Mưu hèn kế bẩn Trading - Bài 10 - Một bài không tên

Chào các bạn đến với bài thứ 10 của chuỗi bài này.

Bài này là bài nối tiếp cũng như là được phát triển từ bài 9 trước đấy. Mình nghĩ mãi mà không ra cái tên nào vừa ngắn lại phù hợp với bài này nên để “Không tên”. Tuy không có tựa đề rõ ràng nhưng mình tin rằng sau bài này bạn sẽ giải đáp thêm được 1 câu hỏi và hiểu thêm được 1 trường hợp đặc biệt nữa của thị trường, trường hợp đặc biệt này đã được nhắc đến trong bài “mưu hèn 2” nhưng chưa thực sự giải quyết triệt để và sau bài này nó sẽ rõ ràng hơn nhiều.

:point_right: Trước khi bắt đầu thì mình vẫn cần nhắc lại là khi trade thì chúng ta không cần phải cái gì cũng hiểu cái gì cũng biết thì lúc ấy mới trade có lãi được đâu.

:point_right: Hiểu ở trường hợp nào, tự tin ở trường hợp nào thì mới trade, còn trường hợp nào không hiểu, chưa hiểu hoặc khiến bản thân phân vân thì trường hợp đó hãy cố gắng hướng giải quyết tốt và an toàn trước (Hướng xử lý nhanh nhất là bỏ :grinning:)

:point_right: Cuối tuần rảnh thì lôi mấy cái trường hợp khó hiểu đó ra suy ngẫm. Một tuần chưa thông thì 2 tuần, 3 tuần.

Mình cũng vậy, dần dần mình mới giỏi hơn, hiểu sâu hơn từ chính những vấp ngã của mình thì mình mới tự tin vào lệnh ở cả những trường hợp mà trước đây không hiểu lắm phải né. Chứ không phải độp cái mình cái gì mình cũng biết đâu. Bài này đi vào 1 trường hợp mình tự tin nhiều và hiểu so với trước nhé.

Bắt đầu nhé

Thường thường thì mình chỉ hay vào những trường hợp mà mình nhìn cái mình hiểu và thấy luôn kiểu này

Đại loại là mình hay vào lệnh ở trường hợp KLQT có OB chưa sử dụng và KLQT cũ (nơi từng là KLQT) thì sạch sẽ không có OB chưa sử dụng.

=> Mấy trường hợp đó thì làm gì có gì phải phân vân nhiều. Dễ trade ít phải nghĩ. Nếu phân tích xu hướng tiếp tục thì limit luôn. Đắn đo thì đợi nó phá qua đó thì xác nhận đảo chiều rồi tìm cơ hội mua bán ngược lại.

Và ai chả muốn càng ngày càng giỏi và hiểu thị trường hơn nên thời gian còn lại chủ yếu mình suy nghĩ về những trường hợp mình phân vân, hiểu còn mơ hồ.

:point_right:Có một thời gian thì mình đã suy nghĩ về trường hợp này:

Trường hợp mình từng suy nghĩ

Hai cái đều là OB chưa sử dụng thì vào lệnh thế nào. Nếu theo lý thuyết mình đã nói rất nhiều cả trên youtube thì KLQT đã dịch chuyển lên trên thì cái cũ không còn tác dụng gì nữa.

Mình thấy nó khá hợp lý logic và thấy khá đúng. Nhưng khi vận dụng nó tương tự vào trường hợp sau

Vận dụng vào trường hợp trên thì lại thua. Thậm chí còn dính SL ngay lập tức, không có chút cơ hội nào để quản lý.

Và về sau, lưu những trường hợp mình bị SL thì mình mới nhận thấy sự khác biệt trong này bằng việc quan sát nến.

