Order Block - Phần 5 - OB hết hạn, OB còn hạn?

Chào các bạn, hôm nay vẫn là bài về Order Block.
Bài này là bài bị vỡ kế hoạch, ngoài dự tính ban đầu của mình vì ban đầu mình chỉ định làm 4 phần cho series Order Block này thôi.

Nhưng có nhiều vấn đề hay ho quanh khối Order Block nên mình lại tiếp tục đẻ phần mới, đẻ đến khi nào mình thấy hết cái hay ho trong khối OB này thì thôi. ( anh em nào có điều gì hay ho về Order Block mà mình chưa có thì chia sẻ lại nha!)

Bắt đầu nhé

Khi mà giá di chuyển thì nó để lại rất nhiều keylevel và rất nhiều OB. Đẻ ra thì lắm nhưng mỗi tội không phải cái nào cũng vào lệnh được.
Thế nên mình đã từng dành rất nhiều thời gian để nghiền ngẫm, quan sát xem nên vào lệnh tại keylevel nào vì chúng ta đều biết không phải giá cứ đến keylevel là sẽ xảy ra đảo chiều.

Sau 1 quá trình mọi người cũng thấy là mình hoàn toàn gần như vào lệnh dựa vào cấu trúc thị trường, tức là dựa vào cấu trúc thị trường để biết nên vào lệnh tại keylevel nào. Nhưng bản thân cái keylevel đó đẹp hay xấu, là trai hay gái, là loại còn zin hay mất zin thì mình đều không quan tâm, đúng ra là không biết, mình đánh đồng nó chỉ là keylevel.

Đến khi biết cái khối Order Block thì mình bắt đầu biết hóa ra cái này còn phân biệt được nam nữ, còn zin hay mất mất zin. Từ đó kết hợp cái này vào còn giúp tăng tỉ lệ thắng cao hơn nữa.
Chính vì lý do đó mà xuyên suốt những phần trước mình chỉ tập trung vào việc phân biệt “zin” khối OB, xác định khối OB nào nên vào lệnh (Khối OB chưa sử dụng) và khối OB nào không nên vào lệnh (Khối OB đã được sử dụng).

Nhưng điều đó không đồng nghĩa giá đến khối OB chưa sử dụng là luôn luôn bật lại. Nó chỉ có tỉ lệ bật lại cao hơn để giúp chúng ta có cơ hội quản lý lệnh thôi.
Và để tỉ lệ đó tiếp tục cao hơn nữa thì khối OB chưa sử dụng mình lại còn chia thêm 1 bậc nữa là OB còn hạn sử dụng và OB quá hạn sử dụng.

Đến đây thì có lẽ a/c/e nghĩ rằng mình đang làm phức tạp hóa, gây khó khăn thêm nhưng hãy xem hết bài này trước đã nhé.

Bối cảnh thị trường

Nếu dự đoán giá sẽ tăng tiếp thì không có lý do gì không vào lệnh tại khối OB đó và thường trong đầu kì vọng như bên dưới

Thực tế thì có khả năng chúng ta bị lỡ kèo như này

Như vậy là đặt lệnh xong thì bị lỡ, giá không xuống cái OB chưa sử dụng đó mà tiếp tục tăng tạo được những khối OB mới.

Giờ câu hỏi đặt ra là:

  • Giá xuống về khối OB quá hạn thì có nên vào lệnh không?
  • Hoặc nếu vào lệnh thì có cơ hội quản lý lệnh không?

Hỏi: Có nên vào lệnh không?
Trả lời: Với mình thì không nên.

Hỏi: Nếu vào lệnh thì có cơ hội quản lý lệnh không?
Trả lời: Với mình là hên xui 50/50

Ăn phải đồ quá hạn thì có thể bị đau bụng, có thể khỏe re, không sao cả.
Nhưng với mình ban đầu tốt nhất không nên vào. Muốn vào thì xuống khung nhỏ, đợi xác nhận đảo chiều hoặc đợi 1 cấu trúc tăng nhỏ rồi cưỡi trên con sóng đó thì sẽ chắc chắn hơn nhiều.

