Mưu hèn kế bẩn trading - Bài 8 - Nơi bắt đầu xu hướng

Chào các bạn, chúc mừng năm mới năm 2023, đầu năm mình chúc mọi người năm nay thành công, gặp nhiều thuận lợi công công việc và cuộc sống.

Năm 2023 này thì số 23 theo quan niệm là số không đẹp nhưng mình hy vọng năm nay sẽ có thứ gì đó chạm đáy để chúng ta mua được với giá tốt. Biến từ không đẹp thành đẹp.

Bài đầu năm hôm nay thì mình nói về nơi bắt đầu xu hướng, những kinh nghiệm của mình xoay quanh về nó và hi vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn về cái “Nơi bắt đầu xu hướng” này

Bắt đầu nhé

Nơi bắt đầu xu hướng ở khung thời gian bạn đang nhìn thì cũng chính là keylevel của khung thời gian lớn hơn.

Chúng ta không gọi nó là keylevel mà lại gọi nó là nơi bắt đầu xu hướng thì điều đó có nghĩa là nơi chúng ta đang đứng là ở khung nhỏ và đang nhìn về 1 thứ ở khung lớn.

Chính vì điều này mà nếu bạn muốn vào lệnh ở nơi bắt đầu xu hướng thì không nên áp dụng 1 vài quy tắc vào lệnh như ở keylevel, vì nếu áp dụng thì không khác nào dùng dao mổ gà để mổ bò vậy.

I. Cách vẽ

Cách vẽ nơi bắt đầu xu hướng thì mình cũng chả có cách gì đặc biệt cũng như kinh nghiệm gì quá mới mẻ ở đây cả.

Mình sẽ nói về thứ tự cách mình nhìn rồi vẽ vùng giá nơi bắt đầu xu hướng nhé.

  1. Đầu tiên là mình nhanh xem có khoảng trống IMB nào ở gần nơi bắt đầu xu hướng không

Nếu có khoảng trống tạo IMB ở gần nơi bắt đầu xu hướng thì khả năng có thể nó có OB chưa sử dụng ở keylevel xu hướng lớn.

Ví dụ:

Cái mình nhìn và kiểm tra đầu tiên xem có khoảng trống IMB ở gần nơi bắt đầu xu hướng không thì thấy trong trường hợp này thấy có

Vậy khả năng có thể có OB chưa sử dụng ở keylevel xu hướng lớn rồi. Giờ sử dụng bài Mưu hèn 6 - Lý thuyết Dow ver 2 để vẽ OB của xu hướng lớn

  1. Nếu không có IMB nào

Ở trường hợp không có IMB nào, thị trường di chuyển bình thường thì mình vẽ 1 cách rất bình thường thôi

Để mà nói tối ưu ở trường hợp này thì mình chưa tối ưu được hơn vì có lúc vùng mình vẽ vẫn chưa đủ rộng và giá chỉ gần về cái vùng mình vẽ thì đảo chiều.

Vì thế bạn có thể tham khảo cách vẽ của những ae khác ở bài này nhé. Click vào đây

:point_right: Đó là nguyên tắc mình vẽ, giá mà chưa đến vùng mình vẽ thì mình vẫn cứ cho rằng xu hướng sẽ tiếp diễn và vào lệnh ở OB chưa sử dụng tại KLQT rồi quản lý lệnh bình thường thôi.

:point_right: Hãy luôn lưu ý xem có khoảng trống IMB nào gần nơi bắt đầu xu hướng không nhé. Vì đó có thể là OB chưa sử dụng tại keylevel của timeframe lớn mà bạn bỏ sót.

II. Giá phá nơi bắt đầu xu hướng

Khi giá phá vỡ thật cái đỉnh (đáy) cũ thì sẽ tạo thành keylevel quan trọng.

Thế nào là phá vỡ thật thì mình dùng quy tắc đếm nến của bản thân để xác định điều đó.

Quy tắc đó rất tốt để xác định phá vỡ thật tạo KLQT nhưng mà lại không thể dùng quy tắc đếm nến đó để xác định việc giá phá nơi bắt đầu xu hướng được. Bởi vì nếu làm vậy thì không khác nào dùng dao mổ gà đi mổ bò cả.

Mình có 1 ví dụ như này

Ví dụ

Sau đó giá tăng hồi lên tới nơi bắt đầu xu hướng.

