[Kinh nghiệm] Sử dụng Cấu trúc thị trường (CTTT) và OB - Bài 2

Chào các bạn, sau khi xem lại cái bài đầu tiên, mình thấy mình diễn giải làm rối với phức tạp lên thì phải. Ai theo lâu thì có thể hiểu nhưng ai mới thì lại rối lung tung xèng lên. Nó không phải kiểu make forex simple mình muốn làm. Nên mình sẽ cố gắng làm lại cho nó hệ thống và đơn giản hóa hơn để mọi người tự backtest, từ đó tìm ra “chén thánh” của riêng mình.

Giờ xóa đi thì kỳ nhỉ, hay là xóa nhỉ. Thôi thì có gì bạn coi bài 1 trước đó là bài nháp, hoặc 1 dạng bài review lệnh nhé. Giờ cùng mình đi đến với bài ngày hôm nay. Bắt đầu nhé.


I. Vào lệnh theo xu hướng chính

Xu hướng chính là xu hướng tăng. Giả sử mình dự đoán được giá sẽ tăng tiếp và mình sẽ vào lệnh đi theo xu hướng chính.
Có những trường hợp sau xảy ra:

1. Có OB chưa sử dụng gần đỉnh cũ hoặc KLQT

  • 1.1: Nếu ở gần đỉnh cũ có OB chưa sử dụng thì bạn hãy vào lệnh ở đỉnh cũ.

  • 1.2: Nếu đỉnh cũ không có OB mà gần KLQT mới có OB thì bạn vào lệnh tại KLQT. (KL fake cũng tượng tự)

KL fake thì cũng tương tự như vậy nhé

2. Không có OB chưa sử dụng

Nếu không có OB chưa sử dụng nào mà bạn khẳng định mình xác định đúng KLQT thì điểm đặt lệnh sẽ tiệm cận gần điểm cuối cùng của vùng giá KLQT và lúc này thì đặt khoảng cách SL hợp lý. Vậy thế nào là hợp lý thì chúng ta sẽ bàn về nó ở bài khác thì nó sẽ đỡ rối và ok hơn.

Nếu bạn thích an toàn cao hơn thì không có OB chưa sử dụng thì không vào lệnh nữa dù dự đoán như nào đi nữa. Cái này tùy lựa chọn của bạn nhé. Mình thì cứ linh hoạt kết hợp cả 2.

3. Vừa có OB chưa sử dụng cả đỉnh cũ cả ở KLQT.

Cái này mình chưa tìm ra ví dụ nên lấy biểu đồ giản đơn biểu thị nhé

Nếu mà nói 1 cách chính xác hơn thì phải nói là đâu mới là OB đúng để vào lệnh.
Cái cách xác định khối OB là cây nến khác màu cuối cùng trước khi giá phá đỉnh (đáy) thì nó chỉ 1 cách xác định đơn giản thôi chứ nó không chính xác tuyệt đối.
Giá hoàn toàn có thể phản ứng 1 trong 2 khối OB này rồi đi tiếp và mình cũng chả biết đâu mới là chính xác cả.

  • Mình hay vào lệnh ở khối OB trên nhưng nếu mình bị dính SL ngay lập tức mà không kịp quản lý lệnh, tức là mình sai thì mình sẽ vào lệnh tiếp ở OB dưới. Và đó là lệnh có tỉ lệ thắng cao.

  • Còn nếu mình vào lệnh ở OB trên mà giá phản ứng mình kịp dời SL thì nếu giá vẫn xuống OB dưới thì tùy trường hợp mà mình sẽ vào lệnh ở OB dưới, hoặc sẽ không vào. Cái này tùy trường hợp cụ thể.

Cái này bạn hãy tự backtest để có kinh nghiệm riêng của mình ở đây nhé. Còn để an toàn trước mắt đừng vào tiếp khi chưa có kinh nghiệm. Có kinh nghiệm thì hãy vào.