Nếu bạn để ý thì đây cũng chính là cách vào lệnh mà nhiều kênh chuyên về SMC cũng đã chia sẻ.

  1. Giá đến OB khung lớn
  2. Thì xuống khung nhỏ đợi xác nhận đảo chiều cấu trúc
  3. Đảo chiều xong, hoặc thấy xu hướng nhỏ hiện tại thay đổi. Có OB khung nhỏ thì tìm cơ hội vào lệnh

Và nó bạn lại để ý thì cũng thấy đây là cách mình cũng đã chia sẻ cả trên youtube và khóa học:

  1. Giá chạm KL khung lớn
  2. Xuống khung nhỏ đợi xác nhận đảo chiều rồi tìm cơ hội mua bán tại KLQT, đỉnh cũ.

Giờ cùng mình đi vào 1 vài ví dụ về biểu đồ thực tế mấy cái OB chưa sử dụng nhưng còn hạn và OB chưa sử dụng nhưng hết hạn của mình nhé.

1. OB chưa sử dụng và còn hạn

Nó chạy kiểu như trên thì mình mới đánh giá là tốt, ít nhất nếu sai thì có cơ hội quản lý lệnh để không bị SL ngay lập tức

Xem tiếp thì sau đó nó lại tạo được OB chưa sử dụng còn hạn và được sử dụng ngay sau đó

2. OB chưa sử dụng nhưng hết hạn

Nếu hỏi có nên vào lệnh mua tiếp không thì với mình thì không nên đặt như vậy, tất nhiên có trường hợp có thể đặt như vậy nhưng đó là khi trình độ cao hơn trong việc phân tích.
Còn khi chưa cao thì cứ làm những gì an toàn trước. Đợi xác nhận ở khung nhỏ hơn nữa rồi tìm 1 cơ hội mua lên sau

3. Một trường hợp về OB chưa sử dụng và hết hạn nhưng có cái kết khác

Sau đó

Tiếp theo đó

Câu hỏi là có nên vào lệnh không thì với mình, câu trả lời vẫn là đợi 1 xác nhận nữa.
Nhưng trong trường hợp này nó khác trường hợp trên ở cái Phá cấu trúc (BOS) lần 2.
Bạn có thể xem lại giữa 2 trường hợp để tự đưa ra sự so sánh.

Kết quả

Đây cũng là 1 trường hợp như vậy

Tổng kết

Dù OB nó có hay có ưu điểm như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng không phải là quan trọng nhất trong quá trình đặt lệnh. Không phải cứ thấy OB chưa sử dụng, OB đẹp là vào lệnh.
Với mình cấu trúc thị trường vẫn là quan trọng nhất. Mình coi cấu trúc thị trường là vũ khí tấn công, còn OB chưa sử dụng là vũ khí phòng vệ.

Những ví dụ mình đưa ra ở trên cũng đã đưa ra góc nhìn của mình ở những trường hợp tốt nhất nên vào, những trường hợp không tốt lắm nhưng vẫn có thể vào, và trường hợp không tốt không nên vào để bạn tự cân nhắc khi vào lệnh.

Và bài này chỉ nói về bước cuối cùng sau khi đã biết nên mua hay nên bán, biết nên mua hay bán rồi thì thấy xác nhận tốt nhất, xác nhận tốt vừa, hoặc không tốt để cân nhắc trước khi đặt lệnh.

Còn việc nên tìm cơ hội mua hay cơ hội bán thì vẫn là nhìn cấu trúc thị trường ở khung lớn như mọi bài trước đây của mình thôi, chứ mình cũng chưa thay đổi gì cả. Chào các bạn, hẹn gặp mọi người ở bài tiếp theo.

186 Lượt thích

cái gì qua tay Medio cũng sẽ đơn giản và dễ hiểu hơn rất nhiều =))) cái BOS lần 2 của trường hợp 3 nó yếu hơn cái trường hợp 2 đúng ko nhỉ, trường hợp 2 cái BOS lần 2 nhìn nó rõ ràng hơn nhiều

7 Lượt thích

M5 a vào theo OB thì hay để sl bao nhiêu vậy a

3 Lượt thích

Mình nhìn nhận và đánh giá: Dạng False breakout/ Stop hunt thì vẫn còn tác dụng.

