Chào các bạn, hôm nay vẫn là bài về Order Block.
Bài này là bài bị vỡ kế hoạch, ngoài dự tính ban đầu của mình vì ban đầu mình chỉ định làm 4 phần cho series Order Block này thôi.
Nhưng có nhiều vấn đề hay ho quanh khối Order Block nên mình lại tiếp tục đẻ phần mới, đẻ đến khi nào mình thấy hết cái hay ho trong khối OB này thì thôi. ( anh em nào có điều gì hay ho về Order Block mà mình chưa có thì chia sẻ lại nha!)
Bắt đầu nhé
Khi mà giá di chuyển thì nó để lại rất nhiều keylevel và rất nhiều OB. Đẻ ra thì lắm nhưng mỗi tội không phải cái nào cũng vào lệnh được.
Thế nên mình đã từng dành rất nhiều thời gian để nghiền ngẫm, quan sát xem nên vào lệnh tại keylevel nào vì chúng ta đều biết không phải giá cứ đến keylevel là sẽ xảy ra đảo chiều.
Sau 1 quá trình mọi người cũng thấy là mình hoàn toàn gần như vào lệnh dựa vào cấu trúc thị trường, tức là dựa vào cấu trúc thị trường để biết nên vào lệnh tại keylevel nào. Nhưng bản thân cái keylevel đó đẹp hay xấu, là trai hay gái, là loại còn zin hay mất zin thì mình đều không quan tâm, đúng ra là không biết, mình đánh đồng nó chỉ là keylevel.
Đến khi biết cái khối Order Block thì mình bắt đầu biết hóa ra cái này còn phân biệt được nam nữ, còn zin hay mất mất zin. Từ đó kết hợp cái này vào còn giúp tăng tỉ lệ thắng cao hơn nữa.
Chính vì lý do đó mà xuyên suốt những phần trước mình chỉ tập trung vào việc phân biệt “zin” khối OB, xác định khối OB nào nên vào lệnh (Khối OB chưa sử dụng) và khối OB nào không nên vào lệnh (Khối OB đã được sử dụng).
Nhưng điều đó không đồng nghĩa giá đến khối OB chưa sử dụng là luôn luôn bật lại. Nó chỉ có tỉ lệ bật lại cao hơn để giúp chúng ta có cơ hội quản lý lệnh thôi.
Và để tỉ lệ đó tiếp tục cao hơn nữa thì khối OB chưa sử dụng mình lại còn chia thêm 1 bậc nữa là OB còn hạn sử dụng và OB quá hạn sử dụng.
Đến đây thì có lẽ a/c/e nghĩ rằng mình đang làm phức tạp hóa, gây khó khăn thêm nhưng hãy xem hết bài này trước đã nhé.
Bối cảnh thị trường
Nếu dự đoán giá sẽ tăng tiếp thì không có lý do gì không vào lệnh tại khối OB đó và thường trong đầu kì vọng như bên dưới
Thực tế thì có khả năng chúng ta bị lỡ kèo như này
Như vậy là đặt lệnh xong thì bị lỡ, giá không xuống cái OB chưa sử dụng đó mà tiếp tục tăng tạo được những khối OB mới.
Giờ câu hỏi đặt ra là:
- Giá xuống về khối OB quá hạn thì có nên vào lệnh không?
- Hoặc nếu vào lệnh thì có cơ hội quản lý lệnh không?
Hỏi: Có nên vào lệnh không?
Trả lời: Với mình thì không nên.
Hỏi: Nếu vào lệnh thì có cơ hội quản lý lệnh không?
Trả lời: Với mình là hên xui 50/50
Ăn phải đồ quá hạn thì có thể bị đau bụng, có thể khỏe re, không sao cả.
Nhưng với mình ban đầu tốt nhất không nên vào. Muốn vào thì xuống khung nhỏ, đợi xác nhận đảo chiều hoặc đợi 1 cấu trúc tăng nhỏ rồi cưỡi trên con sóng đó thì sẽ chắc chắn hơn nhiều.
Nếu bạn để ý thì đây cũng chính là cách vào lệnh mà nhiều kênh chuyên về SMC cũng đã chia sẻ.
- Giá đến OB khung lớn
- Thì xuống khung nhỏ đợi xác nhận đảo chiều cấu trúc
- Đảo chiều xong, hoặc thấy xu hướng nhỏ hiện tại thay đổi. Có OB khung nhỏ thì tìm cơ hội vào lệnh
Và nó bạn lại để ý thì cũng thấy đây là cách mình cũng đã chia sẻ cả trên youtube và khóa học:
- Giá chạm KL khung lớn
- Xuống khung nhỏ đợi xác nhận đảo chiều rồi tìm cơ hội mua bán tại KLQT, đỉnh cũ.
Giờ cùng mình đi vào 1 vài ví dụ về biểu đồ thực tế mấy cái OB chưa sử dụng nhưng còn hạn và OB chưa sử dụng nhưng hết hạn của mình nhé.
1. OB chưa sử dụng và còn hạn
Nó chạy kiểu như trên thì mình mới đánh giá là tốt, ít nhất nếu sai thì có cơ hội quản lý lệnh để không bị SL ngay lập tức
Xem tiếp thì sau đó nó lại tạo được OB chưa sử dụng còn hạn và được sử dụng ngay sau đó
2. OB chưa sử dụng nhưng hết hạn
Nếu hỏi có nên vào lệnh mua tiếp không thì với mình thì không nên đặt như vậy, tất nhiên có trường hợp có thể đặt như vậy nhưng đó là khi trình độ cao hơn trong việc phân tích.
Còn khi chưa cao thì cứ làm những gì an toàn trước. Đợi xác nhận ở khung nhỏ hơn nữa rồi tìm 1 cơ hội mua lên sau
3. Một trường hợp về OB chưa sử dụng và hết hạn nhưng có cái kết khác
Sau đó
Tiếp theo đó
Câu hỏi là có nên vào lệnh không thì với mình, câu trả lời vẫn là đợi 1 xác nhận nữa.
Nhưng trong trường hợp này nó khác trường hợp trên ở cái Phá cấu trúc (BOS) lần 2.
Bạn có thể xem lại giữa 2 trường hợp để tự đưa ra sự so sánh.
Kết quả
Đây cũng là 1 trường hợp như vậy
Tổng kết
Dù OB nó có hay có ưu điểm như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng không phải là quan trọng nhất trong quá trình đặt lệnh. Không phải cứ thấy OB chưa sử dụng, OB đẹp là vào lệnh.
Với mình cấu trúc thị trường vẫn là quan trọng nhất. Mình coi cấu trúc thị trường là vũ khí tấn công, còn OB chưa sử dụng là vũ khí phòng vệ.
Những ví dụ mình đưa ra ở trên cũng đã đưa ra góc nhìn của mình ở những trường hợp tốt nhất nên vào, những trường hợp không tốt lắm nhưng vẫn có thể vào, và trường hợp không tốt không nên vào để bạn tự cân nhắc khi vào lệnh.
Và bài này chỉ nói về bước cuối cùng sau khi đã biết nên mua hay nên bán, biết nên mua hay bán rồi thì thấy xác nhận tốt nhất, xác nhận tốt vừa, hoặc không tốt để cân nhắc trước khi đặt lệnh.
Còn việc nên tìm cơ hội mua hay cơ hội bán thì vẫn là nhìn cấu trúc thị trường ở khung lớn như mọi bài trước đây của mình thôi, chứ mình cũng chưa thay đổi gì cả. Chào các bạn, hẹn gặp mọi người ở bài tiếp theo.