Mưu hèn kế bẩn Trading - Bài 12 - Chọn timeframe vào lệnh

Chào các bạn, đây đã là bài mưu hèn số 12 rồi, nhưng đúng ra nội dung trong bài này nên được viết ở những bài đầu tiên của chuỗi này mới đúng. Không hiểu sao giờ mình mới viết về nó.

Nội dung của bài ngày hôm nay là cách chọn khung thời gian và cách mình xử lý tình huống. Tuy không phải kiến thức gì lạ lẫm nhưng mình sẽ đi sâu, chi tiết hơn những bài đã đề cập về vấn đề này để bạn hiểu cách mình chọn, cách mình bỏ khi trade nhé. Giờ thì….

Bắt đầu nhé

Câu đầu tiên chắc chắn khi nói về cái này là: “Khi trade chúng ta cần phải phân tích và nhìn thị trường ở ít nhất 2 khung thời gian”. Cái này chúng ta biết cả rồi.

Và khóa học này mình cũng chỉ hướng dẫn nhìn ở 2 khung thôi cho đơn giản (vì mình hầu hết cũng chỉ nhìn 2 khung để trade thôi). Nhìn nhiều hơn 2 khung thì có mặt tốt, có mặt hại. Khi chưa thạo thì hại nhiều hơn tốt vì thế việc nhìn ở nhiều khung hơn nên để dành khi đã pro.

Hai khung đó là:

    1. Khung thời gian vào lệnh.
      Đây là khung thời gian mà chúng ta phân tích, tìm cấu trúc thị trường, tìm KLQT, tìm OB chưa sử dụng…. để mà trade.
    1. Khung thời gian nhỏ hơn khung vào lệnh.
      Đây là khung thời gian để kiểm tra lại những điều nhìn ở khung lớn có đúng không.

Câu hỏi đặt ra là tại sao phải nhìn 2 khung này?

Bạn có thể hiểu khái quát là: Cái chúng ta muốn khi nhìn vào biểu đồ là muốn hiểu GIÁ thực chất đã di chuyển như nào. Lưu ý ở đây là giá chứ không phải nến nhé.

Nếu nhìn ở 1 khung thì chưa chắc những cây nến ở khung đó đã biểu thị đúng cho việc giá đã di chuyển vì thế mới cần nhìn thêm 1 khung nhỏ hơn nữa để xác thực cho những thứ chúng ta nhìn ở khung vào lệnh là đúng.

:point_right: Vì lý do đấy mà câu chuyện của 2 khung đó nên được tương đồng, khi đó chúng ta có cơ sở để nói là hiểu giá đã chạy như nào thì mới trade. Còn nếu không tương đồng, mỗi timeframe nói 1 kiểu tức là chúng ta không hiểu thực chất giá chạy như nào, không biết timeframe nào nói đúng thì khi đấy không trade.

Để hiểu rõ hơn những gì mình vừa nói thì cùng mình đi vào vài ví dụ sau nhé

Ví dụ 1

Mình chọn 2 khung thời gian là:

  • Khung vào lệnh là H1
  • Khung nhỏ hơn là M15

OK giờ kiểm tra ở khung thời gian nhỏ hơn

:point_right: Kiểm tra khung nhỏ câu chuyện chả khác gì, tương đồng nên rất an tâm để vào lệnh.

Ví dụ 2

Mình chọn 2 khung là:

  • Khung vào lệnh là H1
  • Khung nhỏ hơn là M15

Xem ở khung này thì vùng màu vàng nó không phải keylevel quan trọng dù dùng quy tắc gì đi chăng nữa. Keylevel quan trọng vẫn ở nơi bắt đầu xu hướng. Giờ xem ở khung nhỏ hơn m15

Đến đây thì có sự không đồng thuận rồi.
Khung lớn nói 1 kiểu mà khung nhỏ lại nói 1 kiểu mà đang dự đoán giá giảm tiếp thì vậy thì nên tin theo khung nào để vào lệnh bán.

