Chào mọi người, trong hội quán thì chuyên mục Sổ Tay Trader là chuyên mục ra đời muộn nhất nhưng lại là chuyên mục mình yêu thích và tâm huyết nhất.
Nếu bạn đang bị tẩu hỏa nhập ma thì theo mình chỉ cần xem chuỗi series này là đủ, và đó là mục đích mình làm chuỗi series này. (Xin lỗi vì mình đã không làm chuỗi series này sớm hơn vì khả năng sư phạm có hạn)
Chuỗi series Sổ Tay Trader này chủ yếu là mình nói về bản chất thị trường. Cách mình đã hiểu thị trường từ đầu. Và chính từ đây mình mới phát triển ra những quy tắc lọc nhiễu như mọi người cũng thấy.
Nếu bạn hiểu sâu và kỹ hơn thì bạn có thể tự tạo cho mình những bộ quy tắc nó còn chuẩn xác và tốt hơn của mình, từ đó tăng được tỉ lệ thắng lên cao hơn nữa vì mình biết có nhiều quái kiệt lắm. Thế thì bài hôm nay mình muốn làm rõ vấn đề về Hồi và đi ngang
BẮT ĐẦU NHÉ
1. Thế nào là hồi, thế nào là đi ngang
Trong 1 xu hướng tăng như 2 hình trên thì với mình định nghĩa của:
-
Hồi: là khi mà bên mua đã yếu không còn đủ sức đẩy giá lên, và thời điểm này bên bán hoàn toàn đã thắng thế đẩy được giá xuống.
-
Đi ngang: là khi bên mua đã yếu không còn đủ sức đẩy giá lên, nhưng lúc này bên bán cũng không đủ mạnh để thắng thế mà đẩy được giá xuống. Nó cứ giằng co ở đoạn đó rồi lại lên tiếp
Chính vì điều này nó dẫn tới việc có tạo được KLQT hay không. Vậy tại sao hồi lại tạo được Keylevel quan trọng còn đi ngang thì không.
2. Giải thích
Một người bình thường chưa cần biết gì nhiều về thị trường thì đều hiểu được quy luật giá thấp thì mua nhiều, giá càng tăng thì càng mua ít hoặc không mua vì cảm thấy đắt.
Và giá càng tăng thì số người cảm thấy đắt không đáng mua cũng tăng theo, giá tăng đến 1 ngưỡng thì số lượng mua bắt đầu tiệm cận số lượng bán. Và dù xu hướng vẫn còn tăng thì vẫn sẽ xảy ra hiện tượng giá tăng đến 1 ngưỡng nào đó thì không tăng nổi. Giá giờ có thể hồi lại hoặc chỉ đơn giản là chững lại đi ngang (giai đoạn tích lũy) rồi lại tăng lên tiếp.
Giai đoạn giá hồi lại
Như mình đã định nghĩa ở trên là giá hồi lại nghĩa là phe bán đã thắng thế và trong 1 khoảng thời gian đã dành hoàn toàn được quyền kiểm soát thị trường.
Cái điểm số (2) nơi phe mua dành lại được quyền kiểm soát và tiếp tục đẩy giá lên phá qua khỏi đỉnh cũ (điểm (0)). Tức là ở điểm số (2) đó thì số người cho rằng giá hồi lại đã đủ và giờ đã quá rẻ để mua có lượng đông, là nhiều nhất. Vì thế ở đó chính là nơi có lực mua mạnh nhất và đó chính là keylevel quan trọng.
Xem lại hình này
Giai đoạn giá đi ngang
Giá bị đẩy lên càng cao thì lượng người cảm thấy đắt không mua càng nhiều vì thế lực mua sẽ càng ngày càng yếu. Đến 1 cái ngưỡng mà lực mua tiệm cận lực bán thì giá bị chững lại, nhưng thay vì phe bán thắng thế kiểm soát thị trường như trường hợp giá hồi lại thì nay phe bán bằng phe mua luôn.
