Chào các bạn. Bài này mình viết để dành cho tuần sau nhưng mình nghĩ nên đăng sớm thì sẽ tốt hơn. Đợt này thích gõ hơn là làm video nên hơi nhiều bài, mọi người chịu khó đọc nhé.
Bài hôm nay sẽ không mang nhiều yếu tố phân tích kỹ thuật nhưng mà nó lại rất quan trọng. Nó là cái mà bất kì 1 trader có kinh nghiệm nào cũng làm. Làm điều này thì nó sẽ giúp bạn trade nhẹ nhàng hơn, hoặc là biết thời gian sắp tới phải làm những gì để công việc phân tích nó vừa nhanh, vừa khoa học, giảm thiểu việc loạn.
=> Đó chính là cách tạo quy tắc trade cho riêng bản thân mình 1 cách bài bản.
Cái từ quy tắc trade là cái từ quen thuộc mà chúng ta nghe rất nhiều nhưng theo mình nhớ là rất ít tài liệu chia sẻ kỹ về cái này mà chỉ nói chung chung kiểu như mỗi người nên có quy tắc, tạo quy tắc hoặc là hãy trade theo quy tắc, đại loại chỉ có vậy mà thôi.
Sự thật thì đa số mọi người chỉ nghe đến đấy là thôi là dừng, xong rồi học này học nọ chứ không nhiều người bắt tay viết xuống quy tắc của mình. Nhưng mà việc tạo quy tắc trade là thứ mà 1 người có kinh nghiệm hoặc người nghiêm túc với trading đều sẽ phải làm vì đều hiểu tầm quan trọng của nó đến đâu.
Mình dám chắc số đông mọi người không có làm điều này, có khi ở trong thị trường đã vài năm nhưng cũng không có làm. Nếu hỏi quy tắc của “đằng ấy” gồm những cái gì thì trong giây lát chưa chắc đã trả lời đầy đủ vì mọi thứ chỉ nhớ nhớ trong đầu chứ chưa bao giờ viết nó ra.
Theo mình thì quy tắc nên được viết ra dưới dạng văn bản làm thành 1 cái tệp hệ thống rồi lúc ấy chỉnh sửa dần trong quá trình hoàn thiện bản thân chứ không phải chỉ có nghĩ trong đầu.
Tiếc là cái này không thể sao chép của nhau được vì quy tắc của mỗi người thì chỉ có người tạo ra nó mới hiểu rõ nó và những ưu nhược điểm của nó mà thôi. Nhưng mà trong bài này mình sẽ chia sẻ định hình cách mình tạo quy tắc để những ai chưa có thì có thể tham khảo từ đó tạo ra quy tắc tốt nhất cho bản thân nhé.
Trước hết làm rõ cái đầu tiên
I. Quy tắc trade được tạo ra bằng cách nào?
Quy tắc trade được tạo ra từ chính kinh nghiệm của cá nhân mỗi người từ những lệnh thua và cả những lệnh thắng của người ấy chứ không phải của người khác.
Thắng hay thua chắc chắn đều sẽ có 1 cái kinh nghiệm nào đó và kinh nghiệm đó nên được thể hiện ra bằng cách viết lại để nhớ lâu hơn cũng như là dùng để xem lại. Làm vậy nó mới có nhiều tác dụng chứ chỉ hiểu rồi nhớ trong đầu thì 1 thời gian kiểu gì cũng nhớ nhớ quên quên rồi lại SL y như mấy lệnh cũ. Mình viết ra để nhớ lâu hơn rồi mà vẫn còn bị SL như cũ, nếu không viết ra thì còn bị nhiều nữa.
Đó là lý do tại sao mình lại tạo ra mục “Nhật ký” trên hội quán để mọi người có thể viết và xem lại mỗi khi cần. Lưu ý là viết xong mà không xem lại thì cũng không có nhiều tác dụng và nếu ai không thích kiểu xem lại trên máy tính thì có thể dùng cách truyền thống là in ra giấy, tạo thành quyển để ở những nơi hay đập vào mắt nhất.
Nếu được thì đầu tư cái máy in màu thì càng tốt, máy in màu giờ cũng khá rẻ, mình seach thấy tầm 1;2 triệu là có thể mua được rồi. Dù gì thì cái gì đẹp, nịnh mắt cũng luôn tạo thiện cảm, thích thú và muốn nhìn nhiều hơn.
Trước máy in nó đắt với còn đói nên mình dùng máy in đen trắng, nhưng giờ máy in rẻ hơn nhiều rồi với cả nhìn bạn nào trên hội quán (mình không nhớ tên) in màu đẹp thật nên nếu bạn có mua thì cứ in màu mà chơi. In ra đến 100, 200 tờ là trade nhòe rồi.
II. Quy tắc trade được thiết kế như nào
Thiết kế thế nào cho khoa học và tốt nhất thì mình không biết vì mình cũng không tham khảo được của nhiều người và cũng chả mấy ai chia sẻ cái này. Cái này thì mình chỉ nói được theo phương diện cá nhân là cách mình đã làm để mọi người tham khảo thôi. Còn thiết kế thế nào cho tối ưu và hay nhất hay chưa thì mình không biết, mình tìm ra cách nào tốt hơn thì mình lại cập nhật và chia sẻ sau hoặc bạn cũng có thể góp ý và chia sẻ cách làm khoa học hơn của mình nhé.
III. Quy tắc trade của mình
Với mình 1 quy tắc tốt nên thỏa mãn 2 thứ sau: Đơn giản và logic.
Trong đấy “đơn giản” là cái có thể làm đầu tiên được, còn “logic” là cái mà phải trải qua quá trình SML với thị trường thì nó mới logic dần chứ không phải muốn viết là ra luôn đâu.
