Chào các bạn, đây đã là bài mưu hèn số 12 rồi, nhưng đúng ra nội dung trong bài này nên được viết ở những bài đầu tiên của chuỗi này mới đúng. Không hiểu sao giờ mình mới viết về nó.
Nội dung của bài ngày hôm nay là cách chọn khung thời gian và cách mình xử lý tình huống. Tuy không phải kiến thức gì lạ lẫm nhưng mình sẽ đi sâu, chi tiết hơn những bài đã đề cập về vấn đề này để bạn hiểu cách mình chọn, cách mình bỏ khi trade nhé. Giờ thì….
Bắt đầu nhé
Câu đầu tiên chắc chắn khi nói về cái này là: “Khi trade chúng ta cần phải phân tích và nhìn thị trường ở ít nhất 2 khung thời gian”. Cái này chúng ta biết cả rồi.
Và khóa học này mình cũng chỉ hướng dẫn nhìn ở 2 khung thôi cho đơn giản (vì mình hầu hết cũng chỉ nhìn 2 khung để trade thôi). Nhìn nhiều hơn 2 khung thì có mặt tốt, có mặt hại. Khi chưa thạo thì hại nhiều hơn tốt vì thế việc nhìn ở nhiều khung hơn nên để dành khi đã pro.
Hai khung đó là:
-
- Khung thời gian vào lệnh.
Đây là khung thời gian mà chúng ta phân tích, tìm cấu trúc thị trường, tìm KLQT, tìm OB chưa sử dụng…. để mà trade.
- Khung thời gian vào lệnh.
-
- Khung thời gian nhỏ hơn khung vào lệnh.
Đây là khung thời gian để kiểm tra lại những điều nhìn ở khung lớn có đúng không.
- Khung thời gian nhỏ hơn khung vào lệnh.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải nhìn 2 khung này?
Bạn có thể hiểu khái quát là: Cái chúng ta muốn khi nhìn vào biểu đồ là muốn hiểu GIÁ thực chất đã di chuyển như nào. Lưu ý ở đây là giá chứ không phải nến nhé.
Nếu nhìn ở 1 khung thì chưa chắc những cây nến ở khung đó đã biểu thị đúng cho việc giá đã di chuyển vì thế mới cần nhìn thêm 1 khung nhỏ hơn nữa để xác thực cho những thứ chúng ta nhìn ở khung vào lệnh là đúng.
Vì lý do đấy mà câu chuyện của 2 khung đó nên được tương đồng, khi đó chúng ta có cơ sở để nói là hiểu giá đã chạy như nào thì mới trade. Còn nếu không tương đồng, mỗi timeframe nói 1 kiểu tức là chúng ta không hiểu thực chất giá chạy như nào, không biết timeframe nào nói đúng thì khi đấy không trade.
Để hiểu rõ hơn những gì mình vừa nói thì cùng mình đi vào vài ví dụ sau nhé
Ví dụ 1
Mình chọn 2 khung thời gian là:
- Khung vào lệnh là H1
- Khung nhỏ hơn là M15
OK giờ kiểm tra ở khung thời gian nhỏ hơn
Kiểm tra khung nhỏ câu chuyện chả khác gì, tương đồng nên rất an tâm để vào lệnh.
Ví dụ 2
Mình chọn 2 khung là:
- Khung vào lệnh là H1
- Khung nhỏ hơn là M15
Xem ở khung này thì vùng màu vàng nó không phải keylevel quan trọng dù dùng quy tắc gì đi chăng nữa. Keylevel quan trọng vẫn ở nơi bắt đầu xu hướng. Giờ xem ở khung nhỏ hơn m15
Đến đây thì có sự không đồng thuận rồi.
Khung lớn nói 1 kiểu mà khung nhỏ lại nói 1 kiểu mà đang dự đoán giá giảm tiếp thì vậy thì nên tin theo khung nào để vào lệnh bán.
Là mình thì mình sẽ không vào lệnh ở khung h1 kiểm tra ở m15 nữa vì câu chuyện nó đấu đá lẫn nhau. Nếu mình vẫn chọn vào lệnh ở khung h1 ở thời điểm này thì mình sẽ chọn vào lệnh tại nơi bắt đầu xu hướng và đó là phương án an toàn nhất. Hoặc 1 hướng xử lý khác là mình sẽ chọn vào lệnh ở khung m15 và kiểm tra lại ở m5.