:point_right: Là mình thì mình sẽ không vào lệnh ở khung h1 kiểm tra ở m15 nữa vì câu chuyện nó đấu đá lẫn nhau. Nếu mình vẫn chọn vào lệnh ở khung h1 ở thời điểm này thì mình sẽ chọn vào lệnh tại nơi bắt đầu xu hướng và đó là phương án an toàn nhất. Hoặc 1 hướng xử lý khác là mình sẽ chọn vào lệnh ở khung m15 và kiểm tra lại ở m5.

Giờ mình thay đổi khung vào lệnh:

  • Khung vào lệnh là M15
  • Khung nhỏ hơn là M5

OK có sự đồng thuận rồi. Giờ quay trở lại timeframe vào lệnh và vào lệnh được rồi.

Ví dụ 3

Ví dụ này thì nó không đẹp cho lắm nhưng mình tìm mãi mới thấy cái minh họa cho trường hợp này nên bạn chịu khó chút nhé.

Mình chọn 2 khung là:

  • Khung vào lệnh là khung D
  • Khung nhỏ hơn là H4

OK giờ kiểm tra lại ở khung nhỏ

Nó kiểu giá đi lên sử dụng rồi đấy. Bạn đọc bài mưu hèn 9, 9.1 và bài 10 là bạn sẽ hiểu thôi. Nếu chưa hiểu thì mình có thể giải thích luôn

Nên tạm thời có thể nói OB chưa sử dụng tại Keylevel quan trọng dưới đã được sử dụng rồi. Thậm chí đã xuất hiện keylevel quan trọng mới

Nó là keylevel quan trọng mới không phải hiện tượng bình thường hóa thì mình đã giải thích bên trên rồi. Bình thường hóa thất bại xong nó quay về retest rồi. Bạn nào mà chưa hiểu chỗ này thì mình giải thích kỹ thêm như này

Bản chất như nhau nhưng cái dễ nhìn, cái khó nhìn hơn thôi.

OK, đến đây lại có sự nghịch rồi

Có sự mâu thuẫn rồi, xem khung nhỏ thì thấy keylevel quan trọng của xu hướng tăng đó đã dịch lên trên, trong khi nhìn ở khung lớn thì không phải.

=> Lại không có sự đồng thuận, không biết khung nào nói đúng thì không trade. Nhưng là mình thì mình sẽ đổi, mình thử chọn khung vào lệnh là H4 và kiểm tra lại ở H1

Có sự đồng thuận rồi, giờ thì tin tưởng mua bình thường rồi.

Ví dụ 4

Mình viết xong ví dụ 3 thì tìm luôn được ví dụ dễ nhìn dễ hiểu hơn cho trường hợp đấy :frowning: Nên mình lấy thêm 1 ví dụ nữa giống ví dụ 3 nhưng dễ nhìn hơn nhé

Mình chọn 2 khung là:

  • Khung vào lệnh D
  • Khung nhỏ hơn H4

OK giờ xem ở khung nhỏ

Tình huống này giống hệt ví dụ 3 bên trên chỉ là nó dễ nhìn hơn giúp bạn hiểu hơn thôi chứ bản chất của 2 ví dụ này là như nhau.
Và như trên thì hướng xử lý của mình là thử đổi chọn khung thời gian xem sao. Và giờ mình chọn:

  • Khung vào lệnh H4
  • Khung nhỏ hơn H1

Dễ nhìn rồi, giờ xuống khung nhỏ kiểm tra

Quay ngược trở lại khung vào lệnh và nếu dự đoán giá tăng tiếp thì vào lệnh thôi

Tổng kết

Bốn ví dụ trên là 3 trường hợp điển hình và tất nhiên vẫn còn nhiều trường hợp mình chưa đề cập đến nhưng chung quy vấn đề nó cũng chỉ nằm ở việc: Khung vào lệnh nói 1 kiểu, khung nhỏ hơn nói kiểu khác.

Khi không có sự đồng thuận thì cố gắng phân tích, cố gắng hiểu và chọn nên tin theo khung nào trong trường hợp đó sẽ rất rắc rối, đau đầu mà kết quả đem lại thường không tốt. Vậy gặp trường hợp đó phải làm thế nào?
Một là bỏ, 2 là chọn timeframe vào lệnh khác thôi.

