[Kinh nghiệm] Sử dụng Cấu Trúc Thị Trường (CTTT) và OB - Bài 9 (Nâng cao)

Chào các bạn, tiếp tục cùng mình đến với 1 bài nâng cao khác nối gót bài 4 ở chuỗi bài này.

Những bài mình lấy cái mác “nâng cao” để cho nó thêm phần nguy hiểm thôi, chứ thực chất nó lại không hề khó. Những bài mang mác nâng cao là những bài từ kinh nghiệm, góc nhìn của mình về việc hiểu thị trường, hiểu cấu trúc để có thể dự đoán sớm được ở 1 vài trường hợp từ đó vào lệnh được luôn mà không phải đợi xác nhận như là giá phá hẳn KLQT, phá hẳn OB như cách truyền thống nên mình muốn viết bài chia sẻ góc nhìn với mọi người.

:point_right: Mục đích của việc đó là cho chúng ta thêm cơ hội để có thể tận dụng tốt những cơ hội mà thị trường cho. Cái mà mình hay gọi là mút cả thị trường ấy.
:point_right: Và như thường lệ hãy xem bài này dưới góc độ tham khảo tư duy đọc thị trường chứ không dập khuôn nhé.

Giờ thì…

I. Bắt đầu nhé

Khi dùng OB chưa sử dụng vào cấu trúc thị trường thì chúng ta biết chính xác hơn đâu là vùng giá đảo chiều hoặc là tiếp diễn xu hướng.

Vùng giá đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng là vùng màu vàng

Giá mà hồi lại tiếp cận vùng giá đó thì nó chỉ có 2 chiều hướng:

  1. Một là phá qua rồi đảo chiều xu hướng

  2. Hai là bật trở lại và xu hướng cũ lại tiếp diễn.

Nếu xu hướng còn tiếp diễn thì khi giá hồi về chạm vùng màu vàng, bật lại đi lên phá đỉnh cũ thì nó sẽ tăng tiếp theo xu hướng hiện có.

Có nghĩa là nếu xu hướng còn tiếp diễn mà giá đã về được vùng giá tiếp diễn - vùng giá nó cần về rồi đã bật trở lại đi lên tiếp thì chả có lý do gì để nó về lại lần nữa.

Nhưng giả sử nó di chuyển như này:

:point_right: Thì dưới góc nhìn cá nhân của mình. Đó là dấu hiệu cho sự đảo chiều xu hướng sớm dù hiện giờ giá vẫn chưa phá vùng màu vàng và thời điểm này mình có thể tìm kiếm luôn 1 lệnh bán sớm.

Dưới góc nhìn của mình là: Khi giá đã hồi đến vùng giá cuối cùng nó nên hồi về (vùng giá đảo chiều). Thì nếu xu hướng cũ còn tiếp tục và giá đã tăng lên vùng đỉnh đáy cũ thì chả có lý do gì nó không tăng mạnh tiếp theo xu hướng hiện có

Nhưng nếu nó không đi tiếp tục xu hướng hiện có mà chỉ “phá giả” rồi quay trở lại vùng đảo chiều 1 lần nữa . Thì đó là dấu hiệu đảo chiều sớm để có thể tìm kiếm 1 cơ hội mua bán.

:thinking: Mình cảm giác đoạn này mình diễn đạt không thoát được hết ý, nên mình sẽ diễn đạt nó theo kiểu đời sống để nó dễ hình dung hơn nhớ:

  • Khi đi ra ngoài thì mình luôn mang theo 3 thứ là: ví, chìa khóa và điện thoại. Đây là vật bất ly thân rồi mà nếu quên cái nào thì gần như phải quay lại để lấy.

  • Nếu mình quên cả 3 thứ thì khả năng mình quay trở lại lấy là rất cao, quay lại lấy thì mình mới đi ra ngoài được.

Nếu mình chỉ quên cái điện thoại thì khả năng mình quay trở lại lấy cũng cao, chỉ là không cao bằng quên cả 3 cái thôi. Không có điện thoại ra ngoài đường cũng bất an lắm.

Nhưng nếu mình đã quay trở lại để lấy điện thoại rồi - lấy đến cái cuối cùng mình quên rồi. Xong lên xe ra khỏi nhà khóa cửa rồi mà vẫn lại chưa đi, quay trở lại nhà tiếp thì khả năng cao là thay đổi kế hoạch và mình không đi nữa.

Vậy cần có 3 dữ kiện để dự đoán việc đảo chiều sớm

  1. Giá quay về OB chưa sử dụng ở KLQT

  2. Stophunt, phá vỡ giả đỉnh đáy cũ

  3. Không tăng tiếp mà quay trở lại khối OB chưa sử dụng 1 lần nữa

Với những gì đã trải qua với mình thì nó khá chính xác. Tỷ lệ đúng cao hơn nhiều tỷ lệ sai nhưng đi đôi với việc đó bạn phải xác định đúng vùng đảo chiều xu hướng nên nó sẽ không dành cho những bạn mới và chưa thạo

:point_right: Nhưng dù gì đây cũng là 1 dự đoán đảo chiều sớm và chỉ dựa vào đấy để đặt lệnh thì đó là 1 lệnh mạo hiểm. Nhưng nếu bạn có thêm 1 yếu tố ủng hộ nhỏ nữa thì nó sẽ trở thành 1 lệnh đẹp có tỷ lệ thắng cao. Yếu tố ủng hộ đó mình hay dùng là

Lý thuyết nó chỉ có vậy và không có gì khó. Cùng mình đi vào thực hành để hiểu hơn nhé

II.Thực hành

1.Trường hợp 1

Hãy cùng mình đi vào trường hợp mà mình vẫn hay đào lại. Đó là biểu đồ BTC

Kết quả

2. Trường hợp 2

Đây là lệnh của mình mình và định up lên kênh youtube. Điều đặt biệt là tất cả lệnh toàn là kiến thức từ bài này. Mọi người tham khảo nhé

VIDEO

2.1 Lệnh bán đầu tiên

Ở lệnh bán đầu tiên thì cũng chẳng có gì đặc biệt để giải thích.
Mình TP cũng gọi là khá an toàn rồi nhưng thị trường nó không muốn cho ăn cả thì chịu thôi.