Giờ mình thay đổi khung vào lệnh:
- Khung vào lệnh là M15
- Khung nhỏ hơn là M5
OK có sự đồng thuận rồi. Giờ quay trở lại timeframe vào lệnh và vào lệnh được rồi.
Ví dụ 3
Ví dụ này thì nó không đẹp cho lắm nhưng mình tìm mãi mới thấy cái minh họa cho trường hợp này nên bạn chịu khó chút nhé.
Mình chọn 2 khung là:
- Khung vào lệnh là khung D
- Khung nhỏ hơn là H4
OK giờ kiểm tra lại ở khung nhỏ
Nó kiểu giá đi lên sử dụng rồi đấy. Bạn đọc bài mưu hèn 9, 9.1 và bài 10 là bạn sẽ hiểu thôi. Nếu chưa hiểu thì mình có thể giải thích luôn
Nên tạm thời có thể nói OB chưa sử dụng tại Keylevel quan trọng dưới đã được sử dụng rồi. Thậm chí đã xuất hiện keylevel quan trọng mới
Nó là keylevel quan trọng mới không phải hiện tượng bình thường hóa thì mình đã giải thích bên trên rồi. Bình thường hóa thất bại xong nó quay về retest rồi. Bạn nào mà chưa hiểu chỗ này thì mình giải thích kỹ thêm như này
Bản chất như nhau nhưng cái dễ nhìn, cái khó nhìn hơn thôi.
OK, đến đây lại có sự nghịch rồi
Có sự mâu thuẫn rồi, xem khung nhỏ thì thấy keylevel quan trọng của xu hướng tăng đó đã dịch lên trên, trong khi nhìn ở khung lớn thì không phải.
=> Lại không có sự đồng thuận, không biết khung nào nói đúng thì không trade. Nhưng là mình thì mình sẽ đổi, mình thử chọn khung vào lệnh là H4 và kiểm tra lại ở H1
Có sự đồng thuận rồi, giờ thì tin tưởng mua bình thường rồi.
Ví dụ 4
Mình viết xong ví dụ 3 thì tìm luôn được ví dụ dễ nhìn dễ hiểu hơn cho trường hợp đấy Nên mình lấy thêm 1 ví dụ nữa giống ví dụ 3 nhưng dễ nhìn hơn nhé
Mình chọn 2 khung là:
- Khung vào lệnh D
- Khung nhỏ hơn H4
OK giờ xem ở khung nhỏ
Tình huống này giống hệt ví dụ 3 bên trên chỉ là nó dễ nhìn hơn giúp bạn hiểu hơn thôi chứ bản chất của 2 ví dụ này là như nhau.
Và như trên thì hướng xử lý của mình là thử đổi chọn khung thời gian xem sao. Và giờ mình chọn:
- Khung vào lệnh H4
- Khung nhỏ hơn H1
Dễ nhìn rồi, giờ xuống khung nhỏ kiểm tra
Quay ngược trở lại khung vào lệnh và nếu dự đoán giá tăng tiếp thì vào lệnh thôi
Tổng kết
Bốn ví dụ trên là 3 trường hợp điển hình và tất nhiên vẫn còn nhiều trường hợp mình chưa đề cập đến nhưng chung quy vấn đề nó cũng chỉ nằm ở việc: Khung vào lệnh nói 1 kiểu, khung nhỏ hơn nói kiểu khác.
Khi không có sự đồng thuận thì cố gắng phân tích, cố gắng hiểu và chọn nên tin theo khung nào trong trường hợp đó sẽ rất rắc rối, đau đầu mà kết quả đem lại thường không tốt. Vậy gặp trường hợp đó phải làm thế nào?
Một là bỏ, 2 là chọn timeframe vào lệnh khác thôi.
Luôn nhớ là trường hợp nào ngon thì đấy là lúc kiếm tiền, trường hợp nào không ngon thì đấy là lúc giữ tiền. Giữ tiền cũng là 1 cách kiếm tiền rồi.
Trường hợp không có sự đồng thuận, có sự phân vân không tìm được chính xác keylevel quan trọng nhưng dự đoán được giá tăng tiếp thì nên chọn phương án an toàn nhất và nếu có lỡ kèo thì tự nhủ lần này chấp nhận nuốt nước bọt. Lần sau giỏi hơn thì nuốt nó sau.