[Kinh nghiệm] Sử dụng Cấu trúc thị trường (CTTT) và OB - Bài 1

Chào các bạn, hôm nay là bài kinh nghiệm của mình về OB với CTTT hay có thể nói là lọc nhiễu, tìm chính xác cấu trúc thị trường bằng OB theo cách mình nhìn thị trường. Loạt bài này không biết mình có thể làm được thành chuỗi bài hay không nhưng mình rất kỳ vọng nó sẽ hữu ích cho anh em nào đang bị loạn vì mình thấy kết hợp thêm OB với kiểu mình đang trade nó giúp mình tránh bị mắc lừa của thị trường còn nhiều hơn trước nữa.

Thời gian đầu tiếp xúc với OB thì nói thật mình cũng bị loạn và tẩu hỏa vì giá cứ phá đỉnh hoặc đáy (Break of structure - BOS) là tạo ra OB mới rồi. OB thì có nhiều, OB tốt chưa sử dụng cũng có nhiều luôn. Việc xác định OB nó là dễ, khó ở cái khi giá hồi lại thì phải vào lệnh ở OB nào mới đúng.

Mình nghĩ nhiều anh em cũng loay hoay ở đoạn này chưa tìm được lối ra vì mới học mình cũng vậy. Thời điểm mới học, xem nhiều kiến thức quá nên lối suy nghĩ của mình với người này người kia nó loạn lung tung xèng lên nên mình không xem nữa và tự mình make forex simple theo kiểu của mình.

Và sau 1 thời gian tự tôi luyện thì mình rút ra được những kinh nghiệm mới bổ sung cho cái vốn có của mình. Và mình thấy nó rất ổn, đủ tốt nhưng vẫn đủ đơn giản với mình. Không biết với bạn thì nó thế nào, mình thì mong rằng nó cho bạn 1 góc nhìn mới, giản đơn hơn và thoát được tình trạng loạn, tạo ra hướng đi cho mình.

Bắt đầu nhé

Cái này có thể gọi là tìm cấu trúc thị trường chính xác nhờ OB, bài này có thể thành chuỗi hoặc không vì mình chưa ra ý tưởng bài tiếp theo nhưng mô tuýp của nó sẽ là từ những ví dụ cụ thể trước rồi rút ra cái tổng quan sau. Bài này thì có 2 ví dụ thôi. Giờ thì đi vào ví dụ đầu tiên nhé.

Ví dụ 1 GU 14H 11/02/2022

Ở trong cái xu hướng giảm dưới thì mọi người xác định cấu trúc như nào, và nếu bạn cho rằng giá giảm tiếp thì bạn vào lệnh ở đoạn nào.

Có thể nhìn nhanh qua thì bạn cho rằng thị trường di chuyển như này

Nhưng nếu bạn nhìn kỹ, để ý theo kiểu của mình thì sẽ nhận ra điểm không ổn của vùng giá đi ngang, và bạn sẽ cho rằng thị trường di chuyển như vậy.

Lúc trade mình cũng cho rằng như vậy và ở khung này mình cho rằng giá đi thẳng tuột 1 mạch mà chả tạo đỉnh đáy nào cả nên đã mất kèo.

Nhưng kết quả là giá chạy như này.

Vì thế mình có KLQT, đáy cũ như sau

Vì thế nếu vào lệnh thì sẽ vào lệnh tại đáy cũ, vào ngay tại OB đó và SL sau OB đó là được. (Có thể đến đây bạn còn nhiều thắc mắc nhưng cứ xem hết bài này đã nhé)

Kết luận ví dụ 1

Đây là cái chỗ khó và rất nhiều người bị mắc lừa. Vậy làm sao để không bị mắc lừa ở những trường hợp như này.

  • Tip 1: Hãy cẩn thẩn những vùng giá đi ngang mà giá cứ lập lờ lên xuống ở đó và khi thoát khỏi vùng giá đó thì giá di chuyển không dứt khoát mà đi thoai thoải.
  • Tip 2: Giá chạy ruộng bậc thang thì cũng tương tự như vậy thôi. Phải cẩn thận vì chỗ đó thường ít khi tạo KLQT. Nhất là khi giá thoát khỏi vùng giá đó mà di chuyển không dứt khoát (di chuyển toàn nến thân nhỏ và bé) thì khả năng chỗ đó không phải KLQT.
  • Tip 3: Vùng giá đi ngang hoặc chạy ruộng bậc thang mà lại ở gần đỉnh, hoặc đáy như trong ví dụ 1 này thì đó rất ít khi là KLQT. 1 ví dụ điển hình của cái này chính là biểu đồ BTC.