Giá không hồi lại để lượng người mua cảm thấy đủ rẻ rồi lao vào mua nhiều mà đơn giản chỉ tạm đứng đó rồi lên tiếp. Vì thế với mình giai đoạn đi ngang sẽ không tạo được keylevel quan trọng.
Đó là cách mình hiểu. Nhưng mà thị trường không phải nó di chuyển luôn đẹp để mà nhìn vào đấy là xác định ra ngay đâu là hồi, đâu là đi ngang. Vì thế mình mới xây dựng bộ quy tắc như nào là hồi như nào là đi ngang của riêng mình.
Quy tắc của mình
-
Với mình hồi: là ở lần đầu tiên giá hồi về thì phải hồi về ít nhất được 2 cây nến rõ ràng tách biệt nhau. Nếu như trade ở timeframe nhỏ thì cây nến thứ 3 không được tạo thành cặp nến đảo chiều mạnh với cây nến thứ 2.
-
Với mình đi ngang: thì đơn giản nó không phải là hồi.
Quy tắc đó được mình tạo ra từ định nghĩa hồi ban đầu và trải qua quá trình trade backtest nhiều thì tự rút ra thôi. Trader nào thì cũng đều làm vậy, quy tắc mỗi người đều là do mỗi cá nhân trải nghiệm, kiểm nghiệm và tự tạo cho mình trên 1 nền có sẵn và thường sẽ không ai giống ai hoàn toàn.
Ban đầu mới trade, nếu bạn chưa có quy tắc cho riêng mình thì cứ lấy quy tắc của mình, sau này trade lâu hiểu sâu, rút ra nhiều bài học thì hãy cứ thoải mái tinh chỉnh lại cho phù hợp với bản thân nhé.
Thực hành
Để hiểu rõ hơn nữa thì mình sẽ đi vào 1 vài ví dụ về việc đọc nến từ đó cùng mình hiểu đâu là hồi, đâu là đi ngang nhé.
Ví dụ 1
Đây là biểu đồ BTC khung tuần. Cái này quá quen thuộc mang tính thời sự rồi và mình cũng nói nó ở 1 bài về tư duy đầu tư coin rồi, phân tích lại đoạn này để mọi người cùng hiểu rõ hơn.
Giờ mình đang muốn xem khung tháng giá nó chạy thế nào và mình xuống khung tuần chỉ để lọc nhiễu cho khung tháng nhé.
Cây nến đỏ hồi về đầu tiên là cây nến spinning top hoặc có người nhìn thành nến pinbar. Nhưng dù là nến nào thì nến có râu dài đều biểu hiện cho việc đang có sự tranh chấp, đánh nhau giữa phe mua và phe bán chứ nó không nói lên việc phe bán đã thắng thế hoàn toàn.
=> Thời điểm có cây nến đầu tiên là thị trường đang đi ngang
Cây nến đỏ hồi về thứ 2 nhìn ổn này nhưng nó vẫn chưa thoát được vùng giá cây nến đầu tiên (cây nến đầu tiên là cây nến đang có tranh chấp) vì thế khi chưa thoát ra được vùng giao tranh thì chiến sự giữa mua và bán vẫn còn thời điểm này tất nhiên vẫn chưa nói lên việc phe bán đã thắng thế hoàn toàn.
=> Thời điểm có cây nến thứ 2 vẫn trong vùng tranh chấp nên với mình thị trường vẫn đi ngang chưa thể khẳng định là hồi được.
Cây nến thứ 3 nói rõ luôn. Đúng là giá vẫn tranh chấp. phe bán chưa thắng thế hoàn toàn để đẩy được giá xuống.
Cuối cùng thì như này. Chung quy mình cho rằng chỗ này đi ngang của nến tháng luôn.
Đây là thuần từ đọc nến nhé chứ không áp dụng quy tắc gì nhé.