Và để đơn giản thì quy tắc để mình xuống tiền vào lệnh cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
- Điều kiện 1: Giá đến nơi “KHÔNG LÀ GÌ”
Cái từ “Không là gì” thì mình đã giải thích ở bài số 3 trước rồi.
Giá đến nơi “KHÔNG LÀ GÌ” có nghĩa là mình chuyển từ trạng thái KHÔNG VÀO LỆNH sang trạng thái SẴN SÀNG CHUẨN BỊ VÀO LỆNH.
Giờ cần thỏa mãn 1 điều kiện nữa là sẽ vào lệnh liền.
- Điều kiện 2: Có OB chưa sử dụng ở Key Level quan trọng.
Giờ ở gần key level quan trọng có OB chưa sử dụng thì mình sẽ đặt lệnh limit luôn. Còn nếu không có OB chưa sử dụng thì mình không vào lệnh luôn đâu. Lúc này mình sẽ đợi 1 điều kiện nữa hoặc đợi nó đảo chiều xu hướng nhỏ luôn. Cái này mình sẽ nói rõ nó ở 1 bài khác trong chuỗi bài này sau.
Đấy là 2 cái nền móng cũng như là 2 điều kiện trong quy tắc vào lệnh của mình.
Từ cái móng đấy mình bắt đầu xây nhà trên nó bằng cách mình liệt kê các trường hợp.
Nghe hơi thổ dân nhưng khoảng thời gian đầu mình liệt kê là để mình ngẫm nghĩ, nhìn nhiều để ngấm rồi hiểu. Sau đấy mình nhận ra liệt kê bằng cách viết ra nó còn giúp mình nhớ lâu và hình thành cho mình 1 cái phản xạ nhanh khi nhìn thị trường. Như trước nhìn thì còn ngẫm nghĩ phân tích 1 lúc, giờ gặp trường hợp nào quen mắt thì nhìn cái ra ngay mà không cần mất nhiều thời gian ngẫm nghĩ phân tích nữa. Chỉ kiểm tra lại cho chắc rồi vào lệnh thôi.
Mình lấy ví dụ những cái thứ mình viết ở “ĐIỀU KIỆN 1” nhé
1. Những gì mình viết ở mục Điều kiện 1
Đầu tiên mình sẽ vẽ ra biểu đồ giản đơn kiểu như này để hiểu trước tiên
Rồi sau đấy lấy những trường hợp từ quá trình mình trade vào
Có biểu đồ mình còn note kín chữ nữa
Những trường hợp nào giống với biểu đồ giản đơn trên tập hợp lại và kẹp vào 1 chỗ. Note lại những cái mà mình cần lưu ý. Chắc chắn trong quá trình đấy bạn sẽ gặp phải trường hợp không đi theo dự đoán.
Vậy thì xem lại xem có phải bạn đã xếp nó nhầm mục không vì thời gian đầu rất dễ sai chỗ này. Đôi khi hình dáng nó hơi giống nhau nhưng chúng ta không nhận ra và bị nhầm. Còn nếu tự tin vẫn đúng thì cứ ghim lại rồi từ từ nghiền ngẫm sau.
Thời gian đầu mới trade thì số lượng biểu đồ đơn giản bạn có thể hiểu và liệt kê được sẽ ít. Thế thì đơn giản chúng ta chỉ trade trên những gì chúng ta đang có và chúng ta đã hiểu thôi. Thời gian còn lại thì tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và tăng số lượng biểu đồ hiểu lên, tăng lên rồi thì bạn sẽ nhìn thấy nhiều kèo hơn.
Ai giỏi, ai đi trước, nhiều kinh nghiệm hơn, hiểu nhiều, liệt kê được nhiều trường hợp thì số lệnh họ vào có nhiều hơn mình thì cũng mặc kệ họ. Tuyệt đối không so sánh, không vội vàng.
Giờ mình lấy tiếp ví dụ những gì mình viết ở “ĐIỀU KIỆN 2” nhé
2. Những gì mình viết ở mục Điều kiện 2
Lại lấy những trường hợp mình gặp phải khi trade cho vào mục đấy
Tổng kết
Vẫn còn nhiều biểu đồ giản đơn mà mình không viết hết lên đây vì đấy là cái mình viết cho mình chứ không cho người khác.
Đọc 1 thứ người khác viết dành cho họ mà không dành cho mình thì loạn là chắc.
Trong bài này mình chỉ đề cập đến tầm quan trọng trong việc viết chi tiết quy tắc kế hoạch vào lệnh chứ không phải chỉ là nghĩ nó trong đầu, cũng như là cách mình viết và tạo quy tắc trade cho mình chứ bài này không đề cập nặng đến vấn đề phân tích kỹ thuật, vấn đề đó mình muốn để dành cho những bài sau.
Hy vọng bạn có thể tham khảo rồi bắt tay ngay bây giờ vào việc viết nó ra vì nhiều khi nghĩ trong đầu thấy nó rất logic rồi nhưng khi viết thì thấy nó không ổn, cần phải chỉnh sửa nhiều. Được thì hãy viết ra giấy, in được ra là tốt nhất, tạo cho bản thân 1 quy tắc rõ ràng và chỉnh sửa nó dần dần. Khi bạn có quy tắc rõ ràng thì quá trình trade sẽ khá nhàn, không phải đau đầu phân tích nhiều vì có sẵn rồi mà lại còn nhanh.
Qua những bài sắp tới trong chuỗi bài này thì mình mong sẽ giúp cho bạn dần dần tạo ra và sớm hoàn thiện được quy tắc của riêng mình.
Bài này chỉ có nhiêu đây, hẹn mọi người bài sau nhé.