  • Tip 4: Và những vùng giá ruộng bậc thang hoặc đi ngang đó thường là không có OB chưa sử dụng. Nếu đúng là như vậy thì đó càng phải cẩn thận vì ở đó không tạo đỉnh đáy, KLQT gì cả.
  • Tip 5: Luôn để ý cả râu nến, đừng như mình. Người để ý kỹ cả râu nến thường thành công hơn trong trading.

Ví dụ 2: GU 16H 14/02/2022

Ví dụ này sẽ gần giống ví dụ trên nhưng dễ hơn.
Vẫn là xu hướng giảm, vậy thị trường sẽ di chuyển như nào

Nhìn qua thì thấy nó di chuyển như vậy

Và mình cũng cho rằng như vậy

Nếu cho rằng giá giảm tiếp thì sẽ vào lệnh tại OB đó. Còn nếu nó phá OB đó, phá KLQT thì với mình giá sẽ đảo chiều đi về nơi bắt đầu xu hướng giảm.

Ơ thế ví dụ này nó có cái gì đặc biệt mà mình lại lấy nó làm ví dụ?

Thì đúng là nó chả có gì đặc biệt cả :rofl:

Mình lấy ví dụ này để bạn so sánh với ví dụ 1 từ đó chúng ta biết khi nào cần nên nhìn kỹ, tỉnh táo để tránh mắc lừa, khi nào thì có thể an tâm tự tin với những gì mình thấy mà vào lệnh.

Tổng kết lại

  1. Những lần mà giá chạy dứt khoát mượt mà thì không bàn vì đó là khi giá chạy có xu hướng rõ ràng. Mà đã rõ ràng thì trade rất dễ. Nhưng phần lớn thời gian thị trường sẽ di chuyển không rõ ràng cà giật, giá lên xuống liên tục với biên độ nhỏ ( kiểu như giá đi ngang hoặc chạy ruộng bậc thang)

Những lần giá chạy ruộng bậc thang hoặc đi ngang thì rất dễ gây nhầm lẫn cho ai ít kinh nghiệm, nhưng sử dụng thêm OB thì mọi thứ sẽ được lượng hóa rõ ràng và đơn giản hơn rất nhiều, ít sai đi nữa.

Sử dụng như này

  1. Ở những trường hợp gây khó khăn trong việc xác định cấu trúc và KLQT thì có OB chưa sử dụng là 1 điểm cộng lớn

Tuy 2 cái kết luận này có vẻ đơn giản, nhưng cái này cần phải thực hành 1 thời gian thì bạn mới có thể quen được. Sau khi quen bạn sẽ nhìn thị trường nó rõ ràng và dễ hơn.

:point_right: Và đây là cách mình trade, bạn có thể tham khảo nhé:

  1. Mình vẫn tìm cấu trúc thị trường như trước kia mình trade.
  2. Sau đó tìm xem có OB chưa sử dụng ở đỉnh cũ hoặc KLQT của xu hướng chính không. Nếu có thì càng tự tin vào nhận định. Không có thì cần phải xem lại cẩn thận hơn mới quyết định và lúc ấy có thể trade theo sóng hồi.

Mình chỉ có đơn giản vậy thôi, nếu bạn bị loạn với SMC thì có thể thử cách trade như mình. Chỉ quan tâm OB mà không quan tâm bất kì những thành tố nào khác của SMC. Nó nhẹ nhàng tập trung hơn trong cách nhìn nhận thị trường.

Giờ mình tiếp tục review mấy cái lệnh mình đã vào ở trong 2 ví dụ của bài này nhé:

1. Lệnh hụt ở ví dụ đầu tiên:

Xu hướng giảm và mình khảo sát các timeframe và dự đoán được nó sẽ giảm tiếp rồi. Nhưng mình lại xác định KLQT như này

Vì mình cho rằng KLQT ở trên đó, nên mình đã không vào lệnh được ở trường hợp này.
Đúng ra thị trường di chuyển như này

Không biết lệnh kiểu này gặp lại mình có bị sai không nhưng công nhận khó. Hi vọng sẽ không mắc sai lầm tương tự ở lần sau.

2. Lệnh ở ví dụ tiếp theo:

Xu hướng đang giảm mình xác định cấu trúc như này

Ở trường hợp này nó lại xuất hiện 2 OB chưa sử dụng mà có thể khiến bạn thắc mắc đâu mới là nơi vào lệnh được.

Có thể mỗi người nhìn sẽ khác nhưng mình đơn giản lắm. Cấu trúc như cũ mình vừa xác định ở trên lại có OB chưa sử dụng ở ngay KLQT như mình đã xác định thì mình chỉ quan tâm cái OB bên dưới và tin vào cấu trúc mình xác định là chính xác.

