Hành trình trader!

Chào anh em, sau một thời gian có lợi nhuận đều đặn, cũng như tâm lý vững hơn, mình có vài dòng viết chia sẻ với mọi người, cũng như động lực để cố gắng duy trì nó.
Bài viết có thể hơi dài và do mình viết tay trong nhật ký nên hơi thiên về tự sự hơn. Mọi người đọc mà thấy khó chịu thì thông cảm nhé.

Trước khi biết đến trading mình cũng chỉ là người bình thường nếu không muốn nói là hơi “vô trách nhiệm” với bản thân từ sức khoẻ đến tinh thần.
Về kinh tế thì vẫn đang vật lộn để thoát ra khỏi vòng quay Rat Race vơi cột chi tiêu luôn cao hơn cột thu nhập, nhất là vào thời điểm dịch bệnh đến. Và trong cái rủi có cái may mình đã biết đến và tìm hiểu về trading.
Và đây là hành trình cũng như tất cả những gì mình tích luỹ được từ sách vở, kinh nghiệm và những chia sẻ của người đi trước đã chắt lọc được trong thời gian vừa qua.
Đầu tiên phải nói dến “người chỉ dẫn” (chắc mọi người cũng biết mình nói đến ai), người đã định hình cho mình về phương pháp, tư tưởng cũng như tư duy khi mới bắt đầu vào con đường trading gập ghềnh này. Cũng khá trùng hợp vì mình có một vài điểm tương đồng trong con đường kinh doanh như bán áo thun, mở cửa hang thời trang (công việc hiện tại, và nguồn thu nhập chính của mình cho đến khi dịch bệnh đến và nó làm đảo lộn tất cả) và bây giờ là trading.
Từ người chỉ dẫn mình đã tự phát triển, tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin để làm tốt hơn trong việc giao dịch hàng ngày.
Trong đấy phải nói đến quy tắc quan trọng nhất mà mình biết là quy tắc 80:20:

  • Để trở thành trader có lợi nhuận đều đặn 20% phụ thuộc vào phương pháp, 80% phụ thuộc vào tâm lý và quản lý vốn.
  • Hay dùng 80% tâm trí vào tâm lý và quản lý vốn, 20% vào phương pháp.
    Từ quy tắc này mình viết ra 1 mindmap để dễ hình dung và làm việc hiệu quả hơn, cũng như việc nào cần làm và phải làm tốt hơn để giải quyết vấn đề:

I: Phương pháp: cách để mình rèn luyện phương pháp.
1: Backtest: Khi đọc và xem xong hết các video trong khoá học, youtube để nắm được kiến thức cơ bản về phương pháp để xác định được: SL, TP, Entry.
Xem lại thật nhiều video để tìm ra được quy tắc như nào thì vào lệnh.
Khi mới backtest mình thấy mông lung không biết như thế nào thì vào lệnh, không xác định được giá có tiếp diễn hay không. Nhưng khi backtest đủ lâu mình cũng dần hiểu được cách thị trường chuyển động và dần nhớ được hết các cấu trúc thị trường. Và các trường hợp phá giả, hồi đẹp hồi xấu.
Sau một thời gian mình rơi vào giai đoạn “tẩu hoả nhập ma” là cảm giác hiểu nhưng lại không biết xử lý như nào, rồi lại không hiểu tại sao giá lại chạy như vậy.
Mình trải qua giai đoạn này khi điểm “eureka”, kiểu như khi bạn làm đi làm lại thật nhiều một việc gì đấy thì đến một thời điểm tự nhiên tất cả những khúc mắc bao lâu đều được giải đáp.
 Thời điểm này đến khi mình backtest được khoảng gần 1000 lệnh. Mình chỉ backtest tầm 10-15 lệnh một ngày nên thời gian khá lâu. Vì backtest quá nhiều trong 1 ngày mình cảm giác kiến thức nhận được không được cô đọng, và bị loãng.
Nhưng việc phải làm trong quá trình backtest:

  • Lưu lại tất cả quá trình backtest vào 1 file excel.
    “Những gì đo đếm được thì sửa đổi được”.
    Lưu lại dữ liệu sau một thời gian xem lại sẽ cho thấy tỉ lệ thắng, RR,… Và từ đấy sẽ biết được cái gì mình cải thiện, rồi biết phải tập trung hơn vào cái nào mình yếu để cải thiện.

    2: Trade thật: Mình trade thật và backtest song song với nhau luôn. Cũng may là khi trade thật mình thua luôn vì thua mình mới cảm nhận được vấn đề quan trọng nhất đấy là tâm lý và quản lý vốn.
    Đây là bài chia sẻ của mình khi cảm nhận được tầm quan trọng của tâm lý.
    https://medio.vn/confession/tam-su-cua-nguoi-moi-huong-di-dung/

II: Tâm lý và quản lý vốn.

