Chào các bạn, bài về khối Order Block hôm nay đơn giản chỉ là xác định khối Order Block thôi. Cách xác định thế nào thì chắc mọi người đều biết cả rồi. Nhưng vì đây là chuỗi bài từ A đến Z nên chắc chắn mình cần phải viết đầy đủ rồi. Anh em nào biết rồi thì bỏ qua bài này luôn nhé.
BẮT ĐẦU NHÉ
Cách xác định khối Order Block thì chỉ có vài bước đơn giản sau:
-
Tìm điểm cao nhất và thấp nhất gần mình nhất. (Swing high và swing low)
-
Đợi giá phá điểm cao nhất hoặc thấp nhất (Break Of Structure, viết tắt là BOS)
-
Nếu giá phá “điểm cao nhất” thì cây “nến đỏ” cuối cùng chính là khối Order Block
Nếu giá phá “điểm thấp” nhất thì cây “nến xanh” cuối cùng chính là khối Order Block
Cách xác định khối Order Block chỉ có đơn giản vậy thôi. Giờ đi sâu hơn 1 chút từng phần một nhé.
1. Tìm điểm cao nhất và thấp nhất gần mình (Swing high và swing low)
Cái này chắc mọi người chả gặp vấn đề gì vì nó cũng chả có vấn đề gì để nói. Anh em trade theo cấu trúc thị trường thì cái này quá đơn giản rồi. Ở cuối bài này cùng mình đi vào vài ví dụ là thấy rõ ngay.
2. Đợi giá phá điểm cao nhất hoặc thấp nhất. (Break Of Structure, BOS)
Nếu theo cấu trúc thị trường như cách mình trade thì sẽ phải phân biệt cả phá thật phá giả để tìm keylevel quan trọng.
Còn trong việc xác định khối OB thì chỉ đơn giản là giá phá hoặc chưa phá. Nó khách quan và dễ dàng hơn nhiều.
Tuy nhiên ở dưới đây có 4 trường hợp giá phá điểm thấp (cao) nhất mà mình muốn làm rõ hơn nữa
Về mặt thị giác trong 4 trường hợp này giá đều phá điểm thấp nhất rồi. Nhưng trường hợp 1 mình làm tròn và cho rằng chưa phá. Còn 3 trường hợp còn lại mình cho rằng đã phá điểm thấp nhất.
Tuy nhiên mình chỉ xác định có khối OB khi giá phá như trường hợp 4 và hãn hữu lắm mới cho thêm trường hợp 3 vào. Còn trường hợp 1 và 2 mình sẽ không trade.
Đó là quy tắc cá nhân của mình, và mình nghĩ chúng ta luôn chỉ nên chọn trường hợp đẹp, rõ ràng để xác định mà trade thôi. Chả tội gì đâm đầu vào những cái xấu.
3. Khối Order Block đã hình thành
- Giá phá “điểm cao nhất” thì cây “nến đỏ” cuối cùng chính là khối Order Block
- Giá phá “điểm thấp” nhất thì cây “nến xanh” cuối cùng chính là khối Order Block
Luyện tập, thực hành 1 vài ví dụ để cho quen nhé
Lý thuyết chỉ đơn giản như vậy nhưng với cá nhân của mình thì nó không chỉ đơn giản như vậy mà cần luyện tập nhiều hơn nữa. Tại sao lại như vậy thì cùng mình đi vào ví dụ sau:
Theo lý thuyết thì đó là khối Order Block. Và nó đúng là khối Order Block chứ không phải sai.
Nhưng với mình khối Order Block đó đã xài rồi nên giờ không xài được nữa. Và mình xác định khối OB dùng được sẽ là 1 trong 2 khối sau
Với kiến thức mình học hỏi được cũng như qua backtest nhiều lần thì chỉ nhìn ở mỗi timeframe này mình có thể bóp được khối “Order Block 1” tối ưu hơn là như này.
Vì thế nếu dự đoán được xu hướng vẫn giảm thì mình sẽ vào 2 lệnh như sau:
Giá sau đó chạm về khối Order Block 1 rồi đi xuống.
Tức là trong trường hợp này nếu chúng ta dựa đúng như lý thuyết mà xác định khối OB như ở đầu tiên thì đã dính SL. Tất nhiên nếu bạn là người mới tìm hiểu khối OB sẽ không hiểu sao mình xác định như vậy và có thể sẽ có chút hoang mang. Nhưng đừng vội, chúng ta hãy đi vào bài thứ 3 để giải thích những điều đó.