Chào các bạn, bài hôm nay thì chúng ta cùng luyện tập, nói lại, thực hành 1 chút trong việc phân tích biểu đồ cũng như lập kế hoạch đầu tư nhé.
Trong trading thì mình luôn khuyên chỉ nên trade khi đồ thị nó di chuyển đẹp, xấu mà khó quá với khả năng của mình thì bỏ, đợi đẹp thì trade lại, mình toàn thế vì cơ hội trong trading nó có rất nhiều, khó thì bỏ đợi cái khác thôi. Nhưng khi đầu tư thì rất khó bỏ vì bỏ là hàng năm sau mới có cơ hội nữa.
Nếu bạn đầu tư những đồng coin top thì như BTC ETH BNB thì xu hướng nó chạy rõ ràng đỉnh đáy, quyết định mua bán phân bổ vốn rất dễ xác định. Nhưng nếu bạn lỡ yêu 1 đồng altcoin top dưới nào đó mà muốn phân bổ đầu tư trong khi nó không phải là coin top đầu bảng thì có vài con mà đồ thị thường đi rất khó để xác định CTTT.
Khi gặp đồ thị altcoin xấu thì để đơn giản, đầu tiên là phân tích giá BTC, khi nào giá BTC hồi về đến khung lớn thì mới nhìn biểu đồ đồng altcoin định mua kia rồi phân tích. Nhưng có nhiều bạn vì biểu đồ altcoin đó xấu, bạn đó khó xác định CTTT vì thế thấy BTC giảm về KL khung lớn thì bạn đó mua đồng altcoin đó luôn thì lại hơi ghê.
Giá đồng Altcoin bạn định mua mà chưa về KL của nó thì chỉ cần BTC nó sideway lên xuống đứng 1 chỗ trong vài tuần đến 1 tháng thôi là giá đồng altcoin đó sẽ tụt thê thảm, tụt để về KL của nó. Còn đồng nào về KL rồi thì nó cũng sẽ sideway theo BTC hoặc tụt ít hơn. Vì thế mới có hiện tượng trong mùa downtrend BTC sideway tại KL thì có coin tụt thê thảm có coin thì giữ được giá. Vì thế việc phân tích đồ thị đồng altcoin bạn định mua cũng rất quan trọng chứ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả phân tích giá BTC.
Thử cùng mình phân tích 1 biểu đồ không rõ ràng nhé.
BẮT ĐẦU NHÉ
Lưu ý trước khi vào bài viết thì đây là bài viết về luyện tập nhìn biểu đồ cũng như ra kế hoạch đầu tư hợp lý. Đồng coin mình phân tích trong bài này chỉ là 1 ví dụ. Bản thân mình không đầu tư vào đồng coin này nên anh em không fomo nhé.
-
Đầu tiên bạn muốn mua, đầu tư 1 đồng coin nào đấy theo PTKT thì xu hướng lớn, xu hướng chính của nó phải là xu hướng tăng. Nếu xu hướng của nó từ lúc đẻ ra đã là giảm mà bạn vẫn mua thì đó không phải là đầu tư mua theo PTKT mà là chỉ mua theo PTCB. Làm vậy khá nguy hiểm nên mình khuyên là nên kết hợp cả PTCB và PTKT khi đầu tư.
-
Thứ 2 là khi phân tích thì trước hết timeframe bạn nhìn đầu tiên nên là timeframe lớn nhất của đồng coin đấy.
Vậy thế nào là timeframe lớn nhất?
Thì với mình đó là timeframe mà cả xu hướng của đồng coin đó có thể hiển thị hết trên màn hình máy tính của bạn.
Với BTC thì đó là timeframe tháng (M) nhưng với đồng coin mình phân tích thì nó chỉ là timeframe ngày (D). Lý do chỉ là timeframe ngày vì nó mới ra đời. Và đây là biểu đồ tf lớn nhất của đồng coin đó.
Xu hướng tăng của đồ thị này khá là chuối. Với đồ thị này thì sẽ hơi khó để người mới xác định được CTTT, KLQT
Nếu để mà đơn giản thì rõ ràng giá về đây thì mua
Nhưng đó là về khung lớn nhất rồi. Trong 1 xu hướng tăng thì đó là nơi bắt đầu xu hướng, mua ở đó thì quá an tâm để hold rồi. Nhưng nó có về được đó để mua không thì lại không biết, nếu nó về đỉnh cũ hay KLQT thì sao. Vì thế cần phải xác định KLQT từ đó lên kế hoạch phân bổ vốn hợp lý.
Với mình thì mình xác định cấu trúc thị trường đi như này:
Vì thế đây là kế hoạch phân bổ vốn của mình
Lưu ý số tiền bạn đầu tư vào đồng altcoin này chỉ là số tiền tối đa bạn muốn đầu tư vào đồng coin này thôi nhé. Như là việc bạn muốn đầu tư 200 triệu vào altcoin và bạn định đầu tư 2 đồng coin với tỉ lệ như nhau tức là số tiền để đầu tư coin này tối đa là 100 triệu. Vì thế giá về đỉnh cũ, KLQT thì bạn đầu tư 20-50 triệu. Về nơi bắt đầu xu hướng thì bạn đầu tư nốt số còn lại của 100 triệu chứ không phải tất tay all-in rồi lấy cả vốn ở nơi khác đập vào nhé.
