Chào mọi người, tiếp tục là bài 3 trong series phá thật phá giả. Đây là cái thứ khiến nhiều anh em vẫn bị SL do sai ở khúc này. Sai vẫn chủ yếu là:
- Không chịu nhìn kỹ râu nến
- Máy móc đếm số nến mà không quan tâm đó là nến di chuyển hay nến đứng im, nến di chuyển nhiều hay nến gần như không di chuyển (nhưng theo thị giác nó vẫn tạo cảm giác đi lên)
Và quy tắc phá vỡ thật và giả của mình nó vẫn vậy không có gì thay đổi nhiều.
Quy tắc của mình vẫn là:
-
Sau cây nến phá đáy (hoặc đỉnh cũ) thì cây nến tiếp theo vẫn phải là 1 cây nến di chuyển cùng chiều. Nhưng vì anh em hay trade khung nhỏ quá nên cần phải xem cả cây nến tiếp theo, cây nến thứ 3 xem như thế nào.
-
Nếu cây nến thứ 3 tạo thành cặp nến đảo chiều mạnh với cây nến thứ 2 thì khả năng nó chính là nhiễu mọi thứ nó chỉ là râu nến của timeframe lớn hơn 1 bậc thôi, chưa phá đáy.
Và quan trọng nhất vẫn là xem các timeframe trước khi đưa ra quyết định vì có rất nhiều thứ nó ẩn giấu trong này.
P/s: Đây là quy tắc do mình tự đặt ra từ kinh nghiệm bản thân thôi chứ chả có đúng hay sai. Trong quá trình mọi người trade, từ kinh nghiệm của mình hãy tự điều chỉnh lại cho phù hợp nhé
Lý thuyết loanh quanh có vậy thôi, mình đi vào vài trường hợp thực tế nhé:
Trường hợp 1: Tưởng thật mà thành giả
Nhưng mà nhớ chả có gì chắc chắn cả, hãy cứ thử kiểm tra timeframe nhỏ hơn nữa để chắc chắn cú phá đó.
Thường timeframe lớn là phá thật thì timeframe nhỏ nó nhìn còn thật rõ ràng hơn nữa
Mình giải thích 1 chút cho những bạn mới hơn chưa hiểu nhé
Kết luận: Trong trường hợp này, nhìn timeframe lớn có vẻ rất rõ phá đỉnh cũ rồi mà xuống timeframe nhỏ hơn lại chưa phá thì tất nhiên chúng ta kết luận là chưa phá.
Điều này lại hơi ngược đời nhỉ, lớn phá thì 90% nhỏ cũng phá và timeframe nhỏ nó phá sẽ nhìn đẹp hơn ở timeframe lớn. Nhưng ở trường hợp này thì ngược lại hoàn toàn, vậy mới thấy rõ lời nói dối của 1 timeframe là như thế nào. Thế nên đừng chủ quan hãy kiểm tra kỹ vì chúng ta không thể biết được khi nào nó nói dối khi nào nó nói thật.
Trường hợp 2: Thời thế tạo ra “phá vỡ thật”
Kết luận: Một cái xấu (1 cái có vẻ là phá vỡ giả) nhưng đặt vào 1 hoàn cảnh khác thì nó lại trở thành phá vỡ thật. Thế mới nói trading cần linh hoạt chứ không phải vịn cố định vào 1 nguyên tắc cứng nhắc.
Chính vì thế là robot (EA) ngày trước mình chạy tuy có thời điểm lợi nhuận đều gần nửa năm rồi cuối cùng cũng chết vì nó chạy theo lập trình không có độ linh hoạt để xử lý những tình huống dạng như này.