Tiếp tục này

Giá đã về nơi bắt đầu xu hướng thì việc nên làm là ngồi đợi ko mua bán gì cả. Nhưng mình nhận định giá giảm tiếp vì 1 vài lý do chủ quan, với cả có OB chưa sử dụng nên mình vẫn tiếp tục bán vì tin vào nhận định từ trước của mình.

May vãi suýt SL ngay lập tức. Mình trade thấy OB thỉnh thoảng vẫn có stophunt nên mình cũng ít khi đặt SL sát OB lắm. Bóp SL ngắn để RR cao thì tốt nhưng kibo quá cũng không tốt.

Sau đó giá đi xuống

Dù gì mình cũng đang trade mạo hiểm nên cần quản lý lệnh càng sớm càng tốt. Mình cắt 1 nửa, còn lại thì gồng xem có phá được vùng mua mạnh ở dưới không.

Cuối cùng thì

Vậy là nhận định chủ quan giảm tiếp của mình không đúng rồi.
Nếu bạn trade thì giờ mới là lúc xác nhận xu hướng để trade. Giờ thì tìm cơ hội mua để TP về nơi bắt đầu xu hướng giảm thôi.

Mình xác định cấu trúc thị trường của xu hướng tăng mới

Chắc chắn là mình vào lệnh tại KL fake có OB chưa sử dụng rồi

Cuối cùng

Lệnh đó mình hòa, đến đây thì có 1 câu hỏi:
Đó là có nên vào lệnh tiếp tại KLQT không?

=> Thì với mình là không nên nhé.

Vì như ở trong bài này mình có nói, những lần mà giá chạy dập dình thì thường ở đó không có OB chưa sử dụng. Kiểu ra mới tạo ra được OB nào là sử dụng OB đó luôn rồi vì vậy mình không nên vào lệnh tại KLQT nữa.
Nếu muốn vào thì vào tại nơi bắt đầu xu hướng tăng ý.

Sau đó giá tăng lên

KLQT, đỉnh cũ không có OB tốt nào mà theo cấu trúc phân tích từ đầu thì:

  • Giá chạm nơi bắt đầu xu hướng
  • Giá tăng lên phá KLQT giảm và đang ở chỗ không là gì.

Vì thế kiểu cũ mình trade thôi. Ở dưới KLQT cũng không có OB chưa sử dụng nào luôn. Mà không có OB thì mình đặt lệnh không khác gì ngày trước.

:point_right: Đó là mấy cái lệnh của mình. Trong mấy cái lệnh này còn nhiều cái vẫn có thể mổ xẻ tiếp được nhưng để những bài sau nhé.
Hi vọng bài này nó hữu ích cho mọi người.

121 Lượt thích

trời … lâu lắm rồi a Medio mới ra bài… ngày nào cũng zô hội quán để hóng … ;)))… cảm ơn bài viết tâm huyết của a nhaaa. :D… e cũng trade xài mỗi OB với CTTT cho đỡ loạn đầu @.@ vậy mà tỉ lệ win đáng kể hơn hẳn… :crazy_face: :crazy_face:
hóng phần 2 của anhh … :smiley:

4 Lượt thích

Cảm ơn ad. Đọc xong thấy ngu người tiếp.:joy::joy:

4 Lượt thích

hóng bài của a trung mãi . thật sự phải back test nhiều nữa chứ giờ xác định KLV là hơi khó theo kiểu mới a nhỉ

3 Lượt thích

Đâu nó vẫn vậy mà. Sao mình thấy nó đơn giản hơn nhỉ. Bạn thử nghỉ ngơi không xem biểu đồ 1,2 tuần rồi quay trở lại nhìn lại xem.

10 Lượt thích

Thanks bác Medio, đúng góc nhìn mình đang cần, mình có vài chỗ thắc mắc trong bài viết này mong bác giải đáp :joy:

  1. Cách vẽ xác định đi ngang đoạn này mình không hiểu lắm, theo những gì mình biết trước giờ thì chỉ vẽ chỗ cây nến xanh hồi lại, những cây phía sau ko vượt được cây nến xanh đó nên xác định đi ngang, còn chỗ này bác vẽ có thêm cây nến đỏ phía trước nữa, không biết mình có hiểu thiếu chỗ nào không :frowning:
  2. Chỗ xác định xu hướng như vầy