OK giờ nói sâu hơn tại sao mình xác định CTTT như vậy
Có thể nhiều người sẽ xác định đây là KLQT
Nhìn qua thì cũng rất hợp lý nhỉ. Nếu trade thì khi xác định nhanh có thể sẽ xác định như vậy chứ đầu tư thì chúng ta có rất nhiều thời gian vài ngày vài tuần thậm chí vài tháng để nhìn thật kỹ 1 biểu đồ mà phân tích vì thế không việc gì phải vội. Hãy cứ quan sát kỹ từng cây nến 1 để nhìn nhận.
Nhìn kỹ hơn 1 chút
Chỗ mình khoanh màu vàng thì hồi cũng không ra hồi mà phá đỉnh cũng không ra phá đỉnh (Nhìn thật kỹ từng cây nến 1 nhé). Chạy kiểu ruộng bậc thang. Mà giá tăng kiểu ruộng bậc thang là kiểu tăng không bền vững. Nếu hồi thì giá rất dễ xuyên qua vùng giá đó.
Nếu nhìn theo kiểu OB ở chỗ ruộng bậc thang thì ruộng bậc thang là kiểu chạy mà sẽ sử dụng tất cả số OB vừa mới hình thành. Nên nếu giá hồi lại thường dễ dàng đâm xuyên qua cái vùng ruộng bậc thang đó.
Tất nhiên đó chỉ là phân tích dựa theo kinh nghiệm nhìn biểu đồ của cá nhân mình chứ sao mình dám khẳng định nó đúng 100%. Nếu đây là trading thì khi phân tích như vậy mình sẽ chỉ mua khi giá về được đúng nơi mình phân tích
Nhưng đây là đầu tư, thời gian chờ đợi tính bằng tháng nên thực tế mình vẫn sẽ xuống tiền mua ở những nơi không là gì
Mua ở những nơi không là gì với số tiền nhỏ dù ban đầu đã nhận định như vậy thì đó là cách riêng của mình để giữ tâm lý ổn định mà chờ đợi giá giảm về đúng nơi mình dự đoán vì thời gian giá giảm sẽ rất lâu. Nếu nó không về đúng nơi mình dự đoán thì cũng coi như mua được 1 ít, an ủi phần nào.
Không biết anh em có cách nào giữ tâm lý ổn định hay hơn không thì chia sẻ để mình học hỏi với nhé.
Vậy sau khi ngồi phân tích như vậy rồi thì mình xác định luôn 3 kịch bản để nếu nó gặp phải kịch bản nào mình đều chủ động ứng phó được chứ không phải kiểu ngơ ngác, ơ sao lại thế.
Kịch bản 1: Sai khiến lỡ kèo
Gặp trường hợp này thì đành nuốt nước bọt thôi, vẫn còn chút an ủi vì cũng mua được 1 chút. Tự an ủi bản thân là thôi nuốt nước bọt còn hơn lau nước mắt vậy.
Kịch bản 2: Nhận định đúng giá về đỉnh cũ, KLQT
Về được nơi mình dự đoán thì quá vui mừng rồi, tính từ mức giá cao nhất nó đã sale off gần 85%, khá hợp lý để mua tích trữ.
Lúc này thì mới làm công việc tiếp theo là tính xem mua tại KLQT hay đỉnh cũ. Bây giờ mình xuống tf nhỏ hơn 1 bậc để nhìn rõ hơn. Nếu đang từ tf tháng thì xuống tf tuần, ở ví dụ này thì đang từ tf ngày giờ xuống tf H4.
Lý do mình mua nhiều ở trên đến 70% thì sợ lỡ kèo thôi. Bạn có thể điều chỉnh nó còn 60% hoặc 50% cũng được. Mình thì mình hay có kiểu mua nhiều tiền khi giá mới về vùng giá để giảm thiểu lỡ kèo. Để lại ít tiền để bắt được gần đúng đáy để tối ưu lợi nhuận và giữ được tâm lý tốt. Cái này thì tùy mỗi người.
Kịch bản 3: Nhận định đúng nhưng giá về nơi bắt đầu xu hướng
Giá về KLQT giảm 85% thì đã có rất nhiều người khóc rồi, giá về nơi bắt đầu xu hướng thì còn nhiều người khóc ghê hơn nữa. Nhưng chỉ có người không quản lý vốn, quá tham lam mua quá nhiều tại KLQT mới khóc chứ giá về đây thì càng vui. Càng mua được nhiều với mức giá rẻ hơn.
Số tiền mình mua ở KLQT mình cũng sẽ không cắt mà đơn giản là mua thêm.
Vì ở trường hợp này giá ở KLQT cũng gần nơi bắt đầu xu hướng vì thế không nên cắt. Đó vẫn là mức giá quá tốt. Còn trường hợp nào mà KLQT xa nơi bắt đầu xu hướng thì nên cắt bớt 1 phần ra.
Kết luận
Đó là cách mình lên kế hoạch để đầu tư.
Và bài này chỉ như 1 bài chia sẻ luyện tập phân tích thị trường cũng như tìm phương án đầu tư để chúng ta cùng học tập chứ chả có ý bảo ae mua bán gì cả nhé. Mấy bài về trading thì phân tích với viết rối rắm đau hết cả não nhưng về đầu tư thì nó chỉ có vậy thôi, tìm 1 đồng coin tốt và 1 xu hướng tăng rồi sau đó tìm cách phân bổ vốn hợp lý. Nhàn đầu cực kì.
Và nhớ cùng 1 thời điểm, sẽ có đồng coin đã giảm về được vùng giá của nó, có đồng coin thì lại chưa về. Thế nên hãy cân nhắc chỉ mua những đồng coin tốt và đã về được vùng giá tốt nhé.