Chào mọi người, thời gian gần đây mình trade m1 khá nhiều. Vào lệnh ở tf đó nhiều nên cũng có 1 vài kinh nghiệm mà mình rút ra là nó không phù hợp để chia sẻ rộng rãi. Ở khía cạnh phân tích biểu đồ thì nó khó hơn. Ở khía cạnh tâm lý nó còn khó hơn gấp bội.
Nếu mà liệt kê những ưu và nhược điểm của việc trade m1 thì đảm bảo nhược điểm nhiều hơn ưu điểm. Vậy tại sao mình vẫn trade m1?
Vì nó có sức hút của sự chinh phục. Trade m1 nó giống như việc chinh phục 1 cô gái đẹp (với nam) hay 1 chàng trai cuốn rũ (với nữ) vậy. Vừa chảnh vừa khó nhưng nhiều người vẫn đâm đầu vào.
Như những lần trước mình thử chinh phục thì mình chỉ trụ được ở m1 khoảng 1 tuần, đến tuần thứ 2 thì lại phải ngoi lên, nhưng trộm vía lần này trụ được lâu hơn (chắc hơn 2 tháng rồi) nhưng sớm muộn cũng phải ngoi lên thôi vì khá mệt và mất nhiều thời gian.
Và như thường lệ, hãy xem bài này dưới góc nhìn để tham khảo cách mình nhìn thị trường, cũng như tham khảo cách xử lý chứ không phải tham khảo để trade m1 nhé.
Bắt đầu nhé
GU 15h 15/07/2022
Bối cảnh thị trường nó đang là 1 xu hướng tăng, mình xác định sơ qua 1 vài dữ kiện như sau
Mình nhìn rộng ra thì có thể dự đoán được xu hướng tăng đó sẽ tăng tiếp, thế vậy thì vào lệnh mua ở đâu trong xu hướng tăng này?
KLQT thì không có OB chưa sử dụng
Có đúng 1 cái OB chưa sử dụng như ở hình và nếu ép phải vào lệnh thì có thể vào 1 trong 2 cái lệnh như này
Luôn nhớ bài lý thuyết Dow nhé.
Cái lệnh ở OB chưa sử dụng ở trên mình không vào vì không có cơ sở nào đủ an toàn cả.
Chính là cái kiểu bos đấy. Chứ nó lưng chừng ở giữa như này thì cơ sở thắng nó thấp nên tốt nhất giờ đợi xác nhận
Tiếp đó
Tiếp đó nó đâm xuống. Mình có thể nhận định trong ngắn hạn thì nó giảm và có thể tìm kiếm lệnh bán ngay tại thời điểm này và đi theo xu hướng giảm gần mình nhất này.
Xét xu hướng giảm này thì có
Vậy thì vào lệnh ở đâu?
Giống như ở trên thì có 2 nơi có thể vào được
Và nếu đúng như những gì nói ở trên thì không nên vào lệnh ở dưới vì tỉ lệ thắng sẽ thấp hơn. Nhưng lần này mình vẫn vào và cố gắng quản lý lệnh chặt chẽ
Kết quả
Kết quả bị SL. Không có cơ hội mà quản lý chặt chẽ luôn. Thời điểm tiếp theo này cũng nhận định giá sẽ tăng rồi đấy nhưng vấn đề là mình lại không thấy điểm vào lệnh nào để vào và cứ thế nhìn thị trường nó tăng.
Và khi nó tăng đến nơi bắt đầu xu hướng thì thường thường mình hay bán luôn và để SL nó rộng ra để tránh stophunt như này
Bán luôn tại nơi bắt đầu xu hướng mà mình hay làm thì đó không phải là cách xử lý chuẩn mực. Chuẩn mực là nên đợi xác nhận đảo chiều mới bán và lần này mình đã làm theo kiểu chuẩn mực.
Tiếp đó
Thời điểm này mình nghĩ giá đi theo nhận định của mình rồi. Không có stophunt và giờ đi xuống nên mình vẫn giữ lệnh bán
Giá chạm điểm đặt lệnh thì mình tìm nơi quản lý lệnh, quản lý lệnh đơn giản là đảo ngược suy nghĩ rằng nếu mình muốn mua tại thời điểm đấy thì mình sẽ mua ở đâu thì đó cũng là nơi mình sẽ quản lý lệnh
Sau đó
Cuối cùng lại SL. Đến đây thì mình hơi hoang mang 1 chút vì thời điểm đó mình nghĩ lệnh đó có khả năng thắng rất cao rồi mà còn bị SL. Sau đó mình mất 5’ để nhìn lại toàn bộ và đánh giá lại.