  • Ai cũng biết, hoặc chỉ cần tìm hiểu một chút là biết vấn đề lớn nhất cũng như rào cản lớn nhất ở phần này là “Nỗi sợ” và “Lòng tham”, theo mình tìm hiểu đây là phần tốn thời gian và khó nhát để trở thành một trader có thể phân tích vào lệnh và quản lý lệnh một cách nhất quán theo kế hoạch và phương pháp.

Nỗi sợ:

  • Sợ mất cơ hội: tạo thói quen fomo, mua đuổi giá, đặt lệnh chờ sợ giá không chạm tắt lệnh vào tay > entry xấu không đúng kế hoạch mong muốn dẫn đến tâm lý không được thoải mái dễ can thiệp vào lệnh đang chạy, ham vào lệnh.
  • Sợ thua: rời sl khi giá gần chạm, sợ bị stophunt cũng rời sl (tự tin quá vào nhận định). Không dám vào lệnh khi có tín hiệu đẹp (thiếu tự tin)

Lòng tham:

  • TP quá xa, khi giá hồi lại lại sợ mất số tiền lãi, rồi có thể lãi thành hoà, tạo thói quen xấu can thiệp lệnh dẫn đến SL thì vẫn thế còn khi thắng thì lại sợ rồi chốt non.
  • Quá kỳ vọng vào 1 lệnh mà biết rằng lệnh đó hay bất kỳ lệnh nào khác đều có thể rơi vào xác xuất thua dù là lệnh có setup đẹp.

    Và còn rất nhiều vấn đền khác nữa.
  • Vậy phải làm gì để giải quyết những vấn đề này? Đó là quản lý vốn, và ren tâm lý vững hơn để thực hiện đúng kỷ luật đưa ra.

Mình tự tạo một bộ quy tắc để quản lý vốn riêng để làm theo kìm hãm lại long tham và backtest nó.
Luôn đặt SL
Rời SL hợp lý theo cấu trúc thị trường (dùng khi lệnh là hợp lưu của nhiều tf, setup đẹp để tối đa lợi nhuận)
Chốt lời từng phần (mình dùng cái này khi thị trường SW, hoặc xu hướng hồi)

• Khi có một bộ quy tắc, một kế hoạch giao dịch rõ rang của riêng mình thì phải đặt ra kỷ luật để thực hiện nó.

Có một số câu mình sưu tầm và dán ngay trước màn hình để đọc hàng ngày, tạo thói quen kìm hãm long tham lại:

“Ngày mai thị trường vẫn ở đấy”
“Kiên trì đợi cơ hội rõ ràng!”
“Phải học cách giữ tiền trước khi muốn kiếm tiền”
“Thà có một lệnh hoà con hơn là một lệnh thua”

Nhưng tâm lý không phải ngày 1 ngày 2 hay chỉ nhờ một vài câu note là có thể rèn luyện được. Nó phải được hình thành theo thời gian. Và theo mình đọc và tìm hiểu từ sách thì nó cũng có thể rèn luyện được như cơ bắp để vững chắc hơn.

Xem rất nhiều chia sẻ của các pro thì có 4 việc nên làm để có một tâm lý tốt:

  • Thiền: Lúc đầu mình chỉ làm theo thử thách 30 ngày thôi cũng cảm thấy tâm lý cải thiện nhưng không rõ rệt. Sau này mình mới đào sâu vào nó hơn và thực sự nó như điểm “eureka” thứ 2 trong tâm lý khi biết về “Hai tâm trí” (cái này search gg có rất nhiều thông tin)
  • Tập thể dục thể thao và chế độ ăn: 2 cái này thì có rất nhiều thông tin rồi.
  • Đọc sách: cái này với mình là quan trọng nhất, và nên dành nhiều thời gian cho nó nhất.
    “Warren Buffett đọc sách 5-6 giờ một ngày” thông tin chính xác được xác thực nhé.

Vậy tại sao đọc sách lại quan trọng thế?
Tất cả những gì mình viết nãy giờ đều từ sách và các nguồn thông tin khác mình đã đọc được, xem được rồi chắt lọc mà ra. Và đọc sách cũng cho mình tư duy khác hẳn.

Điều cuối cùng là rèn kỹ năng viết. Ý mình là viết bằng bút và giấy chứ không phải file word vì viết bằng bút và giấy mình sẽ nhớ lâu hơn.
Viết 2 quyển nhật ký: 1 quyển viết lại hết những nhận định của mình theo phân tích từ khung W, D1, H4, H1, m15 một tuần một lần.
Quyển còn lại viết về tâm lý của mình và suy nghĩ của mình đã xảy ra trong tuần đấy khi có lệnh thắng, thua.

Tất cả việc phải làm là kiên trì làm đi làm lại, không sợ thất bại. “Chỉ thực sự thất bại khi dừng lại thôi”. Rồi hành trình này sẽ dần dần dẫn mình tới lợi nhuận đều đặn.

			KEEP GOING!!!
79 Lượt thích

Cùng một con đường, nhưng có người tránh được ổ gà ổ trâu, có người lại cứ dẫm đi dẫm lại mới nhớ được :joy: .
Dù sao cũng cảm ơn bác vì chia sẻ rất bổ ích và đầy đủ. Em vẫn đang cố gắng hoàn thiện quá trình tự học của mình. Mong muốn sẽ có một màu sắc riêng để chia sẻ với mọi người.