Giả sử bạn là người có thừa sự kiên nhẫn nên bạn không thèm limit ngay mà đợi xác nhận cho chắc cú. Thế thì sau đấy giá nó chạy tiếp lên như này

Bây giờ chỉ dựa vào quy tắc phá vỡ thật giả thì nhìn như này, ở khung này thôi cũng xác định đây là stophunt và giá chưa phá nơi bắt đầu xu hướng rồi.

Nhưng đó là do mình trade ở khung này, giả sử mình không trade ở khung này mà thời điểm đó mình lại đi trade ở 1 khung nhỏ hơn thì biểu đồ nó như này

Vẫn là biểu đồ đấy, vẫn là nơi bắt đầu xu hướng nhưng được nhìn ở khung nhỏ hơn nữa thì có vẻ nó giống phá vỡ nơi bắt đầu xu hướng rồi.

Nhưng hãy nhớ nơi bắt đầu xu hướng là cái thứ của khung lớn. Khi càng xuống khung nhỏ thì việc đếm nến sẽ càng ngày càng sai số, vì thế mà không nên dùng yếu tố thị giác, đếm nến để xác định giá đã phá nơi bắt đầu xu hướng.

Tất nhiên bạn vẫn có thể dùng việc đếm nến để xác định nhưng hãy dùng nó ở timeframe lớn hơn, timeframe mà nơi bắt đầu xu hướng nó là keylevel hoặc gần là keylevel như này

Nhưng mấy ai đang trade khung nhỏ thấy giá như vậy thì lên khung lớn để trade đâu. Mình cũng vậy thôi, vì thế mình hay dùng chính cấu trúc thị trường của khung nhỏ để xác nhận giá phá nơi bắt đầu khung lớn. Mình hay làm như sau

Sau đó nếu giá tăng lên tiếp phá thật tạo KLQT như này

Còn nếu không thì mình chỉ rình cơ hội để bán. Đây là cách dùng cấu trúc của khung nhỏ để xác thực cho cấu trúc lớn.

Chưa đẹp thì chưa mua mà chỉ nên đợi cơ hội bán theo nhận định ban đầu

:point_right: Đấy là cách mình dùng chính cấu trúc của khung nhỏ để xác thực cấu trúc của khung lớn. Cần nhớ ở mục này đó là: nơi bắt đầu xu hướng là thứ của khung lớn vì thế mà không nên dùng quy tắc đếm nến, phá vỡ thật, phá vỡ giả ở khung nhỏ để xác nhận cho khung lớn được, thay vào đó hãy dùng cấu trúc nó sẽ mạnh và tốt hơn.

III. Vào lệnh ở nơi bắt đầu xu hướng

Vào lệnh 1 cách chuẩn chỉ nhất luôn luôn không phải là limit ngay mà cần đợi xác nhận đảo chiều rồi mới vào lệnh giống như ở ví dụ trên. Bạn mà đợi được như ví dụ trên thì đảm bảo tỉ lệ thắng sẽ rất cao và giá rất nhanh chạm TP.

Nhưng thường thì ae thích limit luôn tại nơi bắt đầu xu hướng và mình cũng thích thế :grinning:.

Ai cũng biết đợi sẽ tốt hơn nhưng lại sợ đợi xong thì có khi không còn cơ hội để vào lệnh nên hay limit sớm. Nhưng limit sớm thì phải đối mặt với nhiều vấn đề như có lúc không khớp, có lúc thì đúng nhưng dính stophunt, có lúc thì SL thẳng vì sai xu hướng……

Để mà khuyên thì mình khuyên là nên đợi xác nhận là an toàn nhất, đợi xác nhận thì chỉ đối mặt với 1 vấn đề là mất cơ hội thôi nhưng thường thì chúng ta thích vế còn lại hơn nên cái này tùy trải nghiệm mà chọn cái phù hợp với bản thân mình.

Giờ mình sẽ review lại 3 cái lệnh mình vào ở nơi bắt đầu xu hướng để bạn tham khảo và chọn phương án phù hợp với mình nhé

Review lệnh

Bối cảnh thị trường

Chỗ này mình không vào được lệnh mua nào cả. Sau đó

OK giờ xét xu hướng giảm mới và tìm cơ hội bán thôi.

Mình kiểm tra ở khung nhỏ thì mọi thứ gần giống như vậy nhưng không quá đẹp nên mình chọn phương án an toàn

Momentum yếu dần, có tín hiệu đảo chiều cộng thêm mình phân tích thấy mình vẫn đúng nên vào lại thôi.