Tổng kết

Như trước không biết tới OB thì dù dự đoán được giá sẽ tăng tiếp nhưng mình không biết nên vào lệnh tại đỉnh cũ hay tại KLQT. Dùng fibonacci để vào lệnh tại đỉnh cũ thì không rõ ràng cho lắm. Vì thế mình thường vào lệnh tại KLQT và đôi lúc hụt kèo. Đó là 1 nhược điểm mình nhận ra và nhờ OB mà mình đã giải quyết được vấn đề đó. Giảm thiểu được vấn đề xác suất giá hồi ở đâu, cũng như rút ngắn được SL hơn. Có thể coi đó là 1 cải tiến đáng giá.

II. Kinh nghiệm xử lý khi bị SL

Đầu tiên mình cần nhắc lại là mọi thứ luôn chỉ có tính tương đối. Anh em không nên kì vọng một thứ tuyệt đối. Vì thế mà giá có thể đảo chiều bất kỳ lúc nào cho dù điểm đó có thể không là gì và chúng ta không thể giải thích được.

Giỏi hơn ngày trước thì sẽ gặp ít hơn nhưng kiểu gì bạn cũng sẽ gặp và bị SL, cho dù bạn trade theo phương pháp nào, cách nhìn nào cũng sẽ như vậy thôi.

Cái quan trọng sau khi bị SL thì tâm lý sẽ ra sao, cũng như cách xử lý tiếp theo về mặt kỹ thuật như thế nào.

Tâm lý thì chắc chắn chả ai giúp được, chỉ có tự tôi luyện và sẽ giỏi hơn theo thời gian thôi nên phần này mình chỉ có thể chia sẻ cách xử lý về mặt kỹ thuật khi mình bị SL.

:point_right: Mình cần nói thêm là tuy kết hợp thêm OB thì tỉ lệ mình bị lỡ kèo cũng như dính SL ngay lập tức nó cải thiện hơn nhưng đôi lúc mình vẫn bị dính SL vì không quản lý lệnh hoặc dính SL mà không kịp làm gì. Nói thêm là OB thì vẫn có stophunt như thường nhé, chỉ là nó ít hơn, và stophunt của nó thường cũng chỉ là dạng chớm ra thôi. Vì thế mình hay đặt SL cách OB 1 đoạn ngắn cho an tâm.

:point_right: Và cuối cùng mình đúc rút ra là cái quan trọng trong xử lý khi bị SL là phải luyện được cách thay đổi, chuyển hướng suy nghĩ ngay lập tức mà không được cố chấp bám vào nhận định cũ hoặc reset lại và xem xét nhận định kỹ càng từ đầu. Nếu chưa làm được như vậy ngay thì tạm dừng trade để đầu óc được nghỉ ngơi rồi mới quay lại.

Giờ là cách xử lý khi bị SL kết hợp với OB của mình

Trường hợp 1:

Vẫn là xu hướng tăng, nếu mình dự đoán giá vẫn tăng tiếp nhưng mà sau đó giá đi như này.

Nến nó sẽ kiểu như này

Dù mình phân tích giá tiếp tục tăng và mình vào lệnh tại OB đã không TP được mà giá vẫn tiếp tục đi xuống KLQT như ở trường hợp trên thì có 2 khả năng xảy ra:

  • a) Nếu mình xác định đúng và xu hướng vẫn tăng thì giá thường về gần đúng điểm sâu nhất của KLQT. (Gần như khít, có thể dư hoặc thiếu 1 chút nhưng không nhiều - kinh nghiệm cá nhân). Vì thế nếu tự tin cao thì mình sẽ vào tiếp lệnh tại KLQT

  • b) Hoặc giá sẽ tiếp tục phá xuống qua KLQT, đảo chiều xu hướng. Và mình lại hay nghiêng về khả năng này hơn trong đa số các trường hợp. Lúc này thì mình đợi giá phá xuống KLQT thì sẽ tìm cơ hội bán.

:point_right: Để an toàn ở trường hợp này thì bạn nên đợi xác nhận khung nhỏ đảo chiều thành tăng ở KLQT mới mua hoặc đợi giá phá xuống KLQT mới bán nhé.

:point_right: Tuy nhiên ngay tại thời điểm này lại có 1 cơ hội tốt để bán xuống mà mình rất hay làm có tỉ lệ thắng cao.