:point_right: Luôn nhớ là trường hợp nào ngon thì đấy là lúc kiếm tiền, trường hợp nào không ngon thì đấy là lúc giữ tiền. Giữ tiền cũng là 1 cách kiếm tiền rồi.

:point_right: Trường hợp không có sự đồng thuận, có sự phân vân không tìm được chính xác keylevel quan trọng nhưng dự đoán được giá tăng tiếp thì nên chọn phương án an toàn nhất và nếu có lỡ kèo thì tự nhủ lần này chấp nhận nuốt nước bọt. Lần sau giỏi hơn thì nuốt nó sau.

65 Lượt thích

Cảm ơn Mê đã chia sẻ !

2 Lượt thích

Tuyệt vời ad, có cái để ngâm cứu rồi. Thanks ad :laughing:

1 Lượt thích

Cám ơn anh Mê đã chia sẻ :clap: :clap: từ ngày có cái bình thường hóa giải quyết được nhiều thứ quá nhỉ a :smiley: :smiley:

1 Lượt thích

Hay quá anh ơi, sắp đến kỳ gia hạn rồi, lúc trước em tính không gia hạn vì nghĩ mọi thứ là quá đủ rồi, cứ nghĩ tới bài Mưu hèn 8 là mọi thứ gần như đã được giải quyết, nhưng từ khi có cái “bình thường hóa” này xuất hiện thì mọi thứ lại được hiểu rõ cặn kẽ hơn. Chắc đăng ký trọn đời quá :laughing:

Chờ châm châm sắc chấm, tý e xem :v. A Trung đã chuyển xe vào nam chưa hay a mua xe mới mất r anh ơi :))

1 Lượt thích

Ơ, mình đang tẩu hỏa nhập ma. Các bạn đọc bài này xong khí huyết có đẩy ngược ko :sweat_smile::sweat_smile::sweat_smile:. Rõ ràng là a Trung chỉ cách chọn TF mà giờ mình loạn tf :v

Ngày trước mình cũng không hiểu 2 khối OB chưa sử dụng xuất hiện thì cấu trúc đúng nó sẽ như nào nên lúc đó mình cũng có bài mưu hèn nói là mình tìm cách xử lý cho an toàn. Hiểu đến đâu ta trade đến đó thôi. Giờ hiểu thêm, có cái bình thường hóa thì giải quyết luôn được bài toán ngày trước thì xử lý nó bớt phải chờ đợi hơn.

Hôm sau đọc lại thấy nó rõ ràng ngay ấy mà :smiley:

3 Lượt thích

tuyệt vời, nhưng mình thấy càng ngày càng phải nhớ thêm nhiều lí thuyết. từ bài mưu hèn 11 thấy vụ 3 nến xanh nhưng lại chỉ là nến , mình thấy hơi rối. MFS đi Trung ơi.

11
Có người đang chờ Mê ở miền đất mới!

Đừng cố nhớ lý thuyết hay cố nhớ những gì mình nói vì mình không chân lý đâu. Mình nói ở đây chỉ nói về bản chất chứ mình không nói quy tắc. Quy tắc thì mỗi người tự tạo mới dễ nhớ.
Bạn chỉ cần hiểu thôi. Bạn chưa hiểu thì cảm thấy nó là lý thuyết khó nhớ, chứ khi hiểu rồi thì nó lại là 1 nhẽ khác.

Khi chưa hiểu thì hay gộp các trường hợp có hình ảnh nhìn giống giống nhau lại. Nhưng hiểu sâu hơn thì có thể thấy sự khác biệt mà trước đó mình không thấy

Ngày trước chưa hiểu kỹ thì sẽ gộp tất cả trường hợp này giống nhau nhưng hiểu kỹ hơn thì biết có cái khác những cái còn lại => Tăng tỉ lệ thắng, giải quyết thêm những câu hỏi vì sao.

5 Lượt thích

Mình đoán không nhầm là Bảo Lộc à b?