4 Lượt thích

Vậy là bác đang đi đúng hướng để tới con đường thành công rồi . Chúc mừng bác và hàng tuần có RV vài lệnh để ae học hỏi nhé !

2 Lượt thích

Cảm ơn chia sẻ rất hay của bạn nhé! Khi viết về những trải nghiệm tâm lý thực sự bản thân đã trải qua đọc sẽ rất cảm xúc.

6 Lượt thích

Cám ơn bác, em thật sự đang tẩu hoả nhập ma. Đọc bài bác xong, lòng em nó yên tĩnh được tí. Thật sự cám ơn bác

1 Lượt thích

E phải cảm ơn a nhiều hơn, vì nhờ a mà đường đi của e nó mới đc định hình từ sớm, k mất nhiều thời gian để đi đường vòng. :grinning_face_with_smiling_eyes:
giờ chỉ cố gắng duy trì như hiện tại rồi cải thiện nốt những thứ còn yếu thôi a ạ.

1 Lượt thích

cảm ơn bác đã chia sẻ. e thì cứ rr =2 or 3 thì kệ luôn, ko quản lý lệnh nữa. Muốn kỷ luật tốt để đỡ tâm lý mà dạo này giá chạy hơn 1r rồi quay lại sl, chắc phải dùng chiêu khác thôi

2 Lượt thích

Giờ e vẫn đang cố để duy trì nó đây bác, chỉ sợ 1 ngày chểnh mảng rồi lại đi vào con đường mòn :))

2 Lượt thích

như mọi người cũng cảm nhận được thì tâm lý mới là yếu tố quyết định trong trading cũng như đầu tư và cách để mình quản lý cảm xúc hiện tại là mỗi lần mình nói hay hành động gì mình đều suy nghĩ lại xem việc đấy mình có thể hiện quá nhiều cảm xúc trong đấy không và nó có ảnh hưởng đến kết quả của hành động đấy không, nếu có thì mình sẽ cố gắng triệt tiêu và ghi nhớ cho bản thân rằng lần sau không nên như vậy, mỗi lần cố gắng làm tốt hơn. mình xin chia sẻ như vậy

3 Lượt thích

Dạo mãi một con đường mãi cũng chán, em cứ target thuần thục bộ pháp của bang chủ rồi mới từ cái khung sườn đó phát triển nên được ^^, chúc bác đủ lì lợm để kiên trì nha.

Nó chính xác là những gì về “hai tâm trí” mà mình nói đấy. Đại ý là con người có 2 tâm trí suy nghĩ và tâm trí quan sát. Tâm trí suy nghĩ nó luôn chảy mình k thể điều khiển đc và tạo ra cảm xúc khi mình snghi về vấn đề nào đó, còn tâm trí quan sát thì mình có thể điều khiển đc, là thay vì có 1 vấn đề thì mình k đc để tâm trí quan sát tương đồng với tâm trí suy nghĩ mà mình phải dùng tâm trí quan sát để điều khiển snghi sang vấn đề khác để không snghi về vấn đề tiêu cực để loại bỏ hay đánh lạc hướng cảm xúc.

1 Lượt thích

Cảm ơn những chia sẽ tuyệt vời của bạn, phần “2 tâm trí “ mà bạn nhắc tới mk tìm k thấy @@

B tham khảo ở đây nha, nó chỉ là 1 quan điểm thôi, mà m đọc áp dụng thấy đúng.

4 Lượt thích

Ok,mk cảm ơn nha,bác tiến bộ nhanh thật
Chúc mừng bác

Cảm ơn bạn , bài viết này rất hay và đã cho mình thêm 1 cái nhìn mới và thấy mình cần thay đổi 1 số chỗ nữa.

2 Lượt thích

a cho e hỏi là thời gian đầu a backtest 1 cặp tiền hay nhiều cặp ạ?

M backtest liên tục 1 cặp, theo thời gian vd kéo về 1-1-2019 m backtest đến 1-2-2019 để kiếm soát đc số lệnh vào trong 1 tháng ấy, rồi nhớ lại, hôm sau lại backtest từ 1-2-2019 đến 1-3-2019 cứ thế xong r chuyển cặp khác, mà chủ yếu m backtest gu thôi, backtest vs trade 1 cặp thì cảm giác đc là sl đặt bn pip thì tránh đc stophunt với nó tôn trọng keylv nào.

3 Lượt thích

Sao mình vào backtest ở khung m15 thì được. Mà xuống khung m5 hoặc nhỏ hơn thì tradingview báo là không có dữ liệu ở khung đó nhỉ?

M5 chỉ backtest được 6 tháng gần nhất thôi bạn à,còn xa hơn thì phải dùng timeframe lớn

1 Lượt thích

thế thì hay qua. cảm ơn a đã chia sẻ