:point_right: Nếu mới nhìn thì nghĩ nó giống nhau nhưng nhìn thật kỹ quan sát nến, quán sát hành động giá thì thấy bản chất của 2 trường hợp trên là khác nhau chứ không giống nhau. Để giải thích cho nó thì đọc thật kỹ bài 9 là ngẫm ra thôi. Nhưng bài này mình sẽ giải thích nó khác chút xíu để dễ hiểu hơn.

Giải thích trường hợp 1

Có thể hiểu 2 cây nến đó là thành phần cấu tạo nên OB chưa sử dụng bên trên và đó là quá trình “bình thường hóa” và chắc chắn nó luôn phải có để tạo ra OB chưa sử dụng. Lúc nào nó cũng có hết.

Hoặc có thể hiểu là

Không biết đoạn này bạn có hết ý mình muốn nói không.

Giải thích trường hợp 2

Khi quá trình “bình thường hóa” thất bại và tăng tiếp thì giờ hết dính dáng đến thằng OB chưa sử dụng bên dưới rồi.

Nếu dự đoán giá tăng thì vào lệnh như này

Thế thì với mình KLQT đã bị dịch chuyển lên. Dịch chuyển lên là vì lực mua xuất hiện tiếp theo nó không dính dáng với thằng ở dưới. Nó khác hoàn toàn trường hợp 1 nhé, trường hợp 1 thì lại dính dáng.

Thế thì muốn mua tiếp thì cứ áp dụng KLQT dịch chuyển bình thường thôi.

Tổng kết

Thường chúng ta trade mà nếu nhầm thì dễ bị nhầm nhất ở trường hợp 1 là nhiều thôi. Chỉ cần không bị nhầm cái này thì việc bị dính SL ngay lập tức cũng như xác định sai vùng đảo chiều nó giảm đi rất nhiều rồi.

Mong rằng bài này sẽ làm rõ ý hơn cho bài 9 mình viết trước đó và giúp bạn trả lời thêm được 1 câu hỏi nữa về cấu trúc thị trường và nhớ trường hợp nào chưa hiểu thì cứ chọn 1 phương án xử lý an toàn nhất nhé.

58 Lượt thích

Đợt này ad làm xong khóa học mới rồi nên quay lại với ae hội quán thường xuyên hơn đây. Rất mong chờ những bài viết của ad. Cám ơn ad :smile:

4 Lượt thích

Hehe, giờ mới hiểu tại sao anh Mê lại bỏ qua thằng OB thứ 2 mà chỉ quan tâm thằng đầu và cuối :laughing:

E cũng gặp nhiều trường hợp như này. Quá tuyệt vời a ạ

@Medio Ad cho hỏi TH bên dưới với nhé. Thank U!

1 Lượt thích

Medio đang bận đi tìm Bồ để nuôi con của Bồ cũ, nên mình đưa ra cách mình hiểu, để bạn tham khảo trước khi chủ nhà về.

4 Lượt thích

Đoạn này mình đang có 1 hướng suy nghĩ khác. Thấy nó hợp lý hơn cái mình đã nói nhưng mình cần thời gian kiểm chứng lại cái trường hợp nhập nhèm ở bài 9. Còn cái rõ ràng hẳn hoặc cái vớ vẩn hẳn thì mình khá tự tin, vẫn chưa quá tự tin chỗ nhập nhèm

3 Lượt thích

Còn cách nhìn của em là các bác ấy đang xét OB của khung M5, phải xuống M2 M1 kiểm tra, chứ đó ko phải OB của CTTT khung M15.

2 Lượt thích


Mọi người có ai giải thích giúp em vì sao k phải là OB 1 mà giá lại theo OB2 k vậy ạ.
Em cảm ơn.

1 Lượt thích

Theo mình không thể biết giá hồi về OB nào. Có TH về OB1, có TH về OB2, có TH chả về OB nào đã quay đầu lại. Thế nên Hụt kèo là bình thường. Đôi khi nghĩ nó phải về cái OB nên mua tại nơi bắt đầu xh còn dính SL nữa.

2 Lượt thích