Order Block - Phần 3

Anh @Medio cho em hỏi câu này, à anh, còn 1 vấn đề em đang thắc mắc , đó là có 1 khối OB nhưng nhìn ở 1tf thì nó đã dùngrồi, còn ở 1tf khác thì nó chưa dùng, thì vấn đề này như thế nào anh ?
M30 - OB đã dùng


M15- OB chưa dùng

1 Lượt thích

Như thần giao cách cảm vậy. Cái này mình định nói trong phần 5 luôn :rofl:
Bạn chịu khó đợi nhé.

Nhưng trường hợp này ở M15 thì có vẻ là dùng rồi. Mình kẻ xác định như này

Nếu xuống M15 để bóp

Nếu kẻ như cách bạn bóp thì vẫn đúng nhưng trong trường hợp này thì sẽ không khớp

Xuống tiếp M5 để xem bóp được nhỏ hơn không

Tại sao như vậy thì ở OB phần 4 mình cũng nói rồi

Bạn xem lại phần 4 nhé

10 Lượt thích

Dạ vâng , em cảm ơn anh, càng xem anh giải thích càng cuốn, em quyết định theo dấu anh rồi đấy nhé.

3 Lượt thích

“Bản chất của khối Order Block có thể định nghĩa là vùng giá mà nơi đó chính là nơi “giãy chết” cuối cùng của bên yếu thế trước khi bên mạnh đẩy giá phá khỏi đỉnh, đáy trước đó”.

Em chưa hiểu chỗ này sao lại đồng nghĩa với việc có khả năng giá hồi về OB đó và tiếp tục xu hướng chính để mình đặt sl sau đó ạ?

4 Lượt thích

có 2 yếu tố:
1: vì là nơi mà 1 bên thực sự kiểm soát được thị trường, vậy thì các bigboy đang đổ 1 lượng tiền rất lớn để lái thị trường theo ý của nó, vì vậy tại những vùng đó, thì Cá Mập sẽ phòng thủ bằng cách đặt những khối lượng lệnh rất lớn ở các khu vực đó, để làm gì? Để k bị lãng phí nguồn lực mà tụi nó đồ tiền trc đó (Ví Dụ: Đi đánh trận, khi bạn chiếm được 1 thành trì quan trọng, thì bạn có đổ quân về để phòng thủ hay không?)
2: với các OB còn Imbalance => Tức là các Order đang chờ còn chưa lấy hết, thì khi về đó, giá sẽ có sự phản ứng nhất định có thể giữ được lực và quay lại trend chính, hoặc không, nhưng khả năng sẽ có sự phản ứng

5 Lượt thích

Theo mình được nghe từ những video của vertex thì họ có giải thích (theo lý thuyết về Order Block) rằng : khi cá mập muốn đẩy giá lên thì họ sẽ chấp nhận 1 phần lỗ để đặt 1 khối lệnh bán để nhử các retail trader bán xuống, cũng đồng thời lấy luôn thanh khoản của bên mua đặt sl . Sau khi đã lấy hết thanh khoản ở dưới thì đơn giản họ chỉ cần đặt những lệnh mua của mình , bởi vì khối lượng mua của họ hơn nên giá sẽ đi rất nhanh lên trên, sẽ đôi lúc giá đi nhanh ko khớp hết tất cả các lệnh của họ nên sinh ra các khoản GAP gọi là imbalance. Các tổ chức họ ko giao dịch như mình mà giao dịch kiểu hedging 2 đầu nên khối lệnh bán lỗ kia vẫn còn. Khi giá lên họ sẽ chốt bớt phần lãi để lái giá về tới khối OB khu vực mà ở đó họ còn khối lệnh lỗ chưa cắt. Tới lúc này họ sẽ cắt các lệnh bán lỗ trước đó. Đó là lý do vì giao giá tới khối OB (nếu OB đó đúng) thì giá sẽ bật lại rất mạnh. Hy vọng những giải thích này sẽ giúp ích được cho bạn

13 Lượt thích

OB nên có hình dạng của mô hình nến đảo chiều theo lí thuyết là v :joy: :joy:

2 Lượt thích

Vừa theo dõi TT, vừa đọc đến đây. Thấy khớp lý thuyết vào lệnh luôn và kết quả (Lệnh GU ngày 9/2/2022)
Cảm ơn những sự chia sẻ rất tuyệt với của @Medio

2 Lượt thích


biểu đồ giá sàn oanda

Giá mỗi sàn 1 kiểu thế này bắt ob thích lắm nhỉ :crazy_face: :crazy_face: :crazy_face:

OB tạo bởi nến 5h là OB vớ vẩn . :v tốt nhất ko nên tin vào nó

em cũng chưa hiểu rõ cách xác định OB và IMB lắm. anh có thể làm 1 video về chủ đề này được ko ạ? hóng quá.
Nhân tiện, cảm ơn anh Medio rất nhiều, sau gần 1 năm theo đuổi phương pháp, em đã bắt đầu có lãi đều rồi ạ ^^

1 Lượt thích

Chờ a ra 1 video về OB để mấy đứa chậm tiêu như e có thể hiểu rõ hơn ạ. Em cảm ơn a rất nhiều.

1 Lượt thích

rất đúng, nhưng ko có ích gì lắm
:smiley:

Nói gì có ích cho cộng đồng tí đi bro

ko có gì ngon bổ mà rẻ cả, cũng ko có gì miễn phí cả

Cảm ơn bro đã dạy dỗ, chúc bro trading thành công !

@Medio ơi cho mình hỏi chút lại chỗ xác định vùng Imbalance, Mình chưa rõ chỗ 3 cây nến liên tiếp là 3 cây nến tính từ cây nến xác định là OB hay là cây nến tiếp theo trở đi. Mong bạn giải đáp giúp. Mình cảm ơn

tính từ cây nến xác định là ob á chị

1 Lượt thích