Trợ giúp về đâu là keylvqt m5

Trường hợp này mong mọi người giúp ạ em cảm ơn.

1 Lượt thích

cái này muốn biết chính xác thì phải mất khá nhiều thời gian và tiền đấy
vì thực tế nến nó đi không giống vẽ biểu đồ đơn giản

2 Lượt thích

cảm ơn a ạ chắc em sẽ hơi hệ an toàn vậy.

anh nghĩ chỗ OB bên trên là của TF nhỏ hơn m5. Anh sẽ chờ giá phá qua OB đó thì tìm cơ hội Bán về m5.

3 Lượt thích

Đây là lúc vận dụng những bài medio nói về quá trình bình thường hoá, hiểu thật kỹ nó vào rồi từ từ chiêm nghiệm nhé bạn

1 Lượt thích

cảm ơn mn rất nhiều .

OB bạn hỏi là OB nhỏ hơn M5 nhé. Phá qua nó thì kiếm lệnh bán về M5. Trong bài 5 mưu hèn thì sếp mê có nói đấy, bạn xem lại.

1 Lượt thích

1 câu hỏi mà nó gần như tổng hợp toàn bộ kiến thức

2 Lượt thích

Hmm, cá nhân mình cho rằng 2 đứa nó đều là KLQT.
Theo như hình bạn vẽ nhé! không ai dám bảo OB có một nến khác màu kia không phải là KLQT.
Nhưng bạn gặp 2 vấn đề:

  1. Vấn đề về khả năng. Mỗi trường hợp thị trường nằm trong bối cảnh khác nhau. Nên khả năng giữ chân giá của chúng là khác nhau. (Vd: Xu hướng đang trong một xu hướng tăng mạnh, 70% KL 1 nến đó sẽ giữ chân giá, giá sẽ đảo chiều tăng tiếp tại đây) (vd2: trong trường hợp, dóng sang bên trái giá đang gần chạm tới một cái đỉnh của xu hướng giảm, khả năng KLQT 1 nến sẽ trở thành nơi lấy thanh khoản, giá sẽ phải xuống tiếp KLQT phía dưới)
  2. Vấn đề về sự tương xứng. Thường với thị giác của ta, to phải đi với to, nhỏ phải đi với nhỏ, kiểu xu hướng lớn thì cái KL lớn trông nó mới uy tín. Nhưng cũng chính vì sự nhầm lẫn đấy làm chúng ta đánh mất đi những yếu tố khác quan trọng đang xảy ra hơn. Giải quyết trong trường hợp này, mình cho rằng trong một xu hướng tăng, bất kì một nơi đảo chiều nào dù một cây nến cũng là “hiện hữu” của phe mua tiềm năng. Điều khó nhằn hơn là chúng ta cần tìm “phe mua tiềm năng” cho xu hướng này có thể nằm ở đâu, làm gì, … và thị trường có thể xảy ra những trường hợp như vầy,… như vầy.
2 Lượt thích

Những thứ bạn nghĩ, bạn làm, thậm chí những nghi ngờ ngoài hệ thống kiến thức hãy cố gắng giải đáp nó bằng việc mở rộng tư duy trên nhiều hệ quy chiếu. Khi cảm thấy thích hệ quy chiếu nào, cách nhìn nhận nào thì hãy bám theo nó và sửa chữa & hoàn thiện. Vì những nghi ngờ của mỗi người mỗi khác. Những bạn ở đây, mỗi nngười nói một khía cạnh, bạn không hiểu, nó sẽ làm mất phương hướng đấy.

1 Lượt thích

Chiều giờ thì em cũng suy nghĩ khá nhiều , theo em việc hồi nhiều nến cho thấy tf đó tại giá đó giả đã được kìm hãm rất lâu nên sẽ uy tín hơn là ob csd 1 nến , ob csd 1 nến nó chỉ là quá trình khựng nhỏ lại khi giá tăng quá mạnh thôi. Không biết em nghĩ thế đúng hay sai , nhưng dù gì cũng cảm ơn anh nhiều.

dĩ nhiên là em nghĩ sai, vì nó thiếu cơ sở dữ liệu.
Sau này cứ gặp trường hợp thức tế, em sẽ thấy rất nhiều trường hợp cái OB nhỏ nhỏ đó, ko hề dư thừa.
Với lại vĩ nhân cũng nói câu “không thể lấy kiến thức để chứng minh tính đúng sai kiến thức” nên cũng đừng nghĩ nhiều quá. Thử Xài thực tiễn, gặp trường hợp xử lý rồi tính nè!

1 Lượt thích

dạ anh đưa ra phương án an toàn là trên hết

Trong trường hợp này nếu bên dưới cũng là OB csd thì nó lại rơi vào trường hợp có 2 khối OB csd , cái này có nhiều biến và thiên về cách xử lý .

  • phương án an toàn là đợi nó phá qua khối ob 1 thì tìm điểm bán nó về khối ob 2
  • về khối ob2 nếu xác định dk nó là khối ob của TF lớn thì limit luôn , còn ko thì đợi xác nhận !
1 Lượt thích