Nói luôn đây là lệnh không tốt vì lệnh này là lệnh thứ 2 vào lại ở nơi bắt đầu xu hướng rồi. Vào lần đầu thì ok, vào lần thứ 2 sêm sêm cùng 1 chỗ thì khả năng SL cao hơn rồi nhưng thấy có tín hiệu tốt với cả mình vẫn là người mà :grinning:

Sau đó

Vậy thì đến đây khẳng định mình sai, giá phá nơi bắt đầu xu hướng tăng tiếp lên chưa?

Giờ vẫn chưa phải nhé, nhưng thâm tâm mình nghĩ khả năng sai là cao rồi, giờ chỉ có đợi thêm thôi

Tiếp đó

Giá cắm mỏ đi xuống. Đến đây thì mình xác nhận trên là stophunt và mình vẫn đúng. Lúc này có lực giảm mạnh, momentum giảm mạnh, đu xu hướng giảm hiện tại mà bán thôi

Kết quả

Trên là 3 cái lệnh mình vào ở nơi bắt đầu xu hướng mà trong trường hợp này phải đến tận lần 3 mới vào đúng. Qua đây thì bạn cũng thấy được nếu đợi được đến khi có xác nhận và tín hiệu tốt thật sự thì tỉ lệ thắng sẽ tăng đến nhường nào.

Tổng kết

  1. Gần nơi bắt đầu xu hướng có khoảng trống imb thì cẩn thận vì có thể có OB chưa sử dụng ở keylevel xu hướng lớn. Hãy kiểm tra kỹ.
  2. Hãy tham khảo cách vẽ của mọi người và chọn cách vẽ mà có tỉ lệ đúng nhiều nhất với bản thân mình. Vẽ càng rộng thì càng đỡ sai.
  3. Muốn xác nhận giá phá nơi bắt đầu xu hướng thì hãy dùng chính cấu trúc ở khung bạn đang nhìn để xác nhận điều đó. Không nên đếm nến ở đây.
  4. Giá về nơi bắt đầu xu hướng thì đợi xác nhận là phương án tối ưu nhất. Tỉ lệ thắng và tỉ lệ RR cũng cao hơn việc vào bằng lệnh limit sớm.

Lâu không viết nên mình review thêm 1 lệnh không giấu dốt nữa

Sự khác nhau duy nhất ở lệnh thua ngay lập tức này là mình trade m1. Còn 3 lệnh trên là vào ở m5.

Video

Đang trade thì gặp trường hợp hệt như bài này nên mình quay lại. Bạn tham khảo nhé

62 Lượt thích

Tuyệt vời
Đúng cái mình mong chờ

3 Lượt thích

Cảm ơn ad nhiều, chúc ad và mọi người năm mới nhiều sức khoẻ và thành công

2 Lượt thích

comment cái đã, năm mới chúc ad và ae trong hội quán nhiều sức khỏe và lợi nhuận ngập tràn nhé

2 Lượt thích

Đầu năm đã có bài chất lượng quá, đúng quy tắc mình cần bổ sung, cảm ơn Medio! Chúc Medio năm mới nhiều sức khoẻ và thành công hơn nữa.

Đoạn GU này mình cũng canh Sell
Lệnh 1: Hên… vì mình ko hold lệnh qua tuần nên chốt luôn được 4R, thêm nữa bên OANDA có 1 khối OB nhỏ ở Nơi bắt đầu (nhìn FXCM ko thấy đâu)

Lệnh 2: chuẩn chỉnh hơn


Lệnh này thì mình bị lỡ kèo vì bên chart OANDA không chạm đến OB :sweat_smile:

11 Lượt thích

cảm ơn add, năm mới chúc ad và mọi người trong hội quán nhiều sức khỏe và thành công !

2 Lượt thích

Cảm ơn anh nhiều, bài viết phân tích rất hay <3

1 Lượt thích

Hay thật, sao lúc ấy mình không thấy khối ấy nhỉ.

6 Lượt thích

Cái OB vào lệnh đó thật ra là lớp 2 chưa sử dụng của OB đúng đủ đã được sử dụng trước đó rồi ấy, nên có thể nhiều ng trong TH này sẽ bỏ qua vì nghĩ nó là OB hết hạn rồi.
Với m thì dù hết hạn hay ko, miễn là nó chưa sử dụng thì vẫn sẽ đánh dấu lại; vì vẫn có những TH (như kèo này) sử dụng được.