Trường hợp 2:

Đây là trường hợp mình nói ở trên rồi nhưng cần nói lại cho nó giống có hệ thống

Về nến thì nó như này

Và nếu xem lại thấy giá vẫn tăng tiếp thì mình sẽ vào lệnh ở bên dưới

Trường hợp 3:

Nến thì nó kiểu như này

Thì lúc này thường giá sẽ cắm xuống thẳng KLQT mới phản ứng. Ở trường hợp này xác suất đảo chiều rất cao nên mình sẽ không tìm kiếm cơ hội mua nữa

Trường hợp này kiểu lực giảm đang rất mạnh, dù dự đoán tăng tiếp thì thôi cũng nên bỏ. Trường hợp 2 có OB ở dưới còn hậu thuẫn được, chứ không có gì như ở trường hợp này thì tốt nhất bỏ thôi. Cố chấp dễ thua 2 lệnh liên tiếp lắm.

Trường hợp 4:

Về nến thì nó kiểu như này

Đây là trường hợp vào lệnh ít thua nhất nhưng giả sử nếu bị SL thì mình hay dự đoán sớm giá sẽ đảo chiều. Vì thế chủ động tìm kiếm cơ hội bán.

Tổng kết

Trong những trường hợp mình liệt kê nó gần như có 1 điểm chung, là giá phản ứng với OB mà vẫn phá OB thì đó có thể là 1 dấu hiệu đảo chiều sớm hoặc không. Lúc đó tùy trường hợp mà có cách xử lý tiếp theo.

Và đây cũng chỉ là vài cách mình xử lý và cũng có thể vẫn còn nhiều trường hợp khác mà mình chưa liệt kê hết nữa. Bạn cũng không cần phải học thuộc nó vì khi trade mà dính SL thì cảm xúc thường lấn át rồi không nhớ gì đâu.

Quan trọng là hiểu chứ không phải học thuộc, hiểu rồi thì sẽ tự vận dụng 1 cách linh hoạt mà thôi.



Review lệnh

Đây là lệnh mình thua và đến giờ mình cũng chưa biết sao thua. Cũng như cách xử lý sau lệnh thua đó.

Xu hướng đang tăng và mình chả thấy lý do gì nó có thể giảm cả nên mình đi theo xu hướng tăng đó mua lên trên. Mình xác định có:

Sau đó

Nếu quản lý thì lệnh này đã không mất tiền, nhưng mình không quản lý vì 1 phần quản lý thì nó lời lãi không bao nhiêu với lại cũng tự tin nên bị SL ở lệnh này.

Theo kinh nghiệm của mình thì xu hướng chưa thể đảo chiều được nhưng giá nó chạy như vậy thì hãy tin những gì mình thấy gần mình nhất.

Cách mình nhận định và xử lý tiếp theo.

Mình chỉ biết hiện giờ giá sẽ giảm tiếp chứ mình không biết xu hướng còn tăng tiếp hay không nhé. Chỉ là khả năng đảo chiều thành xu hướng giảm nó cao hơn mà thôi.

Mà chỉ cần biết vậy thôi là đã đủ để vào lệnh rồi.

Xem thêm nhé

Vì trước đó nó chạy kiểu bậc thang như vậy nên nếu lệnh bán của mình mà bị SL thì giá sẽ lại tăng vọt mạnh lên.
Mà hiện tại nó chưa đến vùng mua mạnh thì điều đó sẽ khó xảy ra, vì thế mình tự tin với lệnh này.

Kế hoạch quản lý lệnh của mình

Kết quả

Chắc nó liên quan đến chiến tranh giữa Nga và Ukraina. Đợt này mình nghĩ các thị trường sẽ biến động mạnh đấy.
Lệnh đó mình được ~6R

Đó là mình không bóp SL, nếu bạn xuống khung M2 để bóp SL thì RR còn cao hơn. Cái này tùy quyết định mỗi người nhé.

