Định không làm bài này mà hôm nay thấy nhiều anh em vẫn còn mắc cái vấn đề này nên từ chiều qua đến giờ cứ thấy bứt rứt trong lòng nên mình quyết định chia sẻ thêm ở mấy vấn đề như:
- Thế nào là xu hướng hồi, thế nào là sóng hồi?
- Thế nào phá vỡ thật, thế nào là phá vỡ giả?
Hai cái vấn đề trên nó tạo ra keylevel quan trọng. Và đó chính là mấu chốt của hầu hết vấn đề.
1. Đầu tiên hãy nói về vấn đề phá vỡ thật và phá vỡ giả trước
Chắc anh em không còn lạ gì cái này nhưng mình xin tổng hợp cũng như cách mình xác định phá thật và phá giả nó nâng cấp và update thêm.
Cái việc chưa phá 1 cách rõ ràng như này thì không có gì phải nói đến nhé.
Nhưng mà những trường hợp như này
Nó cứ dôi lên kiểu như phá vỡ giả thế này thì mình xin nhắc lại câu thần chú của mình. Không chủ quan, không khẳng định ngay mà phải kiểm tra nó bằng nhiều timeframe rồi hẵng quyết định nó đã phá thật hay chưa.
Và đây là cách mình kiểm tra.
Giả sử timeframe mình phân vân là cái vấn đề phá thật hay phá giả là timeframe M15 thì mình xem 3 timeframe đó là M30 M15 và M5. Giờ mình sẽ giải thích việc xem timeframe lớn hơn (M30) và nhỏ hơn (M5) để làm gì
- Timeframe M30 mình xem momentum. Bởi vì nếu M15 bạn phân vân là phá thật hay giả thì lên timeframe lớn hơn như M30 thì nhìn nó giả chắc rồi. M30 không xem nó phá đáy đỉnh cũ hay chưa mà xem nó phá xong nó bật trở lại có mạnh không. Bật trở lại mạnh (mô hình nến đảo chiều mạnh) thì khả năng là phá giả, bật lại yếu thì khả năng là thật.
- Timeframe M5 xem chi tiết nến phá đỉnh cũ. Nó nó phá lờ mờ, lục đục như M15 thì khả năng là giả, nếu nó phá rõ ràng (Phá xong tiếp tục đi lên tiếp) thì khả năng là thật.
Ví dụ nhé:
Nhìn thì giống thật rồi nhưng mà không được chủ quan, cứ kiểm tra lại cho chắc mất gì đâu.
Tiếp tục xem M5 để chốt hạ
=> Tổng kết nó là phá vỡ thật
2. Giờ mình nói về vấn đề sóng hồi và xu hướng hồi
Trong phần này mình sẽ chỉ nói chuyên về vấn đề 1 sóng hồi (hồi 1 mạch) có thể nó là sóng hồi mà cũng có thể nó là xu hướng hồi. Và đây là cái thứ rất oái oăm mà nếu chỉ nhìn 1 timeframe thì không nhận ra nên mình luôn nhắc hãy nhìn nhiều timeframe, phân tích các timeframe trước khi vào lệnh là vì thế.
Một sóng hồi trừ khi rõ ràng (hồi 1 mạch toàn nến 1 màu) thì mình gần như không kiểm tra xem nó có phải sóng hồi hay không mà khẳng định luôn. Nó là sóng hồi (hồi 1 mạch)
Nhưng khi sóng hồi mà hồi kiểu nến xanh đỏ xen kẽ, rất là màu mè, nhìn qua thì nó giống sóng nhưng thực chất đôi khi không phải vậy. Thời điểm đó đừng vội tin nó là sóng hồi mà phải kiểm tra. Kiểm tra nó thì vẫn là nhìn nhiều timeframe thôi.
Ví dụ nhé
Đây là trường hợp mình đã nói trong 1 topic rồi và giờ mình lấy lại ví dụ cho mọi người cùng đọc được.
Nếu mà chỉ nhìn timeframe trên thì ai cũng bảo nó chỉ là sóng hồi (hồi 1 mạch). Lý do mọi người nhìn qua nói nó là sóng hồi vì thỉnh thoảng có 1 cây nến đỏ thôi à.
Giả sử giờ cái chỗ 1 cây nến đỏ ý thay bằng 2 cây nến đỏ (nhưng độ dài tổng cộng vẫn chỉ bằng 1 cây nến đỏ ban đầu) thì mọi người lại cho rằng nó là xu hướng hồi.
=> Đó chính là vấn đề mình muốn nói. Chúng ta đang tính số cây nến 1 cách máy móc và đó là 1 sai lầm nếu cứ làm thế và chỉ xem 1 timeframe. Những trường hợp này mình xuống timeframe nhỏ hơn để kiểm tra sự thật.
Thế nên mình kết luận cái sóng hồi ban đầu không phải là sóng hồi mà là xu hướng hồi. Và cứ coi cái hồi 1 nến ở cái timeframe lớn là hồi.
Ví dụ tiếp theo
Đây là trường hợp phổ biến chúng ta hay gặp. Và chúng ta vẫn coi nó chỉ là sóng hồi (hồi 1 mạch)
Nhưng mình vẫn kiểm tra nhé chứ không tin bất kì timeframe nào. Kiểm tra vẫn là xuống timeframe nhỏ hơn
Kiểm tra xong thì mình kết luận. Nó đúng là sóng hồi rồi.
Kết luận:
Cứ đẹp chạy như SGK thì trade thì không đẹp nến nhập nhằng thì hãy nhớ câu thần chú: Không được chủ quan, phải kiểm tra nó bằng nhiều timeframe. Đây là cái vấn đề mình mắc sai lầm khá lâu trước đây. Mong mọi người giữ tinh thần cảnh giác cao độ. Trade ít lệnh là để khám phá ra những cái này.