Chào các bạn, hôm nay tiếp tục quay trở về cách nhìn biểu đồ sơ khai của mình nhé.
Nếu bình thường tự trade thì những cái gì nghĩ trong đầu mình nghĩ thì cứ thế mà trade thôi. Nhưng khi mà nói ra để cho tất cả mọi người cùng hiểu những gì mình nghĩ, cũng như nói nó thật logic kết nối được vào với nhau thì thật sự không đơn giản chút nào.
Mình sẽ phải giải thích làm sao cho timeframe này nó móc nối thế nào với timeframe kia. Lúc ấy mới sinh ra các thuật ngữ timeframe lọc nhiễu các thứ.
Nhưng nếu mình tự trade như những ngày trước thì trong đầu mình chả quan tâm timeframe này tên gì nhiều đâu. Mình đơn giản là chọn 1 timeframe nào mà cấu trúc thị trường nó đi ít nhiễu (Thường là M15 hoặc M5). Nhìn cái là kẻ ngay ra cấu trúc rồi cứ thế trade thôi.
Và cái kiểu lệnh mình thường hay đợi hay vào là khi giá chạm keylevel khung lớn là mình đợi đảo chiều xu hướng ở timeframe nhỏ. Lúc ấy mình tìm kiếm cơ hội ở xu hướng mới rồi mua bán về nơi bắt đầu xu hướng đằng trước.
Vấn đề nơi bắt đầu xu hướng ở đâu thì ae trade lâu rồi thì chắc không lạ gì. Nhưng nếu anh em mới thì có thể xác định sai. Dẫn đến đặt TP quá xa khiến cho dù lệnh dương 2,3 R rồi mà cuối cùng vẫn quay trở lại thành hòa. Mà mình cũng chưa có 1 bài nào về vấn đề này nên hôm nay mình viết nhé. Bài này thì nó cũng chỉ là về cấu trúc thị trường thôi.
BẮT ĐẦU NHÉ
Trường hợp 1:
Đây là trường hợp cơ bản, không có nhiều vấn đề để nói. Nhưng lưu ý là cấu trúc thị trường nó phải di chuyển như này nhé. Như ở trường hợp này thì tất cả đoạn giá hồi lại phải là sóng hồi chứ không phải xu hướng nhé.
Thế nếu trong những đoạn đấy, có đoạn lại là xu hướng hồi thì sao?
Thì sang trường hợp thứ 2 thôi chứ không sao cả
Trường hợp 2:
Giá cũng đã phá KLQT giảm rồi thì lại dự đoán nó tăng về nơi bắt đầu xu hướng. Vậy nơi bắt đầu xu hướng là (1) hay là (2)
Câu trả lời: Là (2) và nếu mua lên thì mình chỉ TP về đó thôi.
Có nghĩa là trước đó mà là xu hướng hồi không phải sóng hồi thì chỗ đó mình cho là nơi bắt đầu xu hướng giảm mới và chỉ TP đến đó thôi.
Cái này vẫn khá dễ tiếp tục đi sâu hơn chút nữa nhé
Trường hợp 3:
Trường hợp này thì giá hồi lại đều là xu hướng hồi hết chứ không phải sóng.
Kẻ kiểu này là xu hướng trong xu hướng rồi
Đoạn này mình thường hay trade kiểu sau:
Mình không trade ở tf này nữa mà mình xuống tf nhỏ hơn nữa nhỏ làm sao để biến cái đoạn sóng này thành xu hướng (Hình dưới)
Đợi xu hướng giảm khung nhỏ đó đảo chiều thành tăng và mình TP về nơi bắt đầu của xu hướng giảm đó. (Nơi bắt đầu xu hướng giảm khung nhỏ ở hình dưới)
Đấy là lệnh khung nhỏ của mình.
Nó về được nơi bắt đầu xu hướng giảm khung nhỏ mà vẫn chưa phá cái nơi bắt đầu đấy thì mình cứ ở khung nhỏ mà trade tìm cơ hội bán tiếp xuống thôi
Nhưng nếu không có cơ hội bán xuống mà giờ giá phá lên trên
Thế thì bây giờ mình mới bỏ trade timeframe nhỏ và trade ở timeframe này luôn. Tìm cơ hội mua lên và TP về nơi bắt đầu xu hướng là đây.
Lưu ý là thời điểm giá phá như này, câu truyện đã là ở timeframe lớn rồi. Nếu bạn vẫn còn nhìn ở timeframe quá nhỏ như trước để tìm kiếm cơ hội mua thì dễ sai lắm.
Nếu bạn vẫn trade ở timeframe quá nhỏ thì tốt nhất quên hết những gì phân tích ban đầu ở trường hợp này đi nhé.
Trường hợp 4:
Trường hợp 3 vừa rồi hơi hack não 1 tí. Giờ sang trường hợp dễ hơn nhé, dễ ở đây là dễ rối, dễ nhầm hơn.
Nhìn sơ qua thì a chắc sẽ TP lên trên đó đúng không. Nhưng nơi bắt đầu xu hướng giảm với mình thì mình cho rằng ở đây.
Tuy tất cả đoạn giá hồi lại chỉ đều là sóng cả nhưng vấn đề về sau giá tạo xu hướng mới khi chưa thoát ra được sóng trước đó.
Không biết mọi người xem đoạn đấy có hiểu không, không thì để mình vẽ sang 1 kiểu khác dễ nhìn hơn nhé.
Kẻ như trên chắc là dễ hiểu hơn rồi. Vì thế nếu giá chạy như vậy thì mình chỉ TP về đó thôi. Thường các bạn mới sẽ hay bị nhầm cái trường hợp này chứ nếu bạn trade lâu hơn và nghiền ngẫm cái keylevel fake thì chắc cũng nhận ra và không bị nhầm rồi.
Như cái này thì chúng ta đã gặp quá nhiều rồi. Gặp trường hợp này thì mình hay vào lệnh tại KL fake SL và nếu được thì mình SL tận sau KLQT.
Và mình vẽ như vậy thì bạn cũng nhận ra KL fake chính là Keylevel quan trọng nhưng chỉ của cái xu hướng màu trắng thôi.
Còn Keylevel quan trọng trọng trong hình chính là Keylevel quan trọng của cả xu hướng lớn và nó đồng thời cũng là nơi bắt đầu xu hướng của đường màu trắng.
Kết luận
Có thể còn nhiều trường hợp khác nhưng đây chắc là những trường hợp phổ biến và dễ nhầm, các trường hợp khác mình nghĩ cũng biến tấu ra từ đây cả thôi (Hoặc là mình chưa nhớ hết). Trường hợp nào mà rắc rối quá thì bạn chỉ nên TP về nơi bạn cho rằng là an toàn nhất thôi.
Nếu TP về đỉnh (đáy) cũ mà được ~3R là mình khuyên ban đầu chỉ đặt TP về đó thôi chứ không nên TP về nơi bắt đầu xu hướng làm gì. Vì không phải thị trường luôn bắt buộc phải về nơi bắt đầu xu hướng.
Chúng ta dự đoán nó sẽ về nơi bắt đầu xu hướng để chủ động có kế hoạch tìm kiếm những cơ hội sau. Chứ ban đầu cứ TP được trước, tiền cứ vào túi trước đã. Sau này tâm lý cứng cũng như phân tích pro hơn thì hãy TP táo bạo để ăn nhiều R hơn sau.