2.2 Lệnh mua tiếp theo

Lệnh mua đó chính là được áp dụng 100% kiến thức từ bài này.
Thường thì 3R hơi ít nên mình sẽ đặt lệnh ở giữa khối OB để tăng được tỉ lệ RR lên. Nhưng ở lệnh trước đã không TP được 1 lệnh lot lớn nên cũng sợ mất lệnh này vì thế mình đặt lệnh an toàn để dễ khớp hơn.

Nhưng giả sử bạn cảm thấy cái lệnh mua luôn của mình không an toàn, muốn đợi thêm 1 yếu tố nữa thì sẽ như nào

Giờ xuống khung nhỏ để nhìn thấy cấu trúc thị trường

Mình hi vọng không ai còn nhầm lẫn cái này sau khi xem thật kỹ bài 8.
Tiếp theo

Lúc này có thể tự tin hơn mà tìm kiếm lệnh mua được rồi.

III. Tổng kết

Kiến thức trong bài này chỉ là từ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình.
Nó là kết quả sau khi đã luyện tập từ những cái truyền thống ở những bài trước, những bài mà mình viết không thể bỏ qua. Và sau 1 thời gian thì nó tự phát triển tiếp rồi rẽ sang 1 nhánh nhỏ, nhánh dự đoán sớm hơn.

Vì thế hãy xem những bài kiểu này dưới góc độ tư duy thị trường nhé.

85 Lượt thích

Hôm qua em có 1 lệnh SL AU đúng kiểu bài này, nhưng vì quá tự tin mà không quản lý lệnh nên SL hơi phí.

8 Lượt thích

Phá vỡ giả kết hợp với bài 4 ob x cttt là nhức nách.
Cảm ơn Medio nhiều!

4 Lượt thích

Cảm ơn Ad!
Nhớ Medio hơn cả nhớ người yêu thời 20+.

7 Lượt thích

Sau bài này thì em hiểu lệnh GU của bác tuần trc rồi. Thế là bác cũng đi trc thời đại rồi đấy

5 Lượt thích

Chuẩn luôn bác… lúc đó vẫn không biết diễn giải ra sao cho nó logic như ad Medio hôm nay :sweat_smile:

7 Lượt thích

E có 1 thắc mắc mong a medio giải thích đây là ob csd mà sao lại không là gì ạ?

1 Lượt thích

Người anh em đăng ảnh biết đùa vậy. :rofl:

2 Lượt thích

Mong bạn và a medio chỉ giúp e với

2 Lượt thích

Ý mình là bạn đăng ảnh bị xoay chiều là khó cho người xem ý. Về cái OB đấy thì trong video a Medio cũng đã có xuống TF nhỏ hơn để kiểm tra rồi, ảnh bạn đăng là TF1h, kiểm tra lại OB đã sử dụng chưa thì xuống TF15p, và nó đã bị sử dụng rồi. Bạn xem video mà bỏ sót chi tiết đấy là cũng hơi sơ suất nhé :rofl:

2 Lượt thích

À mình cũng k biết tại sao nữa bạn chịu khó xem với

3 Lượt thích

Cảm ơn Ad đã bổ sung tư duy thị trường cho ae có thêm góc nhìn mới!

3 Lượt thích

Mới đọc được nửa bài mà thấy hay quá anh ơi :v. Ý tưởng này hay thực sự :v. Mà e đang nghĩ về tf. Có Tf nó là giả, có tf nó là chưa phá…Mà thôi để tối xem thêm

3 Lượt thích

Mình cũng hoà cái lệnh này :laughing:

3 Lượt thích

A Medio ra bài mới là auto cả hội quán vui như mẹ về chợ =)) bài viết hay quá ạ cảm ơn a nhiều :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts:

2 Lượt thích

nhìn có giống không mọi người, chỉ mang tính chất vui nha

3 Lượt thích

Quả OB CSD của bạn thấy vip quá

2 Lượt thích

a cho e hỏi.
ở lệnh bán này thì e thắc mắc chỗ xác định OB. e xác định OB đúng và đủ như vầy có hợp lý không ạ?


nếu OB đúng và đủ như trên là đúng thì nó đã bị sử dụng ở TF nhỏ hơn thì liệu e vào lệnh bán còn hợp lý nữa không ạ?
theo a thì những trường hợp OB đúng và đủ đã sử dụng thì a có vào lệnh tại OB cds bên trong nữa không?
nếu có thì khi nào a đặt lệnh ạ?
e cảm ơn.

Quả đảo chiều này vô duyên thật. Vô duyên hơn quả của mình :smiling_face_with_tear:

bạn xem kỹ lại video nhé vì trong đó mình cũng có giải thích rồi. Kiểm tra khung nhỏ thì xác định không phải rồi.

1 Lượt thích

Cái này mình để nó ở H1 nhìn cho toàn cảnh toàn màn hình chứ ở tf đó nhìn đó không nổi đâu.
Nên nhìn ở M15 để thấy cấu trúc

Lúc này mới xác định được nó là OB chưa sử dụng. Kiểm tra lại ở tf nhỏ để xác thực

Timeframe nhỏ ok thì mới xác định nó là OB chưa sử dụng. Giờ thì vào lệnh thôi

2 Lượt thích