OK vậy lệnh thua đó của mình cũng dễ hiểu và đã có câu trả lời. Nó chạm nơi bắt đầu xu hướng đảo chiều sóng tăng và mình kì vọng nó đảo chiều cả xu hướng tăng nhưng không thành. Và đến đây mới là câu hỏi trọng tâm để mình viết bài này
Thế vậy là như nào? Giờ nó lại tăng tiếp không đi theo dự đoán ban đầu của mình? Hay cú tăng đó chỉ là phá vỡ giả, là bẫy tăng giá và giá giờ sẽ đi xuống?
Mình không biết và thời điểm này mình đứng ở vị trí trung lập. Và đây là vấn đề mình muốn làm rõ ở trong bài này.
- Để xác định KLQT thì mình dùng phá vỡ thật, phá vỡ giả để xác định.
- Còn để xác nhận phá nơi bắt đầu xu hướng thì mình dùng chính cấu trúc thị trường để xác định nó.
Việc dùng CTTT để xác nhận nó sẽ chính xác, an toàn hơn và đặc biệt không cần nhớ những quy tắc như phá 1 nến, phá 2 nến, hay nến thứ 3 không tạo thành cặp nến đảo chiều với nến 2…… Những quy tắc đó được mình tạo thành từ kinh nghiệm cá nhân khi trade trong 1 tf nhất định. Nếu trade ở tf lớn thì quy tắc đó sẽ bị co lại mà xuống tf càng nhỏ thì quy tắc đó lại càng bị nới rộng ra.
=> Và đó chính là hạn chế của việc đếm nến. Vì thế dùng CTTT để xác nhận thì không cần nhớ quy tắc đó nhưng bù lại sẽ phải chờ đợi thêm. Vậy chờ đợi điều gì?
Đó là biểu đồ đơn giản. Giờ quay lại biểu đồ nhé
Thế thì lúc này mình xác định nơi đảo chiều của sóng tăng đó, xác định KLQT, OB chưa sử dụng
Chỗ này khó nhìn, tăng nguy cơ sai sót vì không thể xuống tf nhỏ hơn để kiểm tra. Đây chính là hạn chế của việc trade m1 mà mình khuyên anh em không nên trade và học theo. Mình có kinh nghiệm hơn nên nhìn nến, nhìn thân, nhìn râu thì có thể nhìn ra vậy nhưng vẫn có nguy cơ sai vì không nhìn tf nhỏ hơn được.
Đoạn này mọi người xem cho biết thôi nhé, còn trade thì trade tf lớn xuống tf nhỏ hơn là dễ dàng thấy ngay chứ không mù mù như này đâu.
Tiếp đó
OK, giờ tìm cơ hội bán được rồi. Mình đặt lệnh luôn
Đoạn này xác định OB chưa sử dụng hơi khó nhìn vì vẫn câu nói là không thể xuống tf nhỏ hơn để kiểm tra được. Mình nhìn nến, râu nến quen nên vẽ như vậy.
Kết quả
Chạy thì lâu nhưng từ lúc khớp lệnh đến khi TP thì nhanh lắm. Có 7 phút thôi.
Kết luận
Nếu bạn trade mà luôn đợi xác nhận giống như bài này. Không vào lệnh thẳng như những lệnh láo của mình thì tỉ lệ win sẽ cực kì cao.
Nhưng tại sao mình vẫn thường xuyên, hay vào lệnh thẳng mà không đợi xác nhận. Đó là vì lúc đó mình nghĩ mình đúng, muốn đi đầu xu hướng, mút từ trên xuống dưới.
Lúc thắng thua mà đều đều thì không sao. Đến lúc bị sml vài lệnh liên tiếp là những lệnh sau thì mình đều phải đợi xác nhận như bài này hết.
Qua bài này thì mình muốn nói việc đợi xác nhận nó quan trọng như nào và hi vọng ae luôn đợi được xác nhận thì mới vào lệnh.