12 Lượt thích

Ngày trước không định lượng được KL thì mình mới cần để SL theo pips hoặc thấy đủ an toàn. Còn giờ OB định lượng được thì cứ SL sau OB thôi không cần quan tâm bao nhiêu pips.

7 Lượt thích

AD cho em hỏi thêm về Cấu trúc thị trường hiện tại theo cách nhìn BOS


Mong Ad có bài viết để làm rõ về Cấu trúc thị trường, vì so với ngày xưa, em thấy đôi khi giá chưa phá KLqt một cách rõ ràng AD đã có thể vào lệnh rồi. Và nếu rõ vấn đề thắc mắc trên thì mới vào lệnh theo xác nhận (CE) trong trường hợp giá về OB mà mình phân vân (đợi xác nhận cấu trúc TF nhỏ đảo nhiều thì mình sẽ vào lệnh)

3 Lượt thích

mình cũng cùng câu hỏi về góc nhìn phá vỡ thật phá vỡ giả hiện tại. Tại nhiều lúc theo SMC thì xu hướng đã đảo chiều nhưng theo góc nhìn của ad thì là phá vỡ giả/ đoạn trên là đi ngang vv…

2 Lượt thích

Theo mình thì cái BOS ở trường hợp 1 là đã phá và tạo cấu trúc rõ ràng, khi giá đi xuống với momentum mạnh hơn khi giá đi lên và phá qua KLQT nên vào lệnh sẽ bị SL và ko quản lý được lệnh còn BOS ở trường hợp 2 thì phá kiểu fake, nên OB ở trên vẫn mạnh (gần KLQT xh giảm), thêm vào đó momentum giá đi lên yếu nên OB đó lại dùng đc. Có phải ko sếp nhỉ? @Medio

1 Lượt thích

Cảm ơn Trung. Những trường hợp bạn đưa ra rất dễ hiểu, làm ae sáng ra được nhiều điều. Theo mình hiểu những trường hợp này bạn cố gắng đưa ra các ví dụ chuẩn mực nhất để áp dụng. Tuy nhiên cũng mong Trung đưa ra các trường hợp mà ae hay bị thị trường lừa( ae mới hay bị nhầm, bị bẫy) để ae tránh.

có lý, có lý. Nên học tránh những cú lừa

2 Lượt thích

theo ý kiến của mình thì mỗi cách nhìn cttt sẽ cho ra một cách vào lệnh khác nhau nếu dùng con mắt của cttt cũ áp vào smc thì ko trade đc và ngược lại

2 Lượt thích

Thật ra mình vẫn kết hợp cả 2 đấy. Nhưng mình đang muốn tạo 1 quy tắc đơn giản hơn, bỏ 1 cái đi mà vẫn chưa biết giải thích sao cho dễ áp dụng.

Ví dụ trong cách nhìn của mình trường hợp này:

1. Theo CTTT mà mình vẫn trade ngày trước

Tất nhiên mình không thể mua được trong trường hợp này. Thậm chí nếu nhìn rộng ra mà biết xu hướng giảm còn giảm tiếp thì đoạn (1) đó mình phải bán tiếp xuống.

2. Theo BOS của SMC

Mình nghĩ đây có thể đây là cái ae loạn vì lúc thì kiểu cũ của mình đúng, lúc thì smc đúng. Và mọi người không biết lúc nào cái nào đúng nên bị loạn vì thế mới nghĩ bỏ mà chỉ theo 1 cái thôi.

Nhưng đây là góc nhìn trong việc kết hợp của mình.

Trong đầu mình và mọi người thích việc nó đảo chiều giảm thành tăng từ giờ luôn để vào được lệnh sớm, ăn được sớm trong đầu con sóng.
Thế thì khi nào mình dám mua sớm, tìm kiếm luôn lệnh buy trong trường hợp này mà không đợi giá tăng hẳn lên mới vào?