    Mặc dù thị trường đã trả lời là đúng xu hướng chạy như vậy, nhưng mà khi mình lọc nhiễu khung 5’ thì cái cây nến xanh hồi lên đầu tiên có cái râu dài quá nó trùm luôn cây nến hồi thứ 2, theo kiến thức từ bài về hồi và đi ngang thì mình lại nghiêng về đi ngang, góc nhìn bác Medio về chỗ này ntn để xác định nó là hồi vậy ạ
  3. Chỗ này bác xác định là KLQT ko có OB, nếu vậy cái vùng vàng mình vẽ là OB xài rồi vì cây nến 1 thoát ra cây nến đó sau đó cây nến 2 quay về quét xuống nến đỏ => mình suy luận vậy chuẩn ko bác

    Sẵn chỗ này mình hỏi luôn về khối OB đẹp trong bài Trader không giấu dốt mùa 2
    Khối OB này bác nói chưa sử dụng có phải là khi cây nến đỏ dài đâm mạnh xuống thì cây nến sau quét lên nhưng chưa chạm tới OB => khá đẹp

    Mấy cái thắc mắc cơ bản nhưng làm mình thấy rối rắm ghê, mong được bác Medio giải đáp :smiley:
2 Lượt thích

Cảm ơn bài viết của anh @Medio, Lúc đọc bài viết này em cũng chưa đọc hết bài mà đoạn nào anh gần vào lệnh thì em cũng vào biểu đồ để back test thử, mà kq thì em sấp mặt, nghĩ trong bụng quả này để xem ông anh tránh làm sao. Chẳng hạn chỗ kèo này:

image
=> nghĩ rằng anh sẽ bị cây đao đỏ của Quan Vũ xiên thẳng stl như em nhưng KHÔNG.

Kết quả xem cách anh giải thích thì khá bất ngờ, đúng là nội công thâm hậu!

Nhân đây thì em cũng có thắc mắc hỏi anh, đó là chỗ xác định giá đi ngang ở kèo 1:

Tại sao hồi đẹp vậy mà anh cho rằng đó là đi ngang? 2 cây nến xanh hồi đầu thì rõ ràng rồi, thêm mấy cây phía sau dù có chồng lấn nhưng vẫn là đâm hồi lên trên. Mong anh giải đáp ạ

3 Lượt thích

cái này theo như tip 1 thì giá kiểu bậc thang mà lại k phá đi xa được

2 Lượt thích

người ae Ninh Vầy thiện lành đây rồi

2 Lượt thích

đúng cái lệnh e vào hôm đó nhưng cách nhìn của e khác của bác medio h ko biết làm sao để chụp màn hình lại để nói về góc nhìn của e hihi

cảm ơn bác, em hỏi kỹ chút có phải như thế này không ạ?

7 Lượt thích

tradingview nó thông báo chậm quá nhiều lệnh em không kịp quản lý tại có những lệnh em đánh ở khung thời gian nhỏ có cách nào khắc phục không anh

1 Lượt thích

Vâng vẫn là nhưng pha xác định đúng cấu trúc thị trường rất đỉnh của a Medio. e tu cả năm nay h vào đọc và xem lại thấy anh xác định đỉnh thật. vẫn đang học.

E thấy cứ bị sai sai thế nào,a giữ nguyên phương pháp cũ thì còn đúng,

1 Lượt thích

Có khi ad lập ra kênh Medio smc makeforexsimple giống với chuyên mục uống trà thôi anh ơi, đọc xong bài này như lên đc 1 level mới😘

2 Lượt thích

sao bác ơi, không hiểu ý bác lắm :smiley:

1 Lượt thích

Ở ví dụ 1 thì khó mà. Khi trade mình cũng chẳng nhìn ra nổi. Chỉ là không bị mắc lừa thôi chứ đoạn đó mình cũng không nhìn ra mà vào lệnh. Bài này mình chỉ muốn nói giá cứ dập dìu di chuyển thoát ra vùng giá đấy không dứt khoát ở đỉnh hoặc đáy thì khi hồi lại phải cẩn thận. Nếu không có OB chưa sử dụng thì không nên vào lệnh.

Đấy là những cái mình truyền tải còn nhiều trường hợp khác nó biến tấu 1 chút ở trường hợp này thì khi gặp nhiều ae tự đọc nến quen thôi.

@chauDen Mình vẫn đọc CTTT như cũ thôi. Và dùng OB để xác nhận lại điều đó. Bạn thấy kiểu nào nó hợp với mình thì cứ thế trade thôi.

7 Lượt thích



2 Lượt thích

-thời điểm đó mình thì mình xử lý ntn và cũng xuyên suốt cách vào lệnh của mình luôn. đến giờ mình thấy nó vẫn ỔN và SỐNG KHOẺ :)) ae tham khảo và góp ý giúp mình


10 Lượt thích

mong bác @Medio thông não giúp mình mấy cái này