Chào các bạn, đây là bài cuối cùng của mình trong năm 2022, chúc mọi người có 1 giáng sinh an lành và cái tết vui vẻ. Đang làm mạnh chiến dịch kiểm tra nồng độ cồn nên anh em có nhậu nhẹt thì lưu ý nhé.
Chuỗi bài này đã đến bài 7 rồi và mình cũng bắt đầu hết cái để viết rồi. Bài hôm nay cũng không có gì mới mẻ cả và hầu như mọi người đều biết hết rồi nhưng mình nghĩ vẫn cứ nên viết ra vì không phải tất cả đều biết. Bài này nói về cách mình nhìn cấu trúc, tìm KLQT nhanh để có thể trade được những khung nhỏ, nhìn thấy cấu trúc ngay trên 1 con sóng mà chưa cần xuống khung nhỏ từ đây mà thấy được rất nhiều cơ hội, mua lên bán xuống tùm lum hết cả. Giờ thì…
Bắt đầu nhé
Đầu tiên phải nói lại về keylevel quan trọng
Keylevel quan trọng chính là vùng giá mà có lực mua bán mạnh cuối cùng đẩy giá phá thẳng khỏi đỉnh hoặc đáy. Và nếu giá phá KLQT thì xu hướng đảo chiều.
Xác định keylevel quan trọng 1 cách đơn giản nhất chỉ là:
KLQT là đáy tạo nên đỉnh cao nhất trong xu hướng tăng hoặc đỉnh tạo nên đáy thấp nhất trong xu hướng giảm.
Ở trên biểu đồ giản đơn thì đơn giản là như thế nhưng ở trên biểu đồ nến thì nó sẽ khó hơn.
Muốn xác định chính xác nhất thì phải dựa vào lý thuyết gốc rồi đọc hiểu bản chất khi giá di chuyển, nhìn kỹ từng cây nến, nhìn kỹ hành động giá (price action).
Cái cần nhớ nhất trong việc xác định KLQT cần nhớ đó là lực mua bán mạnh cuối cùng đẩy giá phá thẳng đỉnh hoặc đáy và đấy là cái cần phải nhớ nhất.
Từ đây tiếp tục cùng mình làm rõ về các pha của thị trường để từ đó định hình rồi nhìn được cấu trúc nhanh hơn nhé
Với mình thị trường chung quy cũng chỉ có 2 kiểu di chuyển khi giá chạy có xu hướng (Lấy ví dụ khi đang là xu hướng tăng).
- Một là tăng bứt tốc, dứt khoát tạo KLQT
Thế nào là dứt khoát thì mình dùng phá vỡ thật để xác định điều đó. Lúc này mới là lúc tạo KLQT.
- Và kiểu 2 là cà giật bậc thang
Ở kiểu di chuyển ruộng bậc thang trên thì trong mắt mình là phe mua vẫn là phe chiếm ưu thế chủ đạo nhưng cả đoạn đó thì lại không có bất kì chỗ nào có lực mua mạnh hẳn để đấy giá tăng lên thẳng 1 mạch phá đỉnh tạo thành KLQT cả.
Và kiểu chạy ruộng bậc thang đó mà nhìn ở khung lớn hơn thì nó cũng chính là kiểu nến xanh đỏ xen kẽ hoặc là râu nến sau chạm hoặc trùm qua râu nến trước.
Hoặc là kiểu này cũng tương tự
Từ đây thử luyện tập 1 chút trong việc nhìn 1 đường giá mà có thể đọc cấu trúc mà chưa cần xuống khung nhỏ thử nhé
Cùng mình nhìn và luyện tập thử nhé
Vẽ cấu trúc đường giá thì như này
Đó là 1 cái KLQT cũ trước đó, làm tương tự ở gần cuối xu hướng thì thấy
Nhìn vào đây thì chỉ có đúng nơi bắt đầu xu hướng thì có thể đặt limit mua được
Giờ thêm 1 trường hợp nữa nhé.
Mình có 1 biểu đồ giản đơn như này
Biểu đồ trên thì đã nói quá nhiều và ai cũng dễ dàng xác định được KLQT như trên. Nhưng áp dụng nó vào thực tế vào biểu đồ nến dưới thì sao
Nếu cứ nhìn màu sắc rồi xác định thì nó như này
Mình kẻ vùng màu vàng đó chỉ là để đánh lừa thị giác thôi. KLQT thực sự là như này
Không phải ở dưới có OB chưa sử dụng mà mình xác định như vậy. Xác định như vậy là do cấu trúc và OB chưa sử dụng là xác nhận chắc chắn hơn việc đó.
Nếu bạn nào chưa nhìn ra thì hãy tập quan sát từng cây nến và râu nến của nó nhé
Tức là nguyên đoạn giá tăng đó là giá cứ tăng đều chứ không có chỗ nào gọi là xuất hiện lực mua mạnh hẳn đẩy giá tăng mạnh lên tiếp tạo thành KLQT cả nhưng không hiểu bản chất để xác định bằng đường giá mà cứ xác định bằng hình ảnh đơn thuần dựa trên màu sắc thì sẽ dễ sai.
Giả sử gặp trường hợp như này thì may ra KLQT mới dịch chuyển (chưa khẳng định nhé vì gặp trường hợp này mình cũng chỉ TP ngắn)
Còn nếu không thì KLQT vẫn ở dưới và nếu dự đoán xu hướng tăng tiếp và giá hồi về thì vào lệnh ở đó rất yên tâm. Nếu nó là OB chưa sử dụng thì tuyệt vời
Bên trên là cách mình nhìn cấu trúc của 1 con sóng mà chưa cần phải xuống khung nhỏ để biến nó thành xu hướng có đỉnh đáy. Thực ra xuống timeframe nhỏ sẽ nhìn cấu trúc cũng y hệt như vậy thôi, không cần phải tự làm khó mình làm gì đâu. Nhưng qua bài hi vọng nó sẽ mở cho bạn 1 góc nhìn rộng, bao quát và tốt hơn để hiểu thị trường hơn từ đó sẽ cân được nhiều kiểu biểu đồ nến khó nhằn hơn.
Còn trước đấy thì cứ khó quá bỏ qua nhé. Cái nào dễ nhìn thì trade thôi. Mình cũng vậy, cái nào dễ trong khả năng hiện tại thì trade. Khó thì bỏ. Như trường hợp này gọi là dễ này
Bài này không có gì mới hẳn nên mình viết xong nhưng cứ thấy nó không hay và kiểu gì ấy. Không được như những bài trước. Mọi người có thấy vậy không?