Mưu hèn kế bẩn Trading - Bài 11 - Keylevel quan trọng

Chào các bạn đã đến với bài số 11 của chuỗi mưu hèn này.

Bài hôm nay không phải là bài quá quan trọng hay là có kiến thức gì mới đặc biệt cả mà nó chỉ là bài bổ trợ cho bài Tất tần tật về keylevel quan trọng từ A - Z năm 2023. Mong rằng qua bài bổ trợ này sẽ giúp bạn nhìn, tìm và xác định keylevel quan trọng chính xác, đặc biệt sẽ an toàn và nhanh hơn. Giờ thì…

Bắt đầu nhé

Tiếp nối với phần cuối của bài tổng hợp keylevel quan trọng đó thì có một vài biểu đồ giản đơn trong việc xác định keylevel quan trọng

Như mình có nói trong bài Tất tần tật Keylevel quan trọng thì nếu xác định keylevel quan trọng như hình trên thì tỉ lệ đúng sẽ rất cao. Giá phá keylevel quan trọng khả năng cao là đảo chiều, còn nếu xác định keylevel quan trọng như sau thì khi trade khung nhỏ tỉ lệ sai lại tăng lên

Tại sao lại như vậy thì mình sẽ làm rõ ràng trong bài ngày hôm nay.

:point_right: Muốn xác định keylevel quan trọng một cách chính xác thì đầu tiên cứ nên dựa vào định nghĩa và bản chất của giá. Từ việc hiểu đó thì sau đó mới là tạo ra quy tắc trên biểu đồ nến.

Và quy tắc đếm nến phá vỡ thật, phá vỡ giả tạo keylevel quan trọng được mình xây dựng dựa trên cơ sở đó. Nhưng cái gì cũng có ưu, nhược điểm và quy tắc đếm nến của mình cũng vậy.

  • Ưu điểm của nó là dễ hiểu, dễ tiếp cận, nhìn vào rồi cứ thế đếm nến rồi xác định thôi.
  • Nhược điểm của đếm nến là tiếp cận vấn đề theo cách máy móc nên có nhiều trường hợp khi trade khung nhỏ bị nến đánh lừa bản chất thị trường.

Mình có vài ví dụ sau:

Trong 5 ví dụ trên thì 4 ví dụ đầu thỏa mãn quy tắc đếm nến - phá vỡ thật tạo keylevel quan trọng. Chỉ có ví dụ số 5 cuối cùng là không thỏa mãn quy tắc đếm nến. Vậy thì trong 5 ví dụ đó thì ví dụ nào tạo ra keylevel quan trọng?

Mình sẽ trả lời ở cuối bài này nhưng trước khi trả lời cho câu hỏi đó thì cùng mình phân tích trường hợp này nhé:

Cái điều này chắc không có gì bàn cãi rồi. Tiếp nhé

Chưa thỏa mãn quy tắc đếm nến (nến thứ 3 không tạo thành cặp nến đảo chiều mạnh với nến 2) thì chưa thể khẳng định dưới là keylevel quan trọng.

Đến thời điểm này thì thỏa mãn quy tắc đếm nến rồi nên chúng ta cho rằng dưới là keylevel quan trọng.

:point_right: Nhưng giờ lại có 1 câu hỏi mình đặt ra ở đây là:

Trong mắt mình thì nó chỉ khác nhau về số nến còn bản chất cuối cùng thì mình thấy nó chẳng có gì khác nhau. Và từ đó suy được ra cuối cùng nó như này

Nhìn hình dáng, số lượng nến nó khác nhau như thế mà sao nói bản chất giống nhau được?
Thế thì bạn có thể hình dung như này

Những cây nến liên tiếp thân dài cùng màu không râu hoặc ít râu thì theo nguyên lý đọc nến, chúng ta hoàn toàn có thể gộp lại thành 1 nến mà không bị mất 1 câu chuyện nào nên dù 3 nến thân dài liên tiếp hay nhiều hơn thì đều có thể gộp lại thành 1 nến mà vẫn giữ y nguyên bản chất của nó.

Vì thế quay trở lại ta có

Chưa phải keylevel quan trọng vì đơn giản bản chất của nó chỉ như 1 nến xanh thân dài vừa đâm lên phá đỉnh thôi nhưng vì việc trade ở khung nhỏ quá nên trong 1 lực tăng mạnh thì có trường hợp bị tách ra làm nhiều nến như vậy
=> Và đây chính là hạn chế của quy tắc đếm nến trong việc xác định keylevel quan trọng khi trade ở khung nhỏ.

Cách khắc phục của hạn chế đếm nến là như nào?

:point_right: Bạn có thể dùng cái hiện tượng “Bình thường hóa thất bại” để khắc phục nó. Nói đơn giản hơn là sau khi giá phá đỉnh thì nó tiếp tục di chuyển nhấp nhả bậc thang tiếp lên thì đó là phá vỡ thật. Quy tắc này nó sẽ được sát với bản chất và loại bỏ được nhược điểm của quy tắc đếm số lượng nến.

