Hehe. Sau thời gian mình test đi test lại điểm vào lệnh dự đoán đảo chiều này, nhận thấy tỷ lệ win >70% nên mình quyết định viết một bài chuẩn chỉnh để anh em có cơ hội “Thử Lội Ngược Dòng” xíu như mình. [nghe nguy hiểm nhưng thực ra chẳng rủi ro lắm đâu]
Nhìn hình này!
Hai kiểu vào lệnh này đều gọi là setup “dự đoán đảo chiều” - ngụ ý, giá chưa hề phá đỉnh cũ để cho dấu hiệu, mà ta - với cảm nhận, cho rằng “đây sẽ là chân con sóng đảo chiều”. Gì, cảm nhận á??? uh, đúng vậy, mình xài giác quan trong trường hợp này, mình không xài lí trí.
1, Kiểu vào lệnh thứ nhất: Mình vẫn sử dụng Fibonacci, nhưng tỷ lệ là 0.786.
- Điều kiện vào: xu hướng tăng một mạch, không tạo đỉnh/đáy, càng tốt nữa là tạo ra những khối IMB. Thường những khối IMB này trùng khớp với tỷ lệ 0.786 mà ta đưa ra ở trên.
- Điểm vào lệnh: Bạn có thể chọn bất kì điểm nào ở giữa tỉ lệ 0.618 -0.786. Cái này tùy vào tỉ lệ SL/TP của bạn. Miễn sao hãy trade trong khoảng đó, ngoài 2 đầu mút đấy ra thì mọi thứ sẽ không còn như dự đoán nữa.
Uh, sao mình kêu điều kiện vào là sóng không tạo đỉnh đáy, mà mình nhém cái sóng có đỉnh/đấy vào làm ví dụ vậy?
Tại kiểu setup này mình up lên 1 lần rồi, nên thành ra mất luôn cái hình chuẩn á. Nên mình nhém cái hình này, mà bản chất mình thấy là như nhau thôi.
Đây mình giải thích:
Nhìn cái con sóng đẩy đỉnh đáy mà trc khi giá pull back về ấy, để ý các đỉnh/đấy này có độ dài sóng hồi là na ná nhau, nên thường đoạn này lên TF lớn, là chúng sẽ “mất”. Cái còn lại cho chúng ta sẽ là… một con sóng hồi một mạch, đúng chưa ? Vậy là tự nó thỏa mãn điều kiện mình đưa ra rồi. Rồi áp dụng như cũ thôi, cho cái Fibonacci vào, và lại thấy, cái đoạn IMB á, dính luôn tỉ lệ 0.786. Quá đẹp, vào vào. [kệ mấy cái mình note trên chart đi, nó phục vụ cho mục đích khác]
2, Kiểu vào lệnh thứ 2: Mình xài điểm G - dại diện cho đính/ đáy con sóng hồi đầu tiên, mặc cho trương độ nhỏ của nó, khiến ta nghi ngờ đó không thể là điểm tiếp diễn xu hướng!
- Điều kiện vào: Giá tạo một xu hướng tiếp diễn, và đỉnh sau thường phá và đi không xa khỏi đỉnh cũ, (thường là mới tạo ra 2 cái đáy thôi)
- Điểm vào: đáy đầu tiên* (không quan tâm là nó to hay nhỏ, chỉ cần pull back 1 cây nến đỏ điểm đó vẫn xem là điểm G)
Trường hợp vào lệnh này mình thường hay gọi nó là quét thanh khoản thôi, vì đúng thực là nó quét đáy về điểm G xong nó mới đi lên.
CHÚ Ý: lệnh gì nó vẫn có khả năng thua bthg, giả sử lệnh “Dự đoán đảo chiều thua” thì lúc này mình không vào lệnh nữa, cho tới khi chúng tạo ra một xu hướng rõ ràng, lúc này mình vào lệnh Tiếp Diễn thôi. Tránh trường hợp chúng ta đuổi giá, dễ loạn. Thường không có kết cục tốt đẹp lắm, khi chúng ta đã thua khi xu hướng chưa có hình hài rõ ràng, vẫn cố bắt cho bằng được.
Như này chẳng hạn.
After ALL, nói sao thì nói, 2 trường hợp này bản thân mình để ý cực nhiều - không hề nói quá. Tỷ lệ thắng rất cao, còn bảo mình giải thích câu chuyện tại sao lại thế thì mình sẽ lùi lại một bước và khẳng định rằng: "cái cách thị trường di chuyển luôn phản ánh quy luật của nó, còn câu chuyện thì chúng ta làm thêm một bước là giải thích theo cách chúng ta hiểu, thổi hồn vào cho nó cho dễ nhớ hoặc vì một vài mục đích nào đó kiểu truyền đạt, hay làm cho thị trường có tính chất dễ dự đoán,… Chứ bản thân các thuật ngữ này, sinh ra cùng với thị trường, chứ không có đẻ ra trước thị trường tức thị trường không sinh ra để làm theo ý thuật ngữ. Nên việc vẽ ra câu chuyện chỉ là việc sau, và tùy mục đích thì sử dụng. Còn mình, mình tự trade cho mình, thua thắng tự mình, mình không có mục đích nào ngoài việc “ăn trộm” một tí cái quy luật của thị trường để kiếm ít $ nên thành ra chưa thực sự cần thiết để vẽ ra một câu chuyện với tính nhất quán cao. Mình tự trade, tự hiểu thôi.