểm hơn vì sợ không còn cơ hội vào lệnh và toang.

Nếu tf vào lệnh là M15 thì xuống m5 để kiểm tra thôi, còn bạn kiểm tra tận m1 m2 thì lúc đó lại thành vào lệnh ở m5 mất rồi.

2 Lượt thích

Nâng cấp xong chắc 1 năm sau mình sợ mình đi bụi mất. :sweat_smile:

Vâng, em cảm ơn a… Em mới đnăg 1 bài mới về tin OB ở TF nào ấy a… Mong a giải đáp

1 Lượt thích