8 Lượt thích

hay qua ad ah. năm mới chúc ad nhiều sức khỏe, niêm vui trong cuộc sống

Ad và mọi người thông não giúp mình chỗ này với:


Tại phút thứ 1:29

Mình hiểu là giá phá được qua OB CSD - cũng là KLVQT thì là dấu hiệu đảo chiều xu hướng theo như bài “Mưu hèn 6”. Vậy thì theo logic mình hiểu thì giá sẽ đi về nơi bắt đầu của xu hướng tăng trước đó, và mình hiểu đó chính là nơi bắt đầu của xu hướng nhỏ màu trắng trên hình (xu hướng màu trắng thì xét ra nó chỉ tương đương là sóng đẩy của khung thời gian lớn hơn màu vàng trên hình).
Còn Ad xác định luôn là sẽ về nơi bắt đầu của cả đoạn sóng lớn và đặt TP lệnh Sell mãi bên dưới.
Ngẫm nghĩ mãi chưa ra, ad và mọi người giúp với!!

3 Lượt thích

Bạn xác định nơi bắt đầu xu hướng là đường nhỏ màu trắng không sai và nếu nhìn ngắn có thể chỉ TP về đó nhưng có 2 yếu tố để mình có thể TP xa được.

  1. Một là mình nhìn trên khung lớn, có tín hiệu đảo chiều thì mình TP xa hơn và cái TP mình để nó như kiểu TP2 ấy. TP 1 là về cái bạn vẽ, TP 2 là về cái mình vẽ.

  2. Về cấu trúc

Về cái ruộng bậc thang thì nó có 2 kiểu

Lên hoặc xuống thôi :smiley:

Bạn cứ để ý khi nó chạy ruộng bậc thang, tức là nó chạy không rõ cấu trúc ở khung bạn đang nhìn nhưng nó lại chạy theo cấu trúc của khung nhỏ hơn

10 Lượt thích

Đang xử lý: 0FDDB160-18B2-414E-A9AD-688733C1ED64.png…

Mn cho mk hỏi chút vùng này là nơi bđs xh tăng có ob giá chạm đảo chiều tăng. Sao lại vẫn bán lệnh trên

1 Lượt thích

E có chút băn khoăn này mong a Trung giải đáp giúp .
Khi áp dụng thêm OBCSD vào đầu tư dài hạn thì khi giá phá OB tại KLQT khung lớn mình có cắt lỗ không anh hay vẫn giữ lệnh và coi đó là stophunt

1 Lượt thích

Theo kiểu đầu tư của mình thì mình tập trung nhiều hơn trong việc quản lý vốn.
Giả sử có lỡ tay đầu tư 50% vốn ở mức giá BTC 30k thì khi giá phá Ob ở KlQT tức là nó dowtrend lớn thì mình sẽ thoát 30% và để lại 20%. 20% đấy xác định có thể sẽ đu nhưng mình vẫn sẽ để. Nhỡ sai thì vẫn còn vốn trong thị trường.

Thoát sạch hàng đứng ngoài thì chưa biết đúng hay sai nhưng áp lực phết đấy

3 Lượt thích

Nếu như BTC ở 30k là OB khung tuần khi giá phá dự đoán được giâ về KLV tháng thì thoát bớt hàng . Nhưng giả sử đầu từ allcoin giá chạm OB khung tháng rồi mà lại phá qua , thì lúc này mình có nên cắt không a ? Vì khi đầu tư cũng bỏ khoản tiền lớn nên e nghĩ đến trường hợp này mà chưa biết xử lý sao ,

1 Lượt thích

Nhỡ đu 70% trên 30k thì phải làm như nào a ơi :joy::joy::joy: e run quá

Altcoin mình nghĩ sẽ còn tùy theo BTC đang thế nào nữa. Và bạn cũng nên phân tích cơ bản thêm về altcoin đó nữa xem nó có thực sự ổn không nhé.
Vì altcoin cũng có nhiều loại, xác định xem dự án hoạt động có ổn không, team liệu có qua được mùa đông không nữa.

3 Lượt thích

Mình cũng có một phần vốn đu từ 30k. Nếu BTC mà vốn lạnh thì mình nghĩ không phải run quá đâu vì mùa sau kiểu gì cũng tăng. Giờ kiếm tiền để DCA dần thôi. Còn altcoin thì bạn có thể kết hợp phân tích cơ bản để chuyển đổi sang các đồng khác cho an toàn hơn ( đợt trước mình cũng phải làm vậy vì nhiều con theo trend không nghĩ mùa sau có tăng lại được) :sweat_smile:

1 Lượt thích

Cảm ơn anh đủ kí tự:+1::+1::+1:

1 Lượt thích