Chào các bạn, tiếp tục cùng mình đến với bài tiếp theo trong series này nhé.
Bài này sẽ không nói về việc vào lệnh ở đâu như nào vì mấy cái này nói nhiều ở những bài khác rồi. Bài này mình chỉ tập trung muốn nói về việc BUÔNG BỎ, KHÔNG VÀO LỆNH ở 1 vài trường hợp lấy yếu tố OB chưa sử dụng làm xác nhận vì nhiều khi chúng ta thấy cơ hội mua hoặc bán rồi nhưng đôi khi vẫn nên cần buông bỏ.
BẮT ĐẦU NHÉ
Đầu tiên hãy nói về CTTT trước tiên.
Dưới đây là 1 dạng thị trường di chuyển theo cách mình luôn mong muốn.
Đó là giá cứ phá đỉnh (đáy) là hồi về đỉnh cũ hoặc KLQT trước khi tiếp tục đi theo xu hướng của nó
Những trường hợp thị trường di chuyển đẹp như vậy thì chỉ cần giá phá KLQT là có thể tự tin xác định xu hướng đảo chiều và tìm cơ hội bán ngược lại rồi.
Nhưng thị trường muôn hình vạn trạng và chúng ta thường xuyên gặp trường hợp này hơn
Vậy thì tại sao nó không nhất thiết hồi về đỉnh cũ hay KLQT mới đi tiếp. Và đâu mới là nơi phá qua sẽ đảo chiều xu hướng? Đâu là KLQT?
Với biểu đồ đơn giản này thì mình không thể nói chính xác đâu là KLQT được. Mình chỉ biết…
Những lúc này hãy dùng OB chưa sử dụng để xác thực lại cho CTTT. Xác thực kiểu gì thì hãy đi qua vài trường hợp rồi từ đó tự đúc kết cho riêng mình nhé.
Trường hợp 1
Đến đây nó giống với biểu đồ giản đơn mình nói ở trên rồi. Tiếp tục phân tích nhé
Nhìn qua để xác định KLQT
Ở trường hợp này KLQT nó khá rõ ràng ở trên rồi (2), nhưng có trường hợp mà nó không rõ ràng được như vậy khiến bản thân bạn đặt nghi vấn nó vẫn ở dưới (1) thế thì đơn giản là đợi xác nhận xu hướng hồi kết thúc thì mới vào lệnh.
Có điều nhiều khi có xác nhận kiểu vậy thì nhiều khi lại mất cơ hội vào lệnh, giá chạy tuột thẳng 1 mạch. Vì thế mình luôn cố gắng vào lệnh sớm và giờ mình dùng OB chưa sử dụng để kiểm chứng, xác thực, và để xem cái điều bất thường đó nó có bất thường thật hay không? Từ ngày dùng OB mình hay dùng kiểu này, rất hữu ích. Vậy mình dùng như thế nào?
Đơn giản là nếu ở cái (1) mà có OB chưa sử dụng mà nghi ngờ thì mình sẽ đợi xác nhận nếu vẫn tìm kiếm lệnh bán. Còn ở (1) mà OB đã sử dụng rồi thì giảm bớt sự nghi ngờ đi mà bán luôn rồi mình quản lý lệnh.
Nhìn đây rõ ràng là OB chưa sử dụng rồi.
Nhưng ở tf nhỏ hơn thì như này
Luôn nhớ là tf nhỏ xác thực lại cho tf lớn. Và để có tỉ lệ thắng cao nhất thì chúng ta luôn cố gắng cưỡi sóng nhỏ trước khi nghĩ đến sóng lớn.
Vì thế có thể kết luận OB này dùng rồi và trường hợp này giá không hồi về đỉnh cũ hay KLQT mà lên tiếp không phải điều gì bất thường, và KLQT đã dịch chuyển lên trên.
=> Đây là cách mình dùng OB chưa sử dụng để xác thực, kiểm tra lại.
Trường hợp 2
Trong ví dụ này mình sẽ tập trung nói nhiều hơn về OB chưa sử dụng.
Từ khi vào lệnh ở OB chưa sử dụng thì tỉ lệ bị hụt kèo của mình có giảm so với trước nhưng nó vẫn hụt như thường nhé. Tại sao hụt kèo thì cùng mình đi vào 1 cái lệnh hụt của mình nhé
Chắc chắn giờ cần tìm cơ hội mua lên rồi
Kiểm tra tới lui thấy không vấn đề gì với lệnh mua và điểm đặt lệnh ở đó nên mình mua.
Kết quả
Những lệnh hụt kiểu này với mình nó không phải hiếm. Có tiếc thì cũng chịu thôi. Nhưng khi bị hụt như vậy là mình xóa ngay cái OB chưa sử dụng mà mình đã đặt lệnh ra màn hình và ra khỏi đầu vì CTTT đã thay đổi cũng như khối OB mình đã đặt đó nó đã được sử dụng rồi dù rằng giá chưa chạm điểm đặt lệnh.
Cùng mình đi vào chi tiết nhé
Tuy rằng có thể bóp như vậy nhưng cũng không thể khẳng định 100% nó về khối OB nhỏ sau khi đã bóp rồi mới đi lên được, nhưng vì tỉ lệ RR nên chắc chắn trong mọi trường hợp thì mình sẽ đều đặt lệnh như trên.
Nhưng giá phản ứng với OB chưa sử dụng lớn và tiếp tục tăng, CTTT lại tiếp tục chạy đi theo xu hướng của nó thì với mình cả OB lớn đó đã sử dụng rồi. Và đấy là lý do mình nói OB nhỏ đã sử dụng rồi dù giá chưa chạm điểm đặt lệnh.
Thêm 2 ví dụ nữa để hiểu hơn nhé
Ví dụ 1
Sau đó
Vì thế lệnh đó vẫn giữ được. Và kết quả
Ví dụ 2
Kết luận
Đó là cách mình dùng OB xác thực cho CTTT cũng như buông bỏ những lúc bị hụt kèo.
Và trong đa số các bài mình hay chỉ nói về OB chưa sử dụng đúng và đủ mà ít nói về việc bóp OB hơn. Không phải là mình không thích bóp. Mình thích bóp mọi thứ. Những lệnh được bóp mà khớp thì tỉ lệ RR sẽ rất cao.
Nhưng tỉ lệ RR cao ở 1 vài trường hợp sẽ không tốt vì ai thấy lợi nhuận cũng sẽ ham và người mới dễ bị quá sa đà vào việc bóp OB dẫn đến nhiều khi CTTT đã thay đổi không còn theo nhận định ban đầu nhưng lại không nhận ra.
Vì vậy mình nghĩ cứ đi từ những lệnh với khối OB lớn để giảm thiểu tình trạng hụt kèo và hiểu CTTT đã. Thạo hơn thì bạn sẽ tự khắc bóp được SL theo cách bạn hiểu và khi ấy nó sẽ an toàn hơn nhiều. Mình nghĩ đó là cách tránh việc bị rối và mới tạo được ra quy tắc phù hợp nhất với mình.