:point_right: Đó là khi nó thỏa mãn 2 điều kiện sau

Có thể điều kiện 2 bạn chưa nhìn, mà mình trong vài trường hợp mình cũng chả nhìn ra hoặc xác định sai nữa.
Nhưng đó không phải vấn đề vì chúng ta còn 1 vũ khí phòng vệ nữa trước khi bị SL ngay lập tức mà cả chuỗi series về OB này mình gần như chỉ tập trung vào đó thôi.
:point_right: Đó là vào lệnh tại khối OB tốt

Thế thì cứ coi như giờ muốn mua thì sẽ vào lệnh tại đâu?

Nói chung muốn mua cũng không biết mua ở đâu nên không mua được.

Nói thêm về khối OB tốt chớm quá hạn ở trong bài này

Mình trade và backtest gặp trường hợp OB chớm sử dụng rồi mà lần sau giá vẫn lên chạm về đó rồi lại bật xuống kiểu này cũng nhiều và không có gì là lạ.

Vậy thì nó lên lần (2) như trường hợp này thì có vào lệnh bán không?
Thì với mình là không nên. Lần 1 vào là an toàn nhất, lần 2 tỉ lệ thắng giảm đi nhiều rồi. Với cả mình không biết lúc nào nó lên sử dụng nốt. Khi nào mình giỏi mà biết được thì chắc mình sẽ vào sau còn giờ thì chưa đủ giỏi vì thế hay bỏ qua trường hợp này.

EU 14h 06/07/2021 cho ai muốn xem lại trên biểu đồ nhé

17 Lượt thích

thanks a medio , chỉ có a mới có thể chỉ ra vấn đề 1 cách sát sao như thế này …
À ,Còn zin , mất zin , đã qua sử dụng :grin: :grin: , chắc a đốn ngộ từ cuộc sống rồi áp vào trading đây mà …

5 Lượt thích

A giải thích hôn e chỗ Đây ko phải OB,vs OB này không tốt,e nhìn thấy 2 OB đó vẫn chưa sử dụng mà

A Trung sử dụng gói nào trading view để backtest m5 thế. E ko làm được

đó là CHOCH đấy :joy:

2 Lượt thích

Theo mình thì như vầy không biết chuẩn ko nha. Cái chỗ Đây không phải là OB là do cái chỗ đó đi ngang, cái cây nến đỏ râu dài ở trước nó phủ lên hết mấy cây nến tiếp theo. Còn cái chỗ OB này không tốt thì có thể do nó gần cái chỗ BOS quá và cây nến xanh thứ 2 nó quét về cây nến đỏ đó rồi kiểu như ko có IMB. Mời sếp @Medio cho ý kiến :smiley:

1 Lượt thích

Việc phá OB là râu nến thì có thể hiểu nó phá xong nó quay lại sử dụng ngay sau đó. Tách ra để dễ hiểu thì nó là thế này

14 Lượt thích

Gói pro là làm được rồi mà bạn. Nếu bạn backtest ở quá xa thì những tf nhỏ sẽ không có dữ liệu đâu

4 Lượt thích

Chỗ này mình thấy bác Mê giải thích kiểu hơi tâm linh, OB đã là thì là đã xài, làm gì có chuyện xài ít hay xài nhiều.

  • Nếu theo CTTT cũ, đoạn đó chỉ là giá giả nên chưa có cơ sở để Buy lên ok
  • Nếu theo CTTT + SMC thì đoạn đó xem giá đã về tới nơi bắt đầu con sóng chưa hoặc KL ở khung lớn, hoặc OB chưa xài, rồi kiếm OB đẹp ở dưới để Buy lên

Vậy câu trả lời là, nếu theo CTTT cũ thì phải đợi phá đẹp ở cái KLQT rồi kiếm điểm Buy, còn Nếu theo CTTT + OB thì kiếm OB đẹp ở dưới Buy lên chứ, còn có tìm được OB đẹp bên dưới hay không thì còn tùy thuộc thực tế của thị trường. Chứ làm gì có chuyện OB đã được xài ít hay xài nhiều, Nếu vậy thì cái định nghĩa đã xài và chưa xài cần xem lại bác ạ @Medio

Với Thêm 1 cái nữa, nhờ bác giải thích kĩ lại đoạn này, tại sao lại có cái điều kiện 2. là giá phải phá quao được cái OB này ở đây thì mới mua được bác nhỉ

2 Lượt thích