Giờ quay trở lại 5 ví dụ ở phần đầu thì ví dụ 1,4,5 là tạo ra keylevel quan trọng còn ví dụ 2,3 thì chưa phải, nhớ luôn để ý cả râu nến nhé.

Tổng kết

Ngày trước mình hay trade ở m15 dùng quy tắc đếm nến thì rất ổn nhưng có 1 thời điểm hay trade ở m1 thì quy tắc đó lại sai nhiều hơn. Khi sai thì mình dành nhiều thời gian để tập trung quan sát. Và sau nhiều lần note lại quan sát mình nhận thấy keylevel quan trọng vẫn ở dưới chứ chưa dịch chuyển lên trên.

Đó là 1 đề bài và mình tiếp tục đào sâu để giải được nó và mình nhìn được ra được vấn đề này để khắc phục nó. Vấn đề phải trade khung nhỏ mới hay gặp và để ý.

Tuy quy tắc đếm nến vẫn hiệu quả trên khung lớn nhưng nhờ việc sml ở khung nhỏ lại phát triển được góc nhìn của mình. Và mình nghĩ với tư duy này thì bạn sẽ hạn chế được nhiều sai sót, tạo ra quy tắc tốt hơn cái ngày trước mình đã tạo, xác định keylevel quan trọng tốt, chính xác, đặc biệt là an toàn hơn nhiều. Nếu luyện tập đủ nhiều thì nhìn còn rất nhanh nữa.

64 Lượt thích

Cảm ơn anh Mê đã chia sẻ kiến thức với anh em

1 Lượt thích

Cám ơn ad, vẫn đang đọc và nghền ngẫm từng chữ. :laughing:

1 Lượt thích

Cảm ơn a nhiêif nha…

2 Lượt thích

Tại sao trường hợp 5 lại là tạo keylevel quan trọng . Anh có thể giải thích thêm về TH này cho rõ đc k

2 Lượt thích

Những TH này nếu bạn nhìn chưa quen thì chỉ có xuống TF nhỏ hơn nhìn thôi, còn ở TF đó nếu không nhìn ra thì giải thích nó cũng khó. Cái cốt lõi là nhìn ra quá trình " bình thường hóa" sau đó giá tiếp diễn. Đơn giản hơn ad cũng nói là sau khi phá đỉnh thì phải có nhấp nhả :smiley:

4 Lượt thích

Râu nến của cây nến đỏ phá lên đã kết thúc quá trình BTH.

2 Lượt thích

Thanks! có lẽ fai xuống timeflame nhỏ hơn mới thấy được

1 Lượt thích

nhiều lần e cũng bị SL kiểu ob ở KLQT khi giá phá qua mà chưa có quá trình bình thường hóa , cũng ngợ ngợ ra này a chia sẻ bài này thì hiểu ra luôn. Cảm ơn a

3 Lượt thích

Bạn nhìn những râu nến dài thì cứ coi nó là 1 cây nến thì sẽ hình dung ra thôi. Lúc đầu chưa hình dung được đường giá thì xuống tf nhỏ như mọi người nói là dễ nhất. Về sau hình dung được rồi thì nhìn tf này cũng hiểu được

5 Lượt thích

Trước giờ em cũng hay để ý các trường hợp giá tăng 1 mạch kiểu này sau đó lại đi xuống luôn là em thường không vào vì thấy gờn gợn, cứ có gì đấy không đáng tin mà không giải thích được, giờ mới có câu trả lời.

2 Lượt thích

sẵn series này Medio có thể chia sẻ luôn các TH cụm ob của RBT được không ?
vì có những lúc nến nó đi giật lên giật xuống không chắc chắn đã hình thành một khối Ob chưa

Ah. Em đã hiểu. Căn bản những râu nến sau cao hơn râu nến trc. Xuống timeflame nhỏ thì sẽ thấy giá đi bậc thang.

1 Lượt thích

cho mình hỏi tf nhỏ ở đây được tính từ tf nào? từ m5 trở lên dùng quy tắc đếm nến vẫn ổn chứ?

Ý Medio muốn truyền tải là trade khung nhỏ , nên sử dụng quy tắc bình thường hoá thất bại để xác định keyqt thì nó độ chính xác cao hơn là điểm nến !

3 Lượt thích

Cảm ơn medio nhiều nha, mình thấy khá hơn rồi!

3 Lượt thích


mng cho mình hỏi, cái th này theo bài 11 thì chưa là klqt thì mình xác định sao cho đúng ạ, khung này m5 ạ

Chỗ này thì nó giống như bậc thang hoàn toàn ý bạn. Không ra KLQT. Nó gần như là bậc thang từ đầu đến cuối

5 Lượt thích

Dạ vâng, e cảm ơn a :laughing: để sau e thấy mấy th như này nhìn cẩn thận, may nay cuối tuần chứ k có khi cũng chết r :))

1 Lượt thích

Cảm ơn ad nhiều, mấy ngày nay đọc bài của Medio mà cứ quầy, quầy, quầy liên tục. Rất đã!