Ví dụ 2
Vẫn là BTC khung tuần thôi. Chỗ này nếu theo quy tắc của mình thì không thỏa mãn 2 cây nến hồi về rõ ràng, nó chỉ có 1 cây gọi là rõ ràng thôi nhưng giờ tạm quên đi và cứ chỉ đọc nến để hiểu thôi nhé
3 cây nến spinning top, pinbar đều có râu dài. Chỗ này kiểu giá bị khựng lại vì lực mua bán đang bằng nhau chưa thể khẳng định bên nào thắng cả.
Đến khi xuất hiện cây nến đỏ dài này thì có thể khẳng định phe bán hiện đã thắng thế rồi. Có thể đây là hồi. Nhưng vẫn nên chờ phản ứng của cây nến tiếp theo
Cây nến tiếp theo là nến đứng im thì với mình nó không đẹp. Tuy nhiên cây nến này nó nói được rằng phe bán thắng thế hoàn toàn trước đó là thật. Và nó cũng có lý do để đứng im vì đã chạm vào 1 vùng có tranh chấp trước đó.
Dữ liệu giờ chưa đủ để nói lên điều gì nên cần phải đợi
Và sau đó là 1 đống nến như này. Mình không biết giải thích như nào cho dễ hiểu nhưng có thể hiểu đại loại là nó tôn trọng việc phe bán đã thắng thế trước đó mới di chuyển như vậy. Chứ sau nến đỏ thân dài đâm xuống ấy lại là nến xanh thân dài hơn đâm lên ngay thì thiếu tôn trọng phe bán quá.
Vậy nên trong trường hợp này dù chỉ có hồi xuống 1 nến rõ ràng, nó không đúng theo quy tắc của mình, nó không tốt không đẹp. Nhưng đây là timeframe tuần, nến tuần nó có giá trị lắm, cộng thêm việc đọc nến ở những cây nến đằng sau thì mình vẫn cho rằng đây là hồi. Nhưng nói gì thì nói nó vẫn là xấu. Nếu là trade thì mình bỏ từ lâu rồi, nhưng vì là kèo đầu tư nên phải cố mà nhìn thôi.
Ví dụ 3
Mọi người có nhớ có mấy lần mình nói hồi 1 cây nến đôi khi nó cũng là hồi không. Nên hồi dù chỉ 1 cây thì vẫn nên kiểm tra lại vì nhỡ đâu nó giống như VD2 mà mình đã phân tích thì sao. Nhưng mà hồi 1 cây nến kiểu như sau thì đa phần đó không phải là hồi
Cây nến đỏ thân dài đầu tiên xuất hiện. Nói lên phe bán đã hoàn toàn thắng thế. Khả năng hồi là rất cao rồi
Vậy mà sau đỏ là nến xanh mạnh hơn đâm trở lại, không tôn trọng tí nào cái cây nến đỏ đằng trước. Vì thế việc nói phe bán đã thắng thế trước đó là fake, là giả. Đây không phải là hồi mà chỉ là giá bị chững lại rồi tiếp tục đi lên thôi.
Lưu ý: Những trường hợp mà bạn xem tf nhỏ nhìn đẹp giống hồi nhưng ở tf lớn mà nó đi kiểu này thì phải thật cẩn thận nhé trong việc để TP nhé. Nếu bạn trade tf nhỏ đặt lệnh mua thì giá có thể vẫn bật lên nhưng có thể sẽ không về nơi TP bạn đã đặt. Thế nên mình mới nói trước khi trade thì luôn phải kiểm tra tất cả các timeframe 1 lượt là vì vậy.
Kết luận
Những ví dụ trên là để bạn hiểu cách mình đọc nến từ đó có thể tạo được quy tắc trade cho riêng mình. Bạn có quy tắc khác của mình cũng được nhé, khác chứng tỏ giỏi hơn chứ không phải khác là sai nhé.