93 Lượt thích

Lệnh a review lại sai rồi,a quay về cái vốn có (ban đầu) a dạy bọn e đy,phá giả phá thật đi a,đang 1 xu hướng giảm,klv quan trọng a vẽ chỉ là klv của xu hướng hồi thôi,còn klv giảm thì a lên xác định lại,klv giảm e vẽ như ảnh,giá đến đó nó giảm xuốg là bình thường,còn đối vs e hồi 2 cây nến là hồi r,e thấy giá chạy như ruộng bậc thang,chỗ e chọn là klv quan trọng,vì mấy vùng giá phá xuống toàn phá giả,

5 Lượt thích

Mình vẫn dùng CTTT như cũ để xác định KLQT mà. Chỉ là có OB thì vào lệnh như nào thôi.

VÌ đoạn nó đó đi ngang với ruộng bậc thang nhiều nên mình xác định đây là KLQT giảm vì thế nó phá mình mới mua lên.

Phá giả, phá thật mình vẫn dùng để xác định KLQT vì đó là cái cốt lõi ban đầu của mình. Còn khi vào lệnh thì dùng OB chưa sử dụng để xác nhận lần nữa mới vào lệnh. CTTT thì vẫn vậy còn chuỗi bài này chủ yếu nói về vấn đề vào lệnh với OB.
Còn lệnh review thì không phải vì mình xác định khác bạn mà lại thành mình sai được.

P/s: Xem lại thì mình hiểu ý của bạn như này

Nó vẫn đúng nhé
Còn ở trường hợp này nó rất hỗn độn và mình cho rằng đi ngang nên mình mới xác định KLQT 1 là ở dưới như mình đã xác định 2 là ở trên cùng.

Vì thế mình mới mua. SL thì nhận định lại để vào lại thôi.

9 Lượt thích

lệnh bị SL e cũng bị giống a. không rời SL vì nó gần quá sợ nó đá ra khỏi TT. nhưng a quay xe sell hay quá. tại đoạn đấy nó bùng nhùng quá nên e k giám sell xuống.

2 Lượt thích

Giá phá OB mà nó chưa về ngay KLQT thì mình hay tìm kèo sell ngược về KLQT. Cái này nhiều kèo mà tỉ lệ thắng cũng cao. Bạn thử backtest xem.

Như ETH vừa rồi và nhiều coin khác nữa

Còn nhiều cái hay nữa khi kết hợp được cái này.
Lưu ý là mình dùng OB để có nhiều cơ hội cũng như đặt lệnh nó chính xác hơn thôi. Chứ CTTT mình dùng như cũ chả khác gì.

17 Lượt thích

cảm ơn a. sau 1 thời gian bị loạn k giám vào lệnh luôn giờ e cũng ổn rồi a ạ

1 Lượt thích

bài trước cũng không khó hiểu gì lắm, chỉ là a chọn cái ví dụ làm mọi người thắc mắc vì nó không theo cái đã được học về bài hồi và đi ngang. Bài này thì chuẩn chỉnh hết rồi, mà bài trước có thắc mắc bác @Medio mấy cái về khối OB chưa sử dụng không thấy bác rep :frowning:

2 Lượt thích

CÁM ƠN ANH , sau một thời gian trầm cảm bay hết profit của năm ngoái em đã vực lại tinh thần được rồi ạ

2 Lượt thích

ông nâng risk à mà bay nhanh thế @@

3 Lượt thích

Không bạn, nhưng mà tại chuỗi đầu năm hơi dài :))

2 Lượt thích

Thế chắc mình đọc sót đấy. Đoạn đấy chọn đúng cái khoai làm ae hỏi quá trời mình cũng đến loạn luôn. Trường hợp đó gặp lại mình chắc vẫn trade như cũ chả nhận ra đâu.

Gì mà căng vậy bạn. Cái gì mới thì chỉ nên dùng lot nhỏ hơn bt để trade thôi. Hiểu rõ rồi thì mới nâng lot như bình thường chứ

1 Lượt thích

@Medio bài 2 này có thể xem như hướng dẫn chi tiết đi từng bước luôn rồi, mình thấy bác kết hợp OB vầy là quá đơn giản và cực kì ứng dụng. Mấy cái thắc mắc bài trước mình copy qua đây, bác xem giúp mình nha, mình đang phân vân chỗ IMB của OB, dựa theo các bài viết của bác theo mình hiểu 1 cách đơn giản là khi xác nhận khối OB xong, cây nến tiếp theo nếu nó vượt qua vùng giá cây nến OB mình đã xác định (chỉ râu vượt qua tí thôi cũng tính), sau đó cây nến tiếp theo nữa nó ko quay lại quét xuống vùng cây nến OB thì là có IMB, còn nếu nó quay lại quét xuống khối OB thì ko có IMB.