Bài viết này thoomg não luôn a trung ạ… Cảm ơn a nhiều nhé… chúc a sức khoẻ vàong a ra nhiều bài phân tích hơn ạ… Trưosc giwof em cũng phân vân k biết nên đi theo TF nào… Nhưng giờ thì ơ rê ca r a ơi…

1 Lượt thích

Nếu nói về cách vào lệnh của T hoàn toàn khác với lúc đầu, mình xem từ lúc đầu thấy lỗ lực tự học của T thật đáng khâm phục, từ những lệnh thất bại ,những câu hỏi tại sao lại không đúng trong trường hợp này…? dần dần T đã hoàn thiện nó bằng những khám phá mới, một lý thuyết mới rất khó làm, khi làm ra thì độ tin cậy cũng không cao, nhưng T vẫn dám dấn thân, mình tin sau này lý thuyết của T sẽ tạo 1 trường phái trong Trader

1 Lượt thích

Bài này của ad trả lời được khá nhiều lệnh trong mục " lệnh chưa giải thích được của mình". Mình backtest thấy có TH này theo mọi người có được gọi là mỗi TF nói một kiểu và nên đứng ngoài không?
(EU-12h/13/6/2023)

  • Ở TF m5 xác định được như này:
  • Xuống m1 kiểm tra thì như này:

    Bây giờ vào lệnh theo TF lớn, TF nhỏ hay đứng ngoài trong TH này đây?
  • Thêm 1 câu nữa cũng ở cái KLQT m5 này. Đến giờ mình xếp nó vào TH chưa giải thích được, giá phá KLQT m5 nhưng không đảo chiều. mn tham khảo.
3 Lượt thích

Medio giải thích trường hợp này giúp mình với :(((

3 Lượt thích

Mình cũng gặp 1 TH tương tự,
CADJPY- m5- 9h /23/6/2023

  • Ở TH này mình cho rằng bên trên là KLQT của TF lớn hơn, giá đã về klqt của TF lớn và đi xuống.
2 Lượt thích

Ví dụ của mọi người đều là ở tf nhỏ và mình không kiểm tra được ở tf nhỏ hơn.
Như tf vào lệnh là m5, kiểm tra ở m1 thì khi câu chuyện không tương đồng thì mình không thể vào lệnh ở m1 và kiểm tra ở tf nhỏ hơn nữa mà chỉ dừng lại ở đó.

Mà cái này bình thường mà bạn. Dù nhìn ở tf nào thì cũng không vào lệnh ở đó được.

4 Lượt thích

OK xuống tf nhỏ hơn kiểm tra

Vây giờ có nhiều cách như tìm cơ hội khác hoặc vẫn muốn trade ở đây thì có nghĩ là bạn trade ở m1 và kiểm tra lại ở khung nhỏ hơn nữa là 25s xem cái OB csd ở m1 có đúng là csd không?

=> Bình thường nếu chọn trade m5 kiểm tra ở m1 mà nếu câu chuyện không đồng nhất mà chuyển qua trade luôn ở m1 là rất dễ SL. Thêm nữa là dù khám phá, hiểu thị trường theo cách nào thì kiểu gì vẫn sẽ có lúc nó đảo chiều ảo ma lazada nên có nhiều cách để giảm thiểu cái ảo ma đấy lắm.
Mình thì chỉ có 1 vài cách sau:

  1. Chắc chắn là quản lý vốn rồi, nó mà cứ đúng như mình dự đoán thì cần gì quản lý vốn.

  2. Quản lý lệnh, dời SL, chốt 1 phần lệnh.

  3. Chỉ limit ở KLQT có OB csd, limit ở nơi bắt đầu xu hướng cũng được nhưng an toàn hơn là hãy đợi xác nhận đảo chiều ở nơi bắt đầu xu hướng mới vào lệnh còn tốt hơn nữa.

12 Lượt thích

chời em em sáng giờ nghĩ mãi đọc xong mưu hèn 12 tưởng ngon ai dè áp dô khó ghê anh à, nhưng rút kinh nghiệm em không hỏi liền như mấy lần trước mà chuẩn bị trước phương án 2 khi bị sl.

1 Lượt thích