Chào mọi người đã đến với 1 chuỗi bài mới nữa của mình. Chả biết đặt tên là gì cho hay nên mình bốc nhanh cái tên này.
Mục đích mình tạo ra chuỗi bài này để mình có thể thoải mái hơn trong việc chia sẻ những tips, kinh nghiệm nho nhỏ, lưu ý nho nhỏ từ việc đặt lệnh, đặt SL, đặt TP, những dấu hiệu không tốt để mà tránh né và những thứ nhỏ nhặt khác trong trading từ kinh nghiệm bản thân của mình.
Để mà trade thì bạn hãy cứ dựa vào chuỗi bài CTTT x OB đặc biệt là từ bài 6 trở đi để trade như bình thường. Chuỗi bài đó được mình viết với mục đích như 1 dạng xương sống để bạn hiểu thị trường từ đó có thể tự trade, tự phát triển góc nhìn cũng như là tạo ra những quy tắc riêng cho bản thân.
Nhưng trong quá trình đấy thì sẽ gặp nhiều vấn đề và gặp những cái sai sót mà không thể tránh khỏi, cái này chắc chắn ai cũng bị. Và để sửa những lỗi sai đó chỉ có cách tự trải nghiệm bằng tiền và thời gian rồi rút kinh nghiệm thôi. Vậy mới cần phải kiên trì cũng như là viết nhật ký để nhớ xem lại và nhớ lâu hơn. Nhưng cho dù vậy thì vẫn sẽ có lúc gặp những vấn đề mà ban đầu chưa thông mà phải qua 1 thời gian sau mãi mới thông được.
Vậy nên với chuỗi bài này thì mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ nhặt trong trading, từ đó giúp bạn bớt được phần nào đó về tiền cũng như bớt được thời gian tự trải nghiệm.
Mấy cái kinh nghiệm thì mình cũng hay viết trả lời trong topic nhưng chắc nó cũng bị trôi mà viết thành bài thì cũng chả biết phải cho vào cái mục nào. Giờ mới nghĩ ra lập 1 cái series bài tập hợp đủ thứ kinh nghiệm hơi tạp nham kiểu này. Giờ thì…
Bắt đầu nhé
Bài đầu tiên này thì mình muốn nói về kinh nghiệm nho nhỏ trong việc đặt SL. Vì dù sao SL cũng là cái quan trọng nhất để làm lên 1 lệnh thắng.
Ngày trước khi chưa áp dụng OB vào thì bạn cũng thấy việc đặt SL sau KLQT nó phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm cá nhân.
Kiểu như biết đến đó nó sẽ đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng đấy nhưng khoảng cách đặt SL xa bao nhiêu cho an toàn thì không đo lường chính xác được. Vì thế mà trade quen ở cặp tiền nào, ở timeframe nào, có kinh nghiệm đặt SL ở đâu thì cứ chỉ trade ở đó cho an toàn và thân quen thôi.
Và vấn đề đó đã được giải quyết khi áp dụng OB vào. Giờ thì mình biết chính xác điểm đặt SL là ở đâu, thậm chí khi lệnh đó bị SL thì cũng biết luôn đó là đảo chiều xu hướng từ đó tìm kiếm cơ hội mua bán ngược lại ngay lập tức.
=> Vừa giải quyết vấn đề khoảng cách SL, cải thiện tỉ lệ RR, vừa giảm thời gian chờ đợi để có nhiều cơ hội vào lệnh hơn.
Nhưng vấn đề luôn luôn còn chứ không thể bao giờ có thể hết được. Vấn đề ở lòng tham tỉ lệ RR khi dùng OB.
Khi bạn dùng thêm OB và nhìn sang những người khác thì thường thấy lệnh có RR cao. Tâm lý bình thường sẽ là dùng OB thì phải có R lớn.
Nhưng mà làm gì có cái quy chuẩn nào như thế và đâu phải trường hợp nào cũng có thể đặt target để có R lớn được.
Ví dụ mình có trường hợp này
Mình có 1 xu hướng tăng, xu hướng tăng đó có OB chưa sử dụng đúng và đủ. Và mình dự đoán được xu hướng tăng này sẽ tăng tiếp
Thế thì để dễ nhớ và đơn giản thì chỉ cần nhớ SL sau khối OB chưa sử dụng đúng và đủ là xong.
Nhưng chắc chắc sẽ có lúc bạn sẽ gặp phải những trường hợp mà có 1 cái cản ngay gần đó. Bạn đặt lệnh theo lý thuyết trên thì tỉ lệ RR rất khiêm tốn
Lúc này nhanh trí xuống khung nhỏ thì thấy nó thế này, vậy nên theo phân tích logic bình thường sẽ đặt như này để tăng được tỉ lệ RR.
Vậy thì làm vậy có được không?
Theo logic thì được nhưng với những gì mình đã trải qua thì khi mà có khối OB chưa sử dụng đúng và đủ thì giá có thể tới bất kỳ đâu trong khối OB đúng và đủ đó chứ không nhất thiết chỉ là chớm chạm rồi bật lại như dự đoán bên trên đâu.
Ví dụ 1
Ví dụ 2
OB đúng và đủ chưa sử dụng to quá nên theo logic bóp OB trên thì vào lệnh ở đây
Sau đó giá đi lên.
Lệnh không TP được và đi lên thì tưởng tạm thời đảo chiều ngắn hạn
Kết quả
Vậy nên với kinh nghiệm của mình. Để an toàn hơn, tránh việc dù đúng mà vẫn bị SL thì hãy luôn cố để SL sau khối OB chưa sử dụng đúng và đủ, còn điểm đặt lệnh thì tùy vào tỉ lệ RR tối thiểu bạn muốn ở mỗi lệnh mà đặt thôi. Tham ít, ăn ít thì dễ khớp mà tham nhiều, ăn nhiều thì dễ trượt.
Kể cả giờ dùng OB nhưng với mình thì lệnh cứ từ 3R trở lên là mình thỏa mãn rồi. Khi nào đói quá thì 2R mình cũng không chê chứ không phải vào lệnh là phải nhiều R đâu.
Còn trường hợp không có OB chưa sử dụng đúng và đủ mà chỉ có OB chưa sử dụng ở KLQT thì áp dụng cái tư duy bóp OB như ở trên sẽ có độ chính xác và xác suất thắng cao hơn nhưng vẫn có thể bị SL như trên nhé. Chỉ là nếu bóp kiểu trên thì tỉ lệ thua thấp hơn chút thôi.
Theo mình cứ SL sau khối OB lớn để cho an toàn cũng như tránh gặp những trường hợp dù đúng vẫn bị SL. Mà những trường hợp này thì OB thường nó không to. Ít cũng được 3R nên cũng đừng cố tham làm gì.
Tổng kết
Ở bài này mình chỉ nhắc lại những kiến thức nho nhỏ này thôi và cũng là để mọi người chú ý hơn trong phân tích vì nếu không để ý kỹ thì có thể bị dính những cú SL liên tiếp rất oan uổng và lãng phí
Thế nên khi phân tích đầu tiên phải nhìn xem có khối OB đúng và đủ chưa sử dụng không rồi mới tới những bước tiếp theo không bị SL oan uổng rồi thấy xu hướng nhỏ cứ đảo chiều liên tục rất phiền phức và đau não nhé.
Hẹn mọi người ở những bài ngắn sau nhé.