  1. Cách vẽ xác định đi ngang đoạn này mình không hiểu lắm, theo những gì mình biết trước giờ thì chỉ vẽ chỗ cây nến xanh hồi lại, những cây phía sau ko vượt được cây nến xanh đó nên xác định đi ngang, còn chỗ này bác vẽ có thêm cây nến đỏ phía trước nữa, không biết mình có hiểu thiếu chỗ nào không :frowning:
  2. Chỗ này bác xác định là KLQT ko có OB, nếu vậy cái vùng vàng mình vẽ là OB xài rồi vì cây nến 1 thoát ra cây nến đó sau đó cây nến 2 quay về quét xuống nến đỏ => mình suy luận vậy chuẩn ko bác
  3. Sẵn chỗ này mình hỏi luôn về khối OB đẹp trong bài Trader không giấu dốt mùa 2
    Khối OB này bác nói chưa sử dụng có phải là khi cây nến đỏ dài đâm mạnh xuống thì cây nến sau quét lên nhưng chưa chạm tới OB => khá đẹp
2 Lượt thích

Mình muốn hỏi lại @Medio một chút :
Medio hay nói là chờ giá ở khung nhỏ đảo chiều thì…
Mình hiểu ở đây giá khung nhỏ đảo chiều tức là ta xuống TF nhỏ, nếu ơ TF này giá vượt qua KLQT của TF nhỏ (nhưng chưa vượt KLQT của TF lớn) tức là giá khung nhỏ đảo chiều đúng không?
Vì trong các lệnh test thì mình thấy nhiều trường hợp giá khung nhỏ đảo chiều thì nó đã về rất gần KLQT của TF lớn, kiểu như mình vào lệnh muộn, điểm vào không đẹp ấy.

3 Lượt thích

Nến nó chỉ là biểu diễn lại của đường giá thôi vì thế cái râu nến trước đó mình vẫn tính.

Còn trường hợp ảnh bạn muốn hỏi nó như này, mình lấy ví dụ khác nhìn cho rõ hơn

Trường hợp bạn hỏi giống hệt vậy.

Đúng rồi bạn

2 Lượt thích

Đúng rồi bạn. Giá chạm KLQT khung lớn thì xuống khung nhỏ rồi đợi xem nó có phá được KLQT của khung nhỏ không. Phá thì mới vào lệnh. Nhược điểm có thể sẽ lỡ kèo nhưng nếu thạo dùng OB thì có thể đỡ lỡ kèo hơn.

4 Lượt thích

thanks bác @Medio, mấy nay cứ vướng vướng chỗ này, nay đã rõ ràng rồi :smiley:

1 Lượt thích

cái chỗ này nếu ko nhìn đa khung chắc ko dám vào lệnh sell như vầy quá bác @Medio, 15’ nhìn mình cứ nghĩ là stophunt, vô 5’ thì mới rõ ràng hơn

2 Lượt thích

Rất lâu k vào Medio mình đọc thấy bài viết của bạn rất hay nhưng mình có thắc mắc chút mong bạn giải đáp!!

Tại đây khi giá chọc thủng OB kl fake, bạn biết chắc giá sẽ giảm, để canh lệnh bán!

Nhưng tại sao TH này: Giá cũng chọc thủng OB kl nhưng bạn vẫn tiếp tục mua, mà k phải canh lệnh bán?
hình ảnh

A @Medio cho e hỏi nếu đỉnh cũ có ob là vào lệnh luôn hay phải trùng với fibo mới được vào lệnh ạ mong a trả lời

Hình như anh medio có nói là nếu có khổi OB ở đỉnh đáy cũ thì vẫn vào lệnh nhưng sẽ không vào